Những bài học từ chiến trường: Văn học và chiến tranh
Nghiên cứu về các trận chiến mang tính bước ngoặt của thế giới như Salamis, Hastings, Gettysburg và Trân Châu Cảng, và áp dụng một cách thận trọng các bài học kinh nghiệm đó vào hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, chắc chắn, sẽ giúp các nhà lãnh đạo và công chúng hiểu được hậu quả của việc phải sử dụng đến vũ khí.
Câu cửa miệng của diễn viên hài Rodney Dangerfield đó là: “Tôi không được tôn trọng”. Và những sử gia quân đội làm việc trong các trường đại học cũng sẽ đồng tình với quan điểm trên.
Giới học thuật từ lâu đã coi các nhà sử học quân sự là những kẻ ngoại đạo. Ví dụ, vào năm 2008, cây bút Justin Ewers của tờ U.S. News and World đã viết một chuyên mục có tiêu đề “Tại sao không có nhiều trường đại học dạy về lịch sử quân sự?”
Ông viết: “Trong nhiều năm, các nhà sử học quân sự đã bị đồng nghiệp của họ cáo buộc là theo phe cánh hữu, bị nghi ngờ về mặt đạo đức, hoặc, như ngài Lynn nói: “Chỉ đơn giản là ngu ngốc”.
John Lynn là một giáo sư lịch sử tại Đại học Illinois. Ông đã viết một bảng luận văn năm 1997 với tiêu đề “Tương lai của Lịch sử Quân sự Học thuật”. Trước đó, có một bài báo chống lại sự sụp đổ của lịch sử quân sự trong giới học thuật. Như Ewers đã chỉ ra, các lãnh vực học thuật khác như giới tính, giai cấp, chủng tộc — thu hút nhiều giáo sư lịch sử hơn là chiến tranh và ngoại giao.
Nhưng đây là một nghịch lý kỳ lạ trong sự suy giảm đó. Ewers cho rằng điều mà nhiều độc giả biết: “Các nhà xuất bản đã bày trí kệ sách ở hiệu sách bằng những cuốn sách có chủ đề về chiến tranh, và điều này đang được người tiêu dùng đang ủng hộ”.
Mối quan tâm này của độc giả đối với chiến tranh đã có từ lâu. Như ta có thể thấy trong mảng khoa học xã hội của thư viện công quy mô vừa nơi tôi làm việc, chứa hơn 400 cuốn sách về quân đội và chiến tranh. Mảng lịch sử nên cung cấp nhiều lựa chọn hơn về những cuốn sách như vậy. Độc giả chắc chắn sẽ hứng thú với các câu chuyện về Alexander Đại đế cho đến các cuộc can thiệp quân sự lẫn chính trị của Hoa Kỳ tại Trung Đông.
“Chỉ có cái chết, thì chiến tranh mới thực sự kết thúc”
Dù trích dẫn “Chỉ có cái chết, thì chiến tranh mới thực sự kết thúc” được gán sai cho nhà hiền triết Plato, nhưng ý nghĩa của trích dẫn từ này vẫn rất đúng. Ví dụ, trong khoảng 70 năm qua, Hoa Kỳ đã tham chiến tại Nam Hàn, Việt Nam và Trung Đông, cũng như tham gia vào các cuộc xung đột nhỏ hơn ở những nơi như Grenada, Lebanon và Panama.
Những cuộc chiến như vậy thường để lại những hệ quả vô cùng to lớn. Ở phần cuối của cuốn sách A History of Warfare, nhà sử học quân sự lỗi lạc John Keegan (1934–2012) ghi nhận: “Lịch sử (được viết) của thế giới là lịch sử chiến tranh, bởi vì các quốc gia mà con người đang sinh sống hầu như đều được hình thành thông qua các cuộc viễn chinh, những xung đột dân sự hoặc đấu tranh để giành độc lập”.
Nếu chúng ta đồng tình với luận điểm của Keegan – thì đó cũng là trường hợp của Hoa Kỳ, quốc gia ra đời nhờ những cuộc đấu tranh giành độc lập. Vậy thì rõ ràng là tất cả chúng đã quen với lịch sử chiến tranh. Nghiên cứu về các trận chiến mang tính bước ngoặt của thế giới như Salamis, Hastings, Gettysburg và Trân Châu Cảng, và áp dụng một cách thận trọng các bài học kinh nghiệm đó vào hoàn cảnh hiện tại của chúng ta, chắc chắn, sẽ giúp các nhà lãnh đạo và công chúng hiểu được hậu quả của việc phải sử dụng đến vũ khí.
Không hư cấu
Một số sử gia đã đóng góp các tác phẩm cho các hệ thống thư viện. Và rất nhiều sách đã nằm trong danh sách bán chạy nhất với những bài viết rất xuất sắc về chiến tranh và nghệ thuật chiến tranh.
Như John Keegan đã xuất bản hơn 20 đầu sách về chiến tranh, bao gồm cả The Face of Battle. Trong tác phẩm này, ông xét đến các trận chiến Agincourt, Waterloo và Somme. Cuốn sáchnổi bật bởi sự pha trộn giữa chiến lược, chiến thuật với những chi tiết sống động của chính các trận chiến. Keegan mô tả từng trận chiến — địa hình, những đội quân đã chiến đấu ở đó, sự hỗn chiến — và sau đó mở rộng bằng cách liên hệ chúng với các cuộc xung đột đương thời.
Giống như Keegan, Victor Davis Hanson là một người Mỹ mang tư tưởng cổ điển. Và ngày nay, ông là một nhà bình luận được trọng vọng về văn hóa và chính trị đương đại. Tuy chưa bao giờ phải đối mặt với kẻ thù trên chiến trường, ông đã viết một số cuốn sách về chiến tranh, bao gồm Carnage and Culture, được các nhà phê bình và chuyên gia quân sự coi là một bổ sung quan trọng cho lịch sử và hiểu biết về chiến tranh.
Mặc dù một số nhận xét của tác giả Hanson có vẻ đã trở nên lỗi thời – và dường như ông đã đánh giá thấp sức mạnh ngày càng tăng của Trung Cộng và guồng máy quân sự của nó – nhưng ông kết thúc cuốn sách của mình bằng một nhận định sâu sắc: “Tất cả chúng ta đều có thể là người phương Tây trong thiên niên kỷ tới, và đó có thể là một điều rất nguy hiểm,” câu này ngụ ý rằng những quốc gia Tây Phương và các quốc gia đã áp dụng các kỹ năng quân sự Tây phương, như Nhật Bản và Trung Quốc, có thể nhìn ra một chiến trường công nghệ cao. Đó sẽ là những cuộc đọ sức với kẻ thù trong chiến cuộc kinh hoàng.
Các sử gia khác, nhiều người trong số họ không làm việc với các trường đại học, đã cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về chiến tranh và chiến phí đối với cá nhân và đối với quốc gia nói chung. Stephen Ambrose, Rick Atkinson và những người khác đã nghiên cứu và viết về những lần can thiệp của quân đội Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ông tập trung miêu tả về chủ nghĩa anh hùng và sự đau khổ của thân phận người lính trên chiến trường.
Những bài học chiến tranh
Chúng ta cũng có thể có được cảm giác của những người trên chiến trận bằng cách đọc tiểu thuyết.
Trong tác phẩm The Killer Angels: A Novel of the Civil War của Michael Shaara, tác giả đã đặt mình vào tâm trí của những nhân vật then chốt trong trận Gettysburg, những nhà lãnh đạo như các tướng Liên minh Robert E. Lee và James Longstreet và các sĩ quan Phe liên minh như John Buford và Joshua Chamberlain. Qua những người đàn ông này, ta cảm thụ được về quá trình tư duy của các sĩ quan cấp cao. Đồng thời ta cũng nhìn ra những thành công và thất bại gắn liền với các quyết định của những người ở cấp cao nhất. Và cuối cùng ta nhận ra những hệ quả khôn lường trút lên vai những người, mà những quyết định của họ ảnh hưởng đến tương lai, đến tính chính danh của chính quyền của họ.
Tiểu thuyết gia Anton Myrer, tác giả của tác phẩm Once an Eagle cho chúng ta cái nhìn cận cảnh về sự khủng khiếp và cái giá phải trả của chiến tranh. Trong tác phẩm này, nhân vật chính Sam Damon đã nhập ngũ ngay trước Đệ Nhất Thế Chiến. Trong cuộc chiến, anh mất đi người bạn thân nhất của mình.
Kết thúc chiến tranh, anh được trao huân chương danh dự. Vào thời gian không có chiến tranh, vẫn ở trong quân ngũ và sau đó mang quân hàm tướng và chiến đấu tại Đệ Nhị Thế Chiến. Anh lãnh đạo quân đội của mình trong cuộc chiến chống lại quân Nhật. Damon xuất hiện như một người đàn với ông danh dự và lòng chính trực, một nhân vật mô phạm. Đọc về anh, hầu hết độc giả chỉ hy vọng rằng các nhà lãnh đạo quân sự của chúng ta sẽ có được những phẩm chất tương tự.
Trong Leader’s Bookshelf, Adm. James Stavridis và nhà văn R. Manning Ancell đã nghỉ hưu đã biên soạn một danh sách gồm 50 cuốn sách. Tất cả chúng đều được mô tả rất chi tiết. Sau này, các tác phẩm này được các quân nhân đón nhận và khuyên đọc. The Killer Angels và Once an Eagle lần lượt là đứng ở vị trí số 1 và số 2 trong danh sách này.
Những cuốn tiểu thuyết khác, từ The Red Badge of Courage của Stephen Crane đến Gates of Fire của Steven Pressfield, tường thuật về Trận chiến Thermopylae nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của việc đối mặt với kẻ thù trên chiến trường và tinh thần sẵn sàng xả thân vì đồng đội và đất nước.
Đến đây, một số độc giả có thể tự hỏi: điểm mấu chốt ở đây là gì? Tại sao phải đọc lịch sử quân sự và tiểu thuyết? Tại sao không dành bài đọc như vậy cho các chiến binh ngồi ghế bành hoặc quân đội của chúng ta? Điều này có ảnh hưởng gì đến cuộc sống của chúng ta?
Bài học từ một bậc thầy
Winston Churchill cho ta những lời giải đáp.
“Những trận chiến vĩ đại”, ông nhận xét, “thay đổi toàn bộ tiến trình của các sự kiện, tạo ra những tiêu chuẩn mới về các giá trị, mang đến tinh thần mới, trong quân đội và trong các quốc gia, mà tất cả đều phải chiểu theo.”
Trong một cuốn sách khác của Victor Davis Hanson về chiến tranh, Ripples of Battle: “Cuộc chiến trong quá khứ vẫn đang quyết định cách mà chúng ta chiến đấu, cách mà chúng ta sống và cách mà chúng ta tư duy.” Hanson trích dẫn câu nói này từ ngài Churchill và sau đó tiếp tục làm rõ bằng cách nào mà những trận chiến như trận Delium, Shiloh và Okinawa còn ám ảnh chúng ta đến tận ngày nay. Chúng ta có thể không biết về những bóng ma đó, nhưng chúng luôn song hành với chúng ta. Đó là sự tồn tại mà văn hóa phương Tây không thể chối bỏ. Vì bỏ qua chúng sẽ là một sai lầm đáng tiếc. Như Hanson viết: “Trận chiến là sự biến đổi rình rang của lịch sử, bởi vì nó biến thiên chỉ trong vài phút may rủi. Trong khi kỹ năng và số phận thường phải kéo dài hơn”.
Ngài Churchill chắc hẳn cũng sẽ đồng tình với tác giả Hanson. Churchill đã tham gia chỉ huy kỵ binh trong Trận chiến Omdurman. Ngài đã chứng kiến các cuộc chiến đấu trên các đấu trường từ Cuba và Nam Phi cho đến Đệ Nhất Thế Chiến, và lãnh đạo nước Anh đến chiến thắng trong Đệ Nhị Thế Chiến. Ông đã nghiên cứu các cuộc chiến trong quá khứ. Và ông đã viết về chúng và đồng thời học những bài học được dạy bởi những người đàn ông đã từng chiến đấu.
Giống như các sử gia và tiểu thuyết gia đã được trích dẫn trong bài viết này, ngài Churchill hiểu chiến tranh, ngài hiểu về “vinh quang, mặt tối và sự cần thiết của chiến tranh.” Ngài ấy từng tuyên bố:
“Nếu bạn không chiến đấu vì lẽ phải khi bạn có thể dễ dàng giành chiến thắng mà không cần đổ máu; nếu bạn không chiến đấu khi chiến thắng là điều chắc chắn và không quá tốn kém; sẽ đến lúc bạn phải chiến đấu với tất cả những khó khăn và cơ hội sống còn vô cùng nhỏ nhoi. Thậm chí trường hợp xấu hơn có thể xảy đến. Đó là khi bạn có thể phải phải chiến đấu khi không còn hy vọng về chiến thắng, vì thà bỏ mạng còn tốt hơn phải sống đời nô lệ”.
Khi đảo quốc nhỏ bé Anh Quốc chiến đấu với Đức Quốc xã, ngài Churchill và những người đồng hương của mình đã phải đối mặt với khoảnh khắc “cơ hội sống còn vô cùng nhỏ nhoi”.
‘Những cuộc tương tàn và văn hóa’
Cuốn sách Carnage and Culture của Hanson như một lời nhắc nhở rất cô đọng về mối liên hệ giữa xung đột và văn hóa. Trong suốt lịch sử, chúng ta thấy rằng một dân tộc khi không thể tự bảo vệ mình khỏi kẻ thù cũng đồng nghĩa rằng nền văn hóa của họ có nguy cơ bị hủy hoại hoặc bị xóa bỏ. Từ La Mã cổ đại đến Trung Quốc ngày nay, chúng ta thấy các nền văn minh bị xóa sổ bởi thù trong giặc ngoài.
Cái giá phải trả, những hy sinh, sự kinh hoàng và hậu quả của chiến tranh là khôn lường. Các trường đại học của chúng ta nên dạy thêm lịch sử quân sự. Những người trẻ tuổi của chúng ta nên làm quen với những quan niệm rằng cuộc chiến tranh mang tính cách mạng đã hình thành đất nước chúng ta như thế nào, bằng cách nào và tại sao Đệ Nhị Thế Chiến lại khiến chúng ta trở thành một siêu cường, và điều gì đã gây ra thất bại cho chúng ta tại Việt Nam và Afghanistan.
“Bạn có thể không quan tâm đến chiến tranh, nhưng chiến cuộc vẫn sẽ ảnh hưởng đến bạn.” Lời khuyên lạnh lùng đó, thường xuyên bị gán ghép sai cho nhà Mác-xít Nga Leon Trotsky. Nó nhắc nhở chúng ta rằng để đánh giá các quyết định của các nhà lãnh đạo, những quyết định điều binh sĩ Hoa Kỳ tham chiến tại các cuộc xung đột ở hải ngoại, nếu như họ không làm, và nếu họ không phòng bị, thì chúng ta sẽ đối phó ra sao khi kẻ thù tấn công đất nước của chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các nguyên tắc cơ bản của chiến tranh.
Ông Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu đang ở tuổi lớn. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học, và ngôn ngữ Latin cho các học sinh tại Asheville, Bắc Carolina. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề “Amanda Bell” và “Dust On Their Wings,” và hai tác phẩm hiện thực có nhan đề “Learning As I Go” and “Movies Make The Man.” Hiện tại, ông sống và làm việc tại Front Royal, Virginia. Quý vị có thể theo dõi ông tại trang JeffMinick.com.
Song Ngư biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: