Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.5)
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Tiếp theo: Nhìn thấu ‘Thuyết tiến hóa’ (Chương 6): Giả thuyết tiến hóa khiến khoa học lạc lối (Phần 2.4)
6.4 Công năng đặc dị là tiềm năng bẩm sinh của cơ thể con người
Giả thuyết tiến hóa không chỉ bỏ qua sự tồn tại tinh thần của con người và sinh vật, phủ nhận sự tồn tại của Thần và Đấng Tạo Hóa, mà còn không thể giải thích những khả năng đặc biệt mà con người và vạn vật thể hiện ra.
Theo giả thuyết tiến hóa của Darwin, các chức năng cơ quan của con người là dần dần tiến hóa để thích ứng với yêu cầu của môi trường, mà con người trong môi trường sống đã có sẵn 5 giác quan để cảm nhận ngoại vật, dường như không cần thiết phải tiến hóa ra những công năng đặc dị này.
Vậy những công năng đặc dị này đến từ đâu? Tại sao một số trẻ em hoặc người lớn sinh ra đã có những khả năng như vậy, hoặc có người rất dễ dàng khai phát chúng?
Cho đến nay, chưa có lý thuyết khoa học hiện đại nào có thể giải thích một cách hợp lý và hoàn hảo vấn đề này. Nếu kết hợp với văn hóa truyền thống để lý giải thì có lẽ chúng ta có thể tìm ra câu trả lời.
6.4.1 ‘Màn hình trong não’ và ‘Con mắt thứ ba’
Một cô bé người Trung Quốc đã mô tả quá trình đọc chữ của mình như thế này. Khi tay cô bị tê, dường như một chiếc TV lớn liền xuất hiện trước mắt cô bé. ⁶⁵²
Nghiên cứu của giáo sư Lý Tự Sầm cũng cho thấy có một bộ vị trong não gọi là “con mắt thứ ba”, có thể là trung tâm sản sinh ra loại thị giác phi mắt thịt này. Trong quá trình đọc chữ bằng ngón tay, tuyệt đại bộ phận thanh thiếu niên sẽ xuất hiện “hiệu ứng màn hình” trong não. Đầu tiên, quý vị cần vô cùng an tĩnh, tập trung toàn bộ lực chú ý lên trên giấy. Đột nhiên, quý vị sẽ cảm thấy một vùng sáng trên trán giống như màn hình TV, nhưng nó không ổn định. Lúc này, quý vị cần tiếp tục nín thở tập trung, cố gắng “nhìn” rõ ràng. Trong vùng màn hình sẽ “nhảy” ra chữ viết hoặc nét vẽ, dần dần ngày càng rõ ràng hơn, cho đến khi quý vị nhìn rõ toàn bộ.
Vitaly Pravdivtsev, một nhà nghiên cứu công năng đặc dị nổi tiếng người Nga, trong bài báo trên tờ Pravda của Nga vào năm 2005 với tựa đề “Khoa học gia phát hiện con mắt thứ ba – trung tâm của tâm linh cảm ứng và thiên lý nhãn” cũng đã bày tỏ quan điểm tương tự. ⁶⁵³
Ông chỉ ra rằng, rất nhiều nhà siêu cảm nổi tiếng ở Nga đều nhiều lần thử qua một thí nghiệm. Khi các nhà nghiên cứu đặt một chiếc phong bì chắn sáng chứa một tấm phim lên trước trán họ, hình ảnh được kiểm tra sẽ xuất hiện trên tấm phim đã được tráng phim. Điều này cho thấy một số người ở trạng thái công năng đặc dị có thể sinh ra hình ảnh của các vật thể được quan sát từ trán của họ. Đây có thể là vị trí của “con mắt thứ ba” trong truyền thống phương Đông cổ đại.
Có lẽ mọi người đều không hề xa lạ với con mắt thứ ba trong văn hóa truyền thống. Nhị Lang Thần có con mắt thứ ba trên trán. Con mắt thứ ba thường có thể được nhìn thấy trên các tác phẩm điêu khắc Phật giáo. Ông Pravdivtsev tin rằng “con mắt thứ ba” này là có thật, nó tương ứng với thể tùng quả mà khoa học hiện đại phát hiện. Khoa học hiện đại cũng phát hiện ra rằng thể tùng quả sở hữu cấu trúc tương tự như thủy tinh thể và cơ quan thụ cảm màu sắc của mắt người.
Ví dụ vào năm 2002, các nhà khoa học Israel đã công bố kết quả nghiên cứu trên tập san “Điện từ sinh học”. Họ chỉ ra rằng có những tinh thể calci carbonat có chiều dài dưới 20 micron trong thể tùng quả của não người. Những vi tinh thể này có kết cấu phức tạp và rất nhạy cảm với những thay đổi về tần số và áp suất, có thể dẫn đến hiệu ứng áp điện. Hiệu ứng áp điện là hiện tượng vật chất tạo ra điện tích khi chịu sự kích thích cơ học. Điện tích áp điện cũng có thể biểu hiện dưới dạng phát quang, liên quan đến hiện tượng ánh sáng. ⁶⁵⁴
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thể tùng quả của nhiều loài động vật khác nhau có chứa các tế bào cảm quang⁶⁵⁵, có chức năng cảm quang⁶⁵⁶ và đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhịp sinh học của hành vi và sinh lý.
Khi thai nhi lớn lên, thể tùng quả cũng nhỏ dần, cuối cùng trở thành một cấu trúc có kích thước bằng hạt đậu nằm giữa não nhỏ và não lớn, tương ứng với vùng trán giữa hai lông mày. Thể tùng quả sở hữu nhiều loại chức năng liên quan đến thị giác của con người.
Điều thú vị là vào tháng 06/1980, Giáo sư Trần Thủ Lương đã khảo sát 739 nam sinh và 737 nữ sinh tại trường tiểu học trực thuộc Đại học Bắc Kinh, trong đó có 48 nam sinh mù màu và 5 nữ sinh mù màu. Trẻ mù màu có thể phát triển khả năng cảm nhận đặc biệt. Với những màu sắc mà trẻ mù màu có thể phân biệt chính xác, tỷ lệ nhận biết chính xác màu sắc thông qua khả năng đặc biệt của trẻ mù màu là 92%; còn đối với những màu sắc mà chúng không thể phân biệt chính xác bằng mắt, thì tỷ lệ nhận biết chính xác thông qua khả năng đặc biệt chỉ là 35%. Kết quả này cho thấy khả năng nhận dạng chữ đặc biệt có thể liên quan đến trung tâm thị giác. ⁶⁵⁷
Ngoài ra, những người có công năng đặc dị thường cần luyện công và nâng cao công lực trước khi sử dụng công năng. Nếu luyện công không đủ thì công năng sẽ không dễ dàng phát huy tác dụng. Ở đây có một vấn đề về sử dụng năng lượng.
Nghiên cứu của ông Tống Khổng Trí phát hiện rằng khi những người có công năng đặc dị tiến vào trạng thái công năng, điện não đồ sẽ xảy ra những thay đổi rõ ràng và phức tạp. Tất nhiên, đối với các công năng phức tạp của não, những thay đổi có thể nhìn thấy trong điện não đồ là quá đơn giản, còn xa mới có thể bộc lộ bản chất thực sự của nó. Nhưng những thay đổi trên điện não đồ gợi ý cho mọi người rằng công năng đặc dị là một quá trình sinh lý chứ không phải tự nhiên xuất hiện. ⁶⁵⁸
Vào tháng 05/1981, tại Hội nghị chuyên đề khoa học về công năng đặc dị của cơ thể con người lần thứ hai, ông Tiền Học Sâm đã công bố bài luận văn dài 10,000 từ với tiêu đề “Khai triển nghiên cứu cơ sở về khoa học nhân thể”, tiến hành thảo luận về lý thuyết vĩ mô, lý thuyết cơ học lượng tử, lý thuyết hạt nhân cơ bản và cơ lý khoa học hiện đại đối với công năng đặc dị của cơ thể con người. ⁶⁵⁹
6.4.2 Công năng đặc dị có thể được khai phá
Vào những năm 1980, Giáo sư Trần Thủ Lương từng tiến hành một bài thử nghiệm trên 40 học sinh tiểu học lớp 4 của trường tiểu học trực thuộc Đại học Bắc Kinh. Sau thử nghiệm khơi gợi, trong số 40 trẻ được thử nghiệm này có 25 trẻ sở hữu công năng cảm ứng đặc biệt, chiếm 63%. Trong đó có 13 bé trai và 12 bé gái, lần lượt chiếm tỷ lệ 59% và 67%. Giới tính và thành tích học tập đều không ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. ⁶⁶⁰
Vào ngày 23/02/1984, tại buổi tọa đàm của Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, ông Tiền Học Sâm đã chỉ ra rằng công năng đặc dị cũng có liên quan với khí công. Thực tiễn cũng cho thấy rằng khí công có thể khai phát các công năng đặc dị. Khí công có thể cải thiện sức khỏe và trí thông minh⁶⁶¹, đồng thời cũng có thể huy động tiềm năng bẩm sinh và công năng đặc dị của con người.
Việc các công năng đặc dị của cơ thể con người có thể được khai phá và rèn luyện ra trong một thời gian ngắn cho thấy, nó có thể là một chức năng sinh lý vốn có của cơ thể con người mà người bình thường không nhận ra được.
Nghiên cứu của bác sỹ sản phụ khoa Nhật Bản Akira Ikegawa về trí nhớ trong tử cung cho thấy, thai nhi còn trong bụng mẹ đã sở hữu công năng thấu thị. Mà khả năng thị giác của mắt thường bắt đầu phát triển khi bé được khoảng bảy đến mười tuần trong bụng mẹ. Vào thời điểm bé sắp chào đời thì khả năng thị giác về cơ bản đã phát triển đầy đủ. ⁶⁶²
Điều này gợi ý cho chúng ta rằng, công năng đặc dị là bản năng bẩm sinh của cơ thể con người, là tiềm năng bẩm sinh được ban tặng cho con người khi con người được tạo ra. Trong tình huống thông thường, những công năng đặc dị này giống như bị khóa. Dưới một số trường hợp đặc biệt, những ổ khóa này sẽ được mở, được rèn luyện ra, có thể được khai phát hoặc điều động thông qua khí công hoặc tu luyện. Trẻ càng nhỏ thì càng dễ khai phát công năng.
Cần chỉ ra rằng việc chúng ta thừa nhận sự tồn tại của công năng đặc dị không có nghĩa là một ai đó sẽ luôn có công năng đặc dị, bởi vì công năng đặc dị liên quan đến rất nhiều yếu tố. Không có gì lạ khi một số người lúc đầu có công năng đặc dị rất mạnh, nhưng sau đó yếu đi hoặc biến mất vì nhiều lý do.
6.5 Công năng đặc dị được các nhà khoa học thừa nhận rộng rãi
Các nghiên cứu nghiêm ngặt và lặp đi lặp lại mà các nhà khoa học thực hiện để kiểm chứng công năng đặc dị đã chứng minh đầy đủ rằng, công năng đặc dị có thể là một khả năng tiềm ẩn của cơ thể con người và là tồn tại chân thực. Những người sở hữu các loại công năng đặc dị không bị giới hạn bởi quốc gia, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp hay tuổi tác, hơn nữa còn phân bố rộng rãi về mặt địa lý.
Ông Tiền Học Sâm, một nhà khoa học nổi tiếng ở Trung Quốc, thông qua tự mình nghiên cứu đã chứng thực rằng công năng đặc dị là có thật chứ không phải giả. Viện sỹ Vương Kiềm Xương (nhà vật lý hạt nhân Trung Quốc) và ông Bối Thì Chương (người đặt nền móng cho ngành vật lý sinh học Trung Quốc và là viện sỹ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) đều tin rằng công năng đặc dị là hiện tượng tồn tại khách quan, đáng được nghiên cứu kỹ.
Tuy nhiên, luôn có người cho rằng hiện tượng công năng đặc dị là mâu thuẫn với các lý thuyết khoa học hiện đại. Họ cho rằng cơ thể con người phải thông qua các phương thức cảm quan như thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác và thính giác v.v. để nhận biết các vật thể lạ. Ví dụ, thị giác được tạo ra thông qua sự dẫn truyền thần kinh thị giác đến não để sinh ra hình ảnh, xúc giác được hình thành thông qua tiếp xúc với da, hoặc vị giác được hình thành thông qua cảm nhận của nụ vị giác. Họ ôm theo cách nhìn cố chấp bất biến này, vậy nên cho rằng công năng đặc dị không thể tồn tại.
Về vấn đề này, nhà vật lý cao năng lượng Triệu Trung Nghiêu từng nói: “Khi người bình thường lần đầu tiên nghe về những hiện tượng đặc biệt của cơ thể con người, họ luôn không đồng tình hoặc thậm chí phản đối. Nhưng sau khi thực sự nhìn thấy những bài kiểm tra của người khác và tham gia vào công tác kiểm tra như vậy, họ đều tin tưởng và cảm thấy nó xác thực tồn tại. Kiểu nhận thức dần sự thật thông qua thực tiễn này là một thái độ khoa học rất tốt.”
Trong lịch sử phát triển khoa học, bất kỳ lý thuyết khoa học nào trước khi trưởng thành đều có biểu hiện chủ yếu là tính dị thường về hiện tượng học và tính không xác định về mặt khái niệm, từ đó gây ra nhiều tranh cãi. Nhưng chừng nào hiện tượng này còn là tồn tại khách quan, thì tính quy luật của nó cuối cùng sẽ trở nên rõ ràng thuận theo sự phát triển của khoa học, và cuối cùng nó sẽ được công nhận.
Ngay cả khi các thí nghiệm về nhận dạng ký tự đặc biệt, công năng ban vận hoặc đột phá rào cản không gian đã có nhiều lần thất bại, thì người ta cũng không thể bởi vì thất bại mà phủ nhận những công năng đặc dị này xác thực tồn tại.
Các thí nghiệm khoa học nghiêm ngặt do các nhà khoa học thực hiện đã chứng minh rằng ông Trương Bảo Thắng, Tôn Trữ Lâm và những người khác sở hữu những công năng đặc dị mà người bình thường không có. Điểm này là không thể phủ nhận.
Điều đáng nói là, thí nghiệm kiểm tra công năng đặc dị có thành công hay không, trừ việc liên quan đến công năng của bản thân người đó có ổn định không, công lực lớn nhỏ ra sao, thì trạng thái cảm xúc của đối tượng thử nghiệm và bầu không khí của hiện trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát huy tại chỗ của công năng đặc dị.
Ví dụ, nhiều nhà khoa học, bao gồm ông Tống Khổng Trí và Trương Thủ Lương, trong khi nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khi đối tượng thử nghiệm có tâm trạng thoải mái, vui vẻ thì việc nhận ra các từ bị phong kín sẽ dễ dàng hơn, thời gian nhận ra cũng ngắn hơn. Khi tâm trạng không tốt hoặc tinh thần căng thẳng thì khá khó nhận ra hoặc không thể nhận ra. Các trạng thái sinh lý như đói, mệt mỏi v.v. cũng có tác động xấu đến công năng này. Khi đối tượng thử nghiệm với công năng không đủ mạnh bị vây quanh bởi một nhóm người hoài nghi hoặc thậm chí có ý thù địch, thử nghiệm thường thất bại.
Chúng ta cũng đã thấy được từ các thí nghiệm trước đó của các ông Baxter và Masaru Emoto rằng hoạt động tinh thần của người quan sát có tác động đến đối tượng quan sát.
(Còn tiếp)
Tài liệu tham khảo:
- 【真实历史影像】钱学森谈特异功能,507所研究档案,中国人体科学探索。时间12分03:https://www.ganjingworld.com/s/0zXqJwwez4?t=722
- Olga Savka. 30.05.2005 13:13. Scientists discover third eye – the center of telepathy and clairvoyance. The fact of the third eye’s existence can be found in modern embryology.https://english.pravda.ru/history/8331-thirdeye/
- Baconnier, S., Lang, S. B., Polomska, M., Hilczer, B., Berkovic, G., & Meshulam, G. (2002). Calcite microcrystals in the pineal gland of the human brain: first physical and chemical studies. Bioelectromagnetics, 23(7), 488–495.https://doi.org/10.1002/bem.10053; https://sci-hub.st/10.1002/bem.10053
- Li, X., Montgomery, J., Cheng, W., Noh, J. H., Hyde, D. R., & Li, L. (2012). Pineal Photoreceptor Cells Are Required for Maintaining the Circadian Rhythms of Behavioral Visual Sensitivity in Zebrafish. PLoS ONE, 7(7).https://doi.org/10.1371/journal.pone.0040508
- Falcón, J. (1999). Cellular circadian clocks in the pineal. Progress in Neurobiology, 58(2), 121-162.https://doi.org/10.1016/S0301-0082(98)00078-1; https://sci-hub.st/https://doi.org/10.1016/S0301-0082(98)00078-1
- 陈守良。人体特异性功能的调查报告 (2011-04-18 15:53:58)https://blog.sina.com.cn/s/blog_62890f110100rdjw.html
- 宋孔智。张宝胜特异功能的启示。2008年7月。https://drive.google.com/file/d/1n9ffaU-mjVOUpRWqOTg5l8DQMKYqTrkB/view?usp=drive_link
- 钱学森。开展人体科学的基础研究。https://drive.google.com/drive/folders/1fcb4XXHEs2e0KJiqQw341pamcWrvsGEA?usp=share_link
- 陈守良。人体特异性功能的调查报告 (2011-04-18 15:53:58)https://blog.sina.com.cn/s/blog_62890f110100rdjw.html
- Experimental Research in the Application of Qigong (Deep Breathing) Exercises to Restore Intelligence for Mentally Handicapped Children. Yunnan University Physics Department,Office of Somatic Science Research. Approved For Release 2000/08/10: CIA-RDP96-00792R000300050001-9.
662.父母是孩子选择的:育儿从孩子出生前开始。池川明着。卢佳女译。中国友谊出版公司 2010年10月。ISBN978-7-5057-2811-0。https://zlibrary-africa.se/s/
Nhóm biên soạn “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa”.
Toàn Phong biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ