Những câu chuyện có thật về ‘thiện ác hữu báo’ trong hôn nhân (1)
Ngũ Phúc
Người xưa quan niệm con người có ngũ phúc: trường thọ, phú quý, khang ninh, hiếu đức và thiện chung. Quan trọng nhất là phúc thứ tư – “hiếu đức”, vì đức là nguyên nhân, cội nguồn của phúc, và phúc là thành quả và sự thể hiện của đức.
Trong ngũ phúc cư nhiên không bao gồm hôn nhân càng không có tình yêu, cũng không có khái niệm nhan sắc mà con người hiện đại chú tâm. Chúng ta có thể thấy được những giá trị quan của cổ nhân: thân tâm kiện khang, cơm no áo ấm, phẩm chất đạo đức tốt, trường thọ và qua đời trong an lành chính là người có phúc, họ không cầu gì hơn.
Trong xã hội hiện đại, nhiều người giàu có nhưng không thấy vui vẻ, lòng tham vô đáy, không có phúc để hưởng thụ sự khang ninh. Một số người nổi tiếng dù đã rất lớn tuổi vẫn tâm tâm niệm niệm đến “sinh hoạt tình cảm”. Họ bỗng sa vào ái tình mới và cảm thấy vô cùng hạnh phúc, nhưng rồi họ lại bị thất tình và rơi vào trầm cảm. Những người như vậy kỳ thực đã cách hạnh phúc rất xa. Có người quan sát thấy những người yêu sớm, đồng tính luyến ái, ngoại tình, lạm dụng ma túy… có tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Đây có lẽ là một cách Thượng Thiên trừng phạt con người.
Cổ nhân xem hôn nhân là duyên phận và nhân quả, là theo lệnh của phụ mẫu và lời của bà mối, không tôn sùng “ái tình”. Con người hiện đại không biết rằng số phận đã được an bài. Họ tự định nghĩa hạnh phúc là khi bản thân cảm thấy vui vẻ, tìm được đúng người mà mình thích. Họ yêu đương bát nháo, chung sống trước hôn nhân, ngoại tình, ly hôn và tái hôn. Họ tìm bạn đời giống như việc chọn một món hàng, thậm chí có lý thuyết còn cho rằng, yêu nhiều lần có thể giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc khi chọn bạn đời.
Quan niệm truyền thống cho rằng, hạnh phúc là do đức hạnh mình tích lũy được, và làm điều thiện là cơ sở để tìm kiếm hạnh phúc. Nếu ai làm bất cứ điều gì vì ham muốn ích kỷ sẽ phản tác dụng. Chúng ta hãy xem một số câu chuyện có thật.
Câu chuyện của nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood
Dung mạo đẹp đẽ của nữ diễn viên nổi tiếng Hollywood F được mệnh danh là “tác phẩm nghệ thuật của Thượng đế.” Ban giám khảo khi trao giải cho F tại lễ trao giải Oscar nói “Cô ấy có khuôn mặt xinh đẹp dường ấy, không cần phải có kỹ năng diễn xuất như vậy. Cô ấy có kỹ năng diễn xuất dường ấy, căn bản cũng chẳng cần phải đẹp đến thế đâu”.
Sau khi kết hôn và sinh con gái, cô phải lòng nam diễn viên nổi tiếng A đã có gia đình. Cả hai đều ly hôn và tái hôn. Cô F cũng đạt đến đỉnh cao sự nghiệp và đạt được giải Oscar. Nếu thời gian dừng lại ở thời điểm này thì đây sẽ là câu chuyện “thành công” về việc “chủ động thay đổi vận mệnh và kết hôn vì tình yêu”.
Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Sau đó, cô F mắc chứng tâm thần phân liệt. Anh A, người đã viết cho cô vô số bức thư tình, đã bỏ rơi cô và lập gia đình với một nữ diễn viên trẻ. Đây có lẽ là cọng rơm cuối cùng bức tử lạc đà. Cô F đã qua đời trong thê thảm bi lương. Có người chỉ trích anh A là người tuyệt tình. Kỳ thực, hành động của anh A ngược lại là phù hợp với tính cách của anh ta. Anh ta từng bỏ rơi vợ con vì ham muốn cá nhân (để có được cô F). Những người không bao giờ bỏ rơi người vợ bị bệnh của mình đều phải phó xuất thực sự vất vả. Hầu hết họ đều không phải loại người như anh A.
Nếu cô F không vì tham cầu hạnh phúc hơn mà viết lại “kịch bản mới” cho số phận của mình, mà là theo “kịch bản cũ” an phận thủ thường sống cuộc sống bình yên bên người chồng luật sư, thì đời này cô ấy đã ít tạo nghiệp hơn và đời sau cũng sẽ tốt hơn. Bởi vì cô không biết nghiệp lực tạo ra do việc ngoại tình thì ngoài quả báo ở đời này, sau khi qua đời liệu cô có còn tiếp tục phải trả không?
Trong “Thần khúc”, Dante mô tả những gi bản thân đã trải qua khi du hành đến địa ngục, luyện ngục và Thiên đường của ông. Ở tầng địa ngục thứ hai, những người “phạm tội tà dâm, để đam mê lấn át lý trí” sẽ phải chịu “tiêu hình” (hình phạt bị gió táp), khóc lóc kêu gào, vĩnh viễn không bao giờ được yên nghỉ.
Bởi vậy có thể nói, trong phúc phận của cô F đã thiếu đi điều quan trọng nhất – “hiếu đức”, nên cô mới một tay phá hủy đi tất cả. Biểu hiện điển hình theo quan niệm hiện đại là người ta theo đuổi danh vọng, tiền tài bằng mọi cách, căn bản không quan tâm đến người khác bàn luận gì. Một số người bình luận rằng cô ấy “sinh ra vì sắc đẹp nhưng qua đời vì tính cách”.
Nữ hoàng ở địa ngục
Dante đề cập trong “Thần khúc” rằng, “linh hồn người đã mất” bị sắc dục hủy hoại còn có “Nữ hoàng của nhiều dân tộc với các ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như Nữ hoàng Semiramis của Assyria, Nữ hoàng Dido của Carthage, Nữ hoàng Cleopatra, Nữ hoàng Helen của Sparta, và Paris – người đã yêu Helen và bắt cóc cô, gây ra cuộc chiến thành Troy kéo dài mười năm. Ngoài ra, còn có Tristan phải lòng người dì Qise của mình.”
Trong đó, đặc biệt đề cập đến một cặp đôi nổi tiếng đã qua đời vì “tình”. Tiểu thư quý tộc Franziska bị cha mình gả cho một người chồng quý tộc què quặt, xấu xí, thô bạo và độc ác vì mục đích liên minh chính trị. Nhưng Paul, em trai của chồng cô là một chàng trai trẻ đẹp, và cậu đã có mối quan hệ tình ái với chị dâu của mình. Họ bị chồng của Franziska sát hại. Sau khi qua đời, họ bị đày xuống tầng địa ngục thứ hai (tầng tham sắc) để trừng phạt tội gian dâm.
Theo quan niệm của người hiện đại, có lẽ rất nhiều người sẽ cảm thấy trường hợp của tiểu thư Franziska có thể tha thứ được, nhưng tiêu chuẩn của Thần không giống như thế. Hôn nhân dù không như ý đến đâu, cũng không phải là lý do để bắt đầu “tình yêu” ngoài hôn nhân. Hôn nhân không như ý là món nợ do tạo nghiệp quá khứ mắc phải. Nếu không thừa nhận, không muốn trả, chống lại số mệnh và tiếp tục tạo nghiệp, thì người đó phải hạ xuống địa ngục để trả nghiệp.
Dante còn đối thoại với linh hồn của tiểu thư Franziska, khám phá mối tình “giấu trong lòng nhưng không nói ra” của họ mà đôi bên đều biết là như thế nào. Tiểu thư Franziska kể rằng gian tình của cô với Paul bắt đầu khi họ cùng đọc cuốn sách “Launcelo on the Lake” (Launcelo trên hồ) trong hoa viên. Launcelo là kị sĩ Bàn tròn đệ nhất của Vua Arthur. Anh ấy đã yêu Hoàng hậu Guinevere một cách vô vọng. Trong một lần gặp gỡ ở hoa viên, anh “trở thành nô lệ của ái tình” và đã hôn Hoàng hậu Guinevere. Sau khi đọc xong, tiểu thư Franziska và Paul đồng cảm sâu sắc. Họ cũng hôn nhau, từ đó phạm vào đại tội.
Học tập Võ Tòng
Câu chuyện “tình yêu giữa em chồng và chị dâu” này gợi nhớ đến một cặp đôi tương tự ở Trung Quốc, khiến chúng ta không thể không cảm khái về sự bảo hộ của văn hóa truyền thống đối với con người. Phan Kim Liên không thể cám dỗ được Võ Tòng, nhưng “Phan Kim Liên ngoại quốc” đã cám dỗ được “Võ Tòng ngoại quốc”.
Lễ nghi nghiêm khắc của xã hội truyền thống Trung Quốc đã bén rễ sâu sắc trong lòng con người – “giữa em chồng và chị dâu không được trực tiếp nói chuyện.” Ngày xưa làm sao có chuyện em chồng và chị dâu có thể ngồi cùng nhau đọc sách như vậy (hơn nữa lại là một cuốn sách có nội dung như thế). Phan Kim Liên nói với Võ Tòng “những lời không bình thường”, Võ Tòng liền rời khỏi nhà ra ngoài sống. Còn ở đây “em chồng và chị dâu ngoại quốc” cư nhiên còn cùng nhau đọc những “đoạn văn không bình thường” trong sách.
Những lời tốt đẹp của ông Dương Giáng
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra sự biến đổi của vỏ não của con người khi yêu đương là đồng dạng như sau khi sử dụng ma túy. Có người cho rằng, người dễ dao động tình cảm thì tương đương với việc coi người khác như thuốc. Khi người đó không còn cảm giác nữa lại thay đổi thuốc, và luôn theo đuổi sự kích thích tinh thần. Những người ngoại tình vui mừng khi tìm được “tình yêu đích thực”, nhưng thực chất là họ đang sàng lọc tuyển lấy những kẻ vị kỷ có đạo đức thấp kém.
Dương Giáng lão nhân từng nói: “Ngoại tình là khi hai người có bệnh tưởng gặp được thuốc tốt, nhưng thực ra họ đã gặp phải thuốc mê. Một khi thuốc hết tác dụng, cơn đau sẽ càng nặng nề hơn trước, và còn có thể gặp phải hạc đỉnh hồng muốn lấy mạng của quý vị.”
Tại sao lại nói “hồng nhan bạc mệnh”?
Nữ diễn viên X, người cũng nổi danh một thời giống như cô F, lại có quỹ đạo cuộc sống hoàn toàn khác. Cô X cũng có nhan sắc xinh đẹp. Sau khi kết hôn, cô từ chối việc khổ tâm truy cầu thành người xuất chúng để được ái mộ. Cô không có tai tiếng, cùng chồng hạnh phúc bên nhau đến già. Cuộc sống của cô êm đềm và bình ổn. Mọi người đánh giá cô X là: “Đẹp là một lợi thế, sống đẹp là bản sự”, “sống thanh tỉnh giữa nhân gian”.
Người ta thường nói “hồng nhan bạc mệnh”. Tôi phát hiện ra rằng kỳ thực số phận không ưu ái phụ nữ đẹp. Ở một góc độ nào đó, phụ nữ đẹp trái lại gặp phải thách thức lớn hơn. Bởi vì họ sẽ thu hút nhiều người theo đuổi, bao gồm cả những loại “tra nam” (đàn ông cặn bã) và đương nhiên cũng có những nam nhân nhân phẩm tốt. Nhưng những ‘tra nam’ thường có dục vọng tham lam mạnh mẽ hơn. Họ sẽ dốc hết sức để có được mỹ nữ, và sẽ theo đuổi liều lĩnh hơn. Trong khi đó, những nam nhân có nhân cách tốt phần nhiều có ưu điểm như tùy duyên, chấp nhận số phận, nhân hậu, tốt bụng và nhìn chung là họ sẽ không bám víu không buông.
Xem ra, người phụ nữ xinh đẹp phải trang bị cho mình một tâm trí sáng suốt mới có thể lọc ra những ‘tra nam’, để cuộc sống của mình được an ổn. Giống như nữ diễn viên X, cô ấy từng nói thích sự thật thà của chồng. Cô đã học hỏi trí tuệ và khả năng nhận biết của mọi người, phó thác trọn đời cho người chồng của mình. Điều cô ấy chọn không phải là “đam mê” mà là người có đạo đức nhân phẩm tốt. Điều này khác hẳn với việc theo đuổi “đam mê” của cô F, tầng thứ mệnh vận bắt đầu từ đây. Những nữ diễn viên cùng thế hệ với cô X, nhiều người đã phải lòng ‘tra nam’ cũng vì mù quáng trong tình yêu. Không muốn số phận của mình sau đó quá đau khổ, có người đã tự sát, có người bị điên, thực sự ứng với câu “hồng nhan bạc mệnh”.
Tuy nhiên, thật sự không dễ để những người khi đang ở trong ánh hào quang giữ được đầu óc tỉnh táo. Cô X lúc đó là một nhân vật tiếng tăm. Theo cách nói ngày nay, vẻ đẹp của cô ấy không gì diễn tả được, đẹp đến mức khiến người khác say mê. Nhưng cô ấy luôn thanh tỉnh, cho dù người khác có say mê mình như thế nào, cô ấy cũng không hề mơ hồ, tự luyến hay mất phương hướng. Có bao nhiêu người có thể làm được điều đó? Thật khó để có được vận mệnh tốt. Cô ấy không chỉ là một nghệ sĩ tài năng mà còn là một người vợ đức hạnh. Cô rất hiểu các quy tắc chơi trong trò chơi lớn của cuộc sống, và nghiêm túc đối đãi chứ không phải đùa giỡn với nó. Một cuộc sống tốt đẹp đến từ việc tuân thủ các quy tắc, mà không phải là ‘vác kiếm xông pha lệch đường”. Kỳ thực, điều này cũng phù hợp với quan niệm sống truyền thống, bất cứ lúc nào đều thể hiện khiêm nhường. Con người sống trong khoảng trời đất, ngàn vạn lần không nên quá coi trọng bản thân mình.
Thanh kiếm trí tuệ phá vỡ giả tượng
Cô F đắc ý với cuộc sống và làm chuyện xằng bậy. Có lẽ đây chính là ý nghĩa của câu nói “Thị tịnh hành hung” (cậy đẹp làm việc ác). Sắc đẹp là con dao hai lưỡi, đừng đắc ý quên nó là con dao mà tổn thương chính mình. Nói đến kiếm, trong bài “Cảnh giới sắc dục (4)” có đề cập đến “Trảm sắc cửu kiếm”. Bài viết nói: “Thập ác đầu độc thế nhân, đối mặt với sắc tình dụ hoặc, mấy người có thể vượt qua được quan này? Mấy người có thể không bị mê loạn? Hiện giờ có chín thanh kiếm trí huệ, mong muốn chung tay góp sức trợ giúp quân vương.” Người viết xin chọn “ba thanh kiếm trí tuệ” trong số đó để chia sẻ với độc giả:
“Phá bỏ sự thuần khiết: Nụ cười ngọt ngào mê hoặc chúng sinh, ánh nhìn kiều diễm e lệ là hình tượng mang tính thuần khiết nhất, khiến những ai chấp trước vào sắc dục bị mê hoặc bởi sự thanh khiết mà động tâm. Nhưng, biết rõ rằng một chút thuần phác trên nét mặt, trong lòng ẩn giấu bao nhiêu dục vọng xấu? Mong sao quân vương có con mắt tinh anh nhìn thấy chân tướng, không bị ngoại cảnh mê hoặc nội tâm.”
“Phá bỏ tài nghệ: Cổ nhân ham cái đẹp, tất lệnh cho mỹ nữ phải tinh thông tài nghệ, do đó mới biết được rằng tài nghệ rất công hiệu trong việc trợ giúp cho sắc đẹp. Mặc khách văn nhân thường bị điều này mê hoặc, kẻ nhân sỹ có đạo đức cũng bị nó làm cho động lòng. Khi biết rằng đại đức không hiển lộ tài nghệ, chấp vào tiểu thuật thì ắt mất đại đạo.”
“Phá bỏ tuyệt sắc: Thuốc độc trộn với mật ong, chính là thứ làm thương tổn bản thân, họa sắc bọc dưới vỏ mỹ lệ, cũng chính là thứ làm hao tổn tâm lực. Kẻ tuyệt sắc được mọi người gọi là Mẫu Đơn. Phật gọi nó là hoa kiếm, đâm vào xương tủy con người ta, chết mà không biết oán. Người tu luyện suy ngẫm minh xét không để mất đi cơ duyên trân quý, siêu xuất khỏi thế tục.”
Cần phải dùng tuệ nhãn mới nhìn thấu được giả tượng, và những thứ như tài nghệ, tuyệt sắc v.v.. Chúng không chỉ thu hút người khác phái mà bản thân còn dễ bị chúng mê hoặc, khiến quý vị cảm thấy mình đẹp hơn, có kỹ năng vượt trội hơn người khác. Khi quý vị có những suy nghĩ không đúng đắn về người khác giới, đó thường là lúc quý vị đang tự hào về bản thân. Sự kiêu ngạo có thể che mờ trí tuệ và tạo điều kiện cho những tà niệm len lỏi vào.