Ôn dịch có an bài, sống chết đều là định số
Bất kể mọi người có tin hay không, thế gian hết thảy đều do thần an bài, bao quát tai nạn, bao quát sinh tử của con người. Người có đức hạnh cao, tai nạn liền ít đi. Nhân tâm không còn như xưa, tự tư tự lợi, tai nạn tự nhiên sẽ nhiều. Pháp tắc này không chỉ dùng ở Trung Quốc, cũng phù hợp với toàn thế giới.
Lấy ôn dịch làm thí dụ. Ghi chép của tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, tình hình dịch bệnh nghiêm trọng xuyên quốc gia trong tám mươi năm qua phát sinh hơn 20 lần, 60% phát sinh ở thế kỷ này, mà trong đó 8 lần phát sinh ở 10 năm gần đây. Nói cách khác, 10 năm gần đây là 10 năm tình hình dịch bệnh nghiêm trọng phát sinh với tần suất cao nhất trong lịch sử từ trước đến nay, hội chứng hô hấp ở Trung Đông năm 2012, Ebola năm 2014, H7N7 năm 2016, bệnh sốt rét năm 2017, dịch tả lợn Châu Phi năm 2019 và bây giờ là viêm phổi Vũ Hán.
Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng phát sinh liên tiếp như vậy, cùng với đạo đức nhân loại lao dốc thảm hại có mối quan hệ hết sức mật thiết. Thiên thượng giáng xuống dịch bệnh khắp nơi trong số các loại tai nạn, không chỉ là để trừng phạt thế nhân bỏ quên đạo đức, càng là đang cảnh cáo thế nhân lắng nghe thanh âm của thần linh, tu thân dưỡng đức, trở về đạo làm người chân chính.
Trong cổ tịch Trung Quốc liên quan tới ôn dịch là do an bài của Thiên thượng, trong ôn dịch sự sinh tử của con người là định số, đều có không ít ghi chép.
Ôn dịch là có sự an bài
Thời cổ đại, người tín thần cho rằng, bản chất của ôn dịch ở nhân gian đều do thần căn cứ theo thiện ác nhân gian mà an bài, có khi sự xuất hiện của ôn thần và dịch quỷ sẽ để cho con người biết được, khiến mọi người có sự nhận biết sâu sắc.
Sử chép, mùa thu năm Nguyên Gia thứ 5 thời Nam Tống, một lão bà quần áo hôi hám rách nát, hai mắt không có con ngươi” đột nhiên đứng ở trước cửa nhà người ta, sau đó liền biến mất không thấy gì nữa. Tháng 3 năm thứ hai ngay tại nơi bà lão xuất hiện, phát hiện gia đình bị nhìn qua đều chết bởi ôn dịch.
Đời Minh, trong Quái viên của Tiền Hi Ngôn có ghi chép: huyện Kinh Sơn thuộc Hồ Bắc có hộ người nhà họ Tưởng, trong nhà có con trai, có một đêm kia “chợt bị người dẫn ra ngoài cửa”, thấy ngoài cửa “mấy trăm đứa trẻ, mặc đủ các loại áo quần sặc sỡ”, con của Tưởng thị còn chưa nhìn rõ, những đứa trẻ kia đột nhiên lập tức toàn bộ tiêu tán mất, trên mặt đất chỉ để lại mấy trăm lá cờ nhỏ. Con trai Tưởng thị kinh sợ, khiếp đảm ngồi xổm người xuống, cúi đầu nhìn lại phía lá cờ nhỏ, chỉ thấy phía trên đều viết bốn chữ “thiên hạ đại loạn”. Lúc này mặt trời mọc, mấy trăm lá cờ nhỏ ẩn ẩn rồi biến mất. Anh ta suy nghĩ lặp đi lặp lại cũng không biết nên giải thích thế nào… Không lâu sau, dịch bệnh lưu hành trong thôn, nhân khẩu nhà Tưởng thị chết hơn mười người, mới biết là dịch quỷ gây nên.
Thời nhà Thanh, năm đầu Đồng Trị Hoàng đế chấp chính, ở giữa Vân Nam đại loạn, nơi quân giặc đến, giết người như ngóe, khiến xương trắng khắp nơi, đô thị huyện thành, đều trống không chẳng có người nào. Chờ chiến loạn được bình định, những bách tính may mắn còn sống sót lúc đang chuẩn bị trùng tu lại gia viên, lại bạo phát trận ôn dịch lớn.
Rất nhiều người trong lúc bất tri bất giác bị lây nhiễm. Bọn họ lúc mới đầu là trên thân trước tiên hở ra một cái bọc nhỏ, cứng như đầu đá, màu ửng đỏ, đụng vào sẽ rất đau, không lâu liền toàn thân phát nhiệt, nói năng loạn bậy. Một khi mắc ôn dịch, có khi trong ngày liền chết, có lúc ngày thứ hai chết đi. Các đại phu đối với bệnh này đều bó tay vô phương cứu chữa. Người may mắn có thể sống sót, trong trăm ngàn người chỉ có một hai người mà thôi.
Tình hình bệnh dịch ban đầu bộc phát ở nông thôn. Đương lúc bệnh dịch mới bắt đầu, dân thôn thường nhìn thấy quỷ hỏa vào ban đêm, số lượng có mấy trăm mấy ngàn, lại kết thành đội mà đi. Nếu đến gần, liền có thể nghe được tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng lắc chuông, tiếng kèn thổi, tiếng vó ngựa, tiếng khí giới va chạm nhau, đêm trăng còn nhìn thấy cảnh tượng có cờ xí binh mã.
Ngoài ra, còn có một việc kỳ quái là: Thường thường có người bỗng nhiên ngã xuống đất, tựa như người ngủ say, ngày thứ hai mới tỉnh lại. Sau khi tỉnh lại nói có trải qua binh mã, bị bắt đi vận chuyển vật phẩm, từ một nơi nào đó vừa trở về. Có người sau khi tỉnh lại nói bị phái đi đưa truyền bài, trên bài viết chữ lớn “quan nào đó mang binh đi dẹp, giao phó cho nơi nào đó xử lý, ngửa trông ven đường cung ứng như luật”. Mấy ngày sau, nơi ghi trên bài, phát sinh trận ôn dịch lớn.
Ôn dịch rất nhanh từ nông thôn lan tràn đến thành thị, một nhà có bệnh, mười mấy nhà hàng xóm đều lập tức dọn nhà trốn tránh, bởi vậy trên đường chen chúc té ngã vô số kể, nhưng dọn đi cũng không có cách nào may mắn thoát khỏi. Có chỗ cả nhà đều chết sạch, có chỗ thôn nhỏ người ít, thôn dân toàn bộ chết bệnh, tuyệt không còn dấu tích.
Đạo gia Chân nhân thời Đông Hán là Trương Đạo Lăng sáng lập Thiên Sư đạo, Long Hổ Sơn ở Giang Tây trở thành tổ đình của họ, trước lúc phi thăng ông ấy đem các loại đan dược, hai kiếm trảm tà, ngọc ấn .v.v. biểu tượng pháp khí truyền thụ cho con trai trưởng là Trương Hành, cũng dặn dò đời đời kiếp kiếp do con cháu dòng họ gia tộc Trương Đạo Lăng kế thừa y bát. Trong Thủy hử truyện một trong bốn tác phẩm nổi danh, có một chương nói việc Tống Nhân Tông bởi vì kinh sư xảy ra ôn dịch lan tràn, đặc biệt phái Thái úy Hồng Tín Tiền đến Long Hổ Sơn ở Giang Tây, mời Trương Thiên Sư đến đây cầu đảo xua đuổi ôn dịch.
Lại nói, hậu nhân của Trương Đạo Lăng vào cuối thời nhà Thanh là Trương Thiên Sư, uy danh vẫn như cũ không hề suy giảm. Một ngày, một vị gọi là thị lang Từ Kỳ Từ Hoa Nông trên đường đi Quảng Đông làm việc sai phái, vào Long Hổ Sơn bái kiến chân nhân. Trên đường, anh ta trước tiên gặp một ông lão, ông lão hỏi anh ta đi nơi nào, anh ta nói phải đi Quảng Đông, ông lão thỉnh cầu đi cùng anh ta, Từ thị lang liền đáp ứng.
Chờ lúc anh ta nhìn thấy Trương Thiên Sư, Trương Thiên Sư hỏi anh ta phải chăng đã gặp một ông lão, Từ thị lang nói đã gặp, cũng đã đồng ý dẫn ông ta cùng đi Quảng Đông. Trương Thiên Sư nói cho anh ta biết, đó là dịch thần, từng nhiều lần muốn vượt qua Long Hổ Sơn, đều bị mình đỡ được, nhưng bây giờ Từ thị lang thân gánh vác sứ mệnh triều đình muốn dẫn ông ta cùng đi, bản thân mình không có cách nào cản trở được rồi. Từ thị lang lại hỏi thăm phép tránh né ôn dịch, Trương Thiên Sư nói: “Dịch bệnh hoành hành dữ dội định vào giữa lúc ăn tết, đến lúc đó có thể để bách tính ăn tết sớm, hoặc là có thể trừ khử ngay”.
Quả nhiên, sau khi ông lão đến Quảng Đông, Quảng Đông liền xuất hiện ôn dịch. Có người biết chuyện liền ở trên cửa lớn viết chữ “Từ Kỳ ở đây” để tránh né ôn dịch, Từ thị lang liền nói cho bách tính ăn tết sớm, châm ngòi pháo nổ, bày đồ cúng Thần Phật, rất nhanh, ôn dịch liền biến mất.
Người ôn dịch không xâm phạm
Đương nhiên, ôn dịch phát sinh là có sự an bài, phía sau nhìn không thấy lực lượng quỷ thần đang thao túng, như vậy trong ôn dịch ai chết ai sống, cũng đều có định số.
Tiến sĩ giữa năm Thành Hóa thời nhà Minh, từng làm quan đến chức Thượng thư bộ Binh, Thượng thư bộ Lại, tên Lục Hoàn, lúc chưa đệ tiến đã gặp được một việc như thế này: Một ngày, ông ấy đi ra ngoài đúng lúc gặp trời mưa, liền ở dưới mái hiên của một hộ gia đình tránh mưa. Bởi vì mưa quá lớn, lại không có vẻ sẽ dừng lại, ông ta liền nhẹ nhàng đẩy cửa lớn nhà này ra, hi vọng có thể lưu lại nghỉ ngơi một lát.
Chờ ông ta vừa vào nhà, tình hình trước mắt khiến ông ta kinh hãi giật mình: Trong phòng ngổn ngang lộn xộn sáu bảy người, hỏi một người đàn ông trong số đó mới biết được, bọn họ đều lây nhiễm ôn dịch, chỉ có thể nằm bất động trong phòng chờ chết. Lục Hoàn không hiểu y thuật, lại sợ bị truyền nhiễm, đành phải lui lại chỗ dưới mái hiên, đợi mưa tạnh mới rời khỏi.
Vài ngày sau, có người đột nhiên đi vào nhà của ông nói lời cảm tạ, xem xét chính là người đàn ông ngày đó nói chuyện nhiễm dịch với ông, bây giờ mặc dù sắc mặt không tốt, nhưng đã lành bệnh. Người này nói với Lục Hoàn, mấy ngày trước lúc cả nhà sinh bệnh, bên cạnh mỗi người đều có ba bốn dịch quỷ ngồi canh, “một nhà bỗng nhiên có hai mươi ba mươi quỷ, dần dần đến khốn kịch”.
Ngay ngày Lục Hoàn đến nhà, ngoài cửa truyền đến tiếng la hét nói: “Lục Thượng thư muốn đến rồi”, sau đó xông vào hai người mặc trang phục màu đỏ, huơ kiếm hướng phía bầy quỷ chém lung tung một hồi, dọa bầy quỷ chạy tứ phía. Có tên tiểu quỷ vội hỏi: “Lục Thượng thư nào vậy? Có con quỷ lớn trả lời hắn: “Con trai của họ Lục thôn trước, mau chạy đi!” Nói xong liền trốn vào đất mà đi. Chờ những quỷ này chạy hết không bao lâu, Lục Hoàn liền đẩy cửa ra mượn cái ghế, “do vậy mà một nhà được an ổn”.
Lục Hoàn có thể dọa dịch quỷ bỏ chạy, hẳn là đức hạnh cao thâm, bởi vì người có thể làm quan lớn phần nhiều đều là người có đại phúc khí.
Niên hiệu Đạo Quang năm thứ 15 thời nhà Thanh, Hàng Châu phát sinh ôn dịch, chết rất nhiều người, quan tài ở thành thị không còn. Hàng Châu có người họ Kim vào giao thừa một năm trước nghe thấy ngoài cửa có âm thanh của quỷ, chốc lát lại nghe thấy có người nói: “Nhà này có tiết phụ”. Ngày mùng một đầu năm mở cửa, thấy trên tường vẽ một vòng tròn đỏ chót, họ Kim rất kinh ngạc, tưởng rằng đứa trẻ nào đó vẽ bậy, cũng không để trong lòng. “Kịp đến giữa mùa hè dịch bùng phát mạnh, các nhà lân cận không một nhà nào thoát khỏi, mà duy nhất họ Kim không việc gì, bắt đầu nhớ đến vòng tròn đỏ dịp giao thừa, chính là quỷ thần lấy đó để phân biệt vậy”.
Tiết phụ nhà Kim gia họ Tiền, là bá mẫu của Kim Tử Mai, thủ tiết đã hơn ba mươi năm rồi. Người phụ nữ thủ tiết, cho tới bây giờ đều được thần quỷ kính nể, chính là tích lũy công đức, mới khiến một nhà thoát khỏi tai họa.
Học giả Chu Mai Thúc thời nhà Thanh trong Mai Ưu tập cũng ký thuật một tình huống lúc phát sinh ôn dịch, “Từng có một nhà hơn mười người, người chết nằm ngổn ngang chồng lên nhau, ngẫu nhiên tiếp xúc với khí bệnh này ắt hẳn sẽ chết”. Có một thư sinh tên Vương Ngọc Tích, bái Trần Quân Sơn làm thầy, nhà Trần Quân Sơn nhiễm dịch, “cha, con, vợ cùng nô bộc năm người chết trong một đêm, người thân hàng xóm không người dám dòm vào cửa nhà họ”. Vương Ngọc Tích dứt khoát nói: “Ta sao có thể ngồi nhìn thi thể người một nhà của thầy đều không người mai táng?” Thế là đi vào nhà, đem người chết từng người tẩm liệm, cuối cùng mới phát hiện có đứa trẻ còn đang quấn tã “vẫn còn chút hơi thở”. Vương Ngọc Tích ôm nó ra ngoài, tìm tới thầy thuốc cứu lại được một mạng, mà Vương Ngọc Tích cũng bình an vô sự. Xem ra, người thiện lương đại nghĩa, ôn dịch cũng là sẽ vòng qua tránh né.
Nếu quả thật như trong sử sách ghi chép – ôn dịch phát sinh đều có định số, như vậy người ở những nơi thi hành các biện pháp phòng chống có phải là phí công rồi không? Người viết cho rằng, đương lúc ôn dịch hoành hành ngang ngược, mọi người chỉ có chân chính ngưỡng vọng Thiên thượng, suy xét lại bản thân, truy tìm nguyên nhân căn bản, mới có thể tránh né tai hoạ.
Tư liệu tham khảo:
- Động linh tiểu chí, Hữu tiên thai quán bút ký, Dị uyển, Tập dị tân sao.
Do Văn/ Chu Hiểu Huy thực hiện
Toan Đinh biên dịch
Mời quý vị xem bản gốc tại Epochtimes Hoa ngữ.
Xem thêm: