Nhà xuất bản Wiley ngừng xuất bản 19 tập san khoa học, thu hồi hơn 11,300 bài luận văn
Trong tháng này, nhà xuất bản đa quốc gia Wiley đã ngưng xuất bản 19 tập san khoa học, một số trong đó bị ảnh hưởng bởi các vụ gian lận nghiên cứu quy mô lớn. Với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, số lượng bài luận văn bị gỡ bỏ đã đạt mức cao kỷ lục, trong đó số lượng các “tác phẩm” đến từ các “công xưởng luận văn” ở Trung Quốc rất lớn, chiếm 55% tổng số bài luận văn trên toàn thế giới.
Nhà xuất bản đa quốc gia Wiley có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã dừng xuất bản 19 loại tập san khoa học do Hindawi, công ty con của Wiley, quản lý.
Phát ngôn viên của Wiley cho biết, trong hai năm qua, nhà xuất bản này đã thu hồi hơn 11,300 bài luận văn từ các tập san của Hindawi.
Đối với việc ngưng xuất bản lần này, Wiley cho biết không chỉ vì lý do gian lận nghiên cứu, mà còn có nhiều lý do khác. Đây là một phần của của kế hoạch hợp nhất sản phẩm của Hindawi và Wiley.
Nhà xuất bản Wiley thành lập từ năm 1807 và có hơn hai trăm năm lịch sử. Tháng 01/2021, Wiley mua lại Hindawi, một nhà xuất bản được thành lập ở Ai Cập vào năm 1997, với giá 298 triệu USD. Hindawi sở hữu hơn 200 tập san khoa học, công nghệ, và y học đã được giới đồng ngành bình duyệt.
Ban đầu, Wiley kỳ vọng rằng việc gia nhập của Hindawi sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhiều lựa chọn hơn để đăng tải các bài luận văn và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các đối tác của mình. Tuy nhiên, sau đó, công ty này phát hiện Hindawi vướng vào các vụ tai tiếng xuất bản của giới học thuật.
Năm 2022, hàng ngàn bài luận văn từ các tập san của Hindawi đã bị gỡ xuống vì công ty này thao túng quá trình bình duyệt. Tháng 03/2023, 19 tập san của Hindawi bị xóa khỏi chỉ mục tra cứu của trang web khoa học (Web of Science) vì không đạt tiêu chuẩn về chất lượng biên tập. Tháng 05/2023, Wiley đóng cửa bốn tập san của Hindawi để giảm “các bước mang tính hệ thống trong xuất bản.”
Tháng 12/2023, Wiley thông báo sẽ ngừng sử dụng tên thương hiệu Hindawi, và sẽ hợp nhất khoảng 200 tập san của Hindawi vào danh mục 2,000 tập san của Wiley trong năm nay. Wiley cũng tiết lộ rằng, do các tập san của Hindawi tràn ngập các bài luận văn tai tiếng [“công xưởng luận văn”] nên doanh thu của công ty này trong quý gần đây nhất đã tổn thất 18 triệu USD so với cùng thời kỳ của năm trước.
Số lượng bài luận văn bị gỡ bỏ trên toàn cầu đạt mức cao kỷ lục
“Công xưởng luận văn” là [nhóm từ] chỉ các công ty nhận ủy thác từ khách hàng và thay họ viết các luận văn học thuật. Khách hàng thường cung cấp các chủ đề, độ dài, và thời gian mong muốn hoàn thành… của bài luận văn, rồi thanh toán theo thỏa thuận. Với sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo, phạm vi và mức độ làm giả luận văn học thuật ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo một bài báo trên tập san khoa học Nature của Anh quốc hồi tháng Mười Hai năm ngoái, tổng số bài luận văn bị gỡ bỏ trên toàn thế giới đến nay đã vượt qua con số 50,000 bài. Tuy nhiên, các nhà điều tra học thuật cho rằng điều này có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ước tính, số lượng bài luận văn được sản xuất bởi các công xưởng luận văn có thể lên tới hàng trăm ngàn bài.
Phân tích của tập san Nature cho thấy tỷ lệ bài luận văn bị gỡ bỏ (tổng số bài luận văn bị gỡ bỏ trong một năm/tổng số bài luận văn được công bố) đã tăng hơn gấp hai trong vòng mười năm qua.
Những hành vi gian lận quy mô lớn này đã đe dọa tính hợp pháp của ngành xuất bản học thuật trị giá gần 30 tỷ USD, cũng như độ tin cậy vào toàn bộ lĩnh vực khoa học.
Theo một bài viết khác của tập san Nature hồi tháng Hai năm nay, chỉ trong năm 2023, tất cả các nhà xuất bản đã phát hành gần 14,000 bản tuyên bố gỡ bỏ luận văn, con số này lập một kỷ lục mới.
Tập san này cho biết khoảng 3/4 trong số các bài luận văn bị gỡ bỏ có liên quan đến các học giả Trung Quốc. Chỉ riêng trong hơn 9,600 bài luận văn bị gỡ bỏ của Hindawi đã có khoảng 8,200 bài đến từ Trung Quốc. Từ năm 2021 đến nay, đã có hơn 17,000 bài luận văn bị gỡ bỏ liên quan đến các học giả của quốc gia này.
Công nghiệp hóa sản xuất luận văn ở Trung Quốc
Các “công xưởng luận văn” ngầm ở Trung Quốc có thể cung cấp dịch vụ toàn diện từ “viết thay” cho đến “công bố thay.” Hơn nữa, các nơi này còn có thể “sản xuất” luận văn cho các tập san thông thường đến các tập san hàng đầu quốc tế, với các mức phí khác nhau.
Tháng 05/2023, nhà tâm lý học thần kinh Bernhard Sabel đến từ Đại học Magdeburg, Đức, đã phối hợp với các học giả khác công bố một bài báo cáo điều tra có tựa đề “Cảnh báo những phương pháp làm giả luận văn sinh vật y học tràn lan” trên trang web luận văn học thuật về y học MedRxiv.
Báo cáo này cho biết, từ năm 2010 đến 2020, tỷ lệ “các bài luận văn nghi ngờ làm giả” đã tăng từ 16% lên 28%. Chỉ tính riêng năm 2020, số lượng bài luận văn giả trong lĩnh vực Y sinh học ước tính đã vượt qua con số 300,000 bài. Các quốc gia có tỷ lệ làm giả luận văn cao nhất là Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ai Cập, và Ấn Độ. Nhưng chỉ tính riêng về số lượng, Trung Quốc chiếm 55% trong tổng số bài luận văn giả trên toàn thế giới, do số lượng bài luận văn công bố của quốc gia này rất lớn.
Bài báo cáo còn cho biết các công xưởng luận văn ngầm chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Anh, và Hoa Kỳ. Nếu tính trung bình mỗi bài luận văn giả có giá 10,000 USD, thì “doanh thu” hàng năm của ngành này có thể lên đến 3-4 tỷ USD. Không chỉ các công xưởng luận văn thu lợi, mà trong một số trường hợp, nhân viên biên tập của các tập san nhỏ cũng nhận tiền từ các tác giả.
Ông Sabel tiết lộ, ông đã từng được các công xưởng luận văn cố gắng mời chào với mức thù lao hấp dẫn. Ông nói: “Sức cám dỗ thực sự rất lớn, đơn giản là tôi có thể cầm số tiền này để về hưu.”
Theo tính toán của ông Sabel, ước tính quy mô công nghiệp của công xưởng luận văn ngầm ở Trung Quốc có giá trị sản xuất hàng năm từ 1.65 đến 2.2 tỷ USD. Ước tính này của ông Sabel là dựa trên số liệu năm 2020, nhưng sau khi có trí tuệ nhân tạo, quy mô của ngành công nghiệp này hiện tại có thể còn cao hơn nhiều.
Sở dĩ lĩnh vực Y sinh học trở thành ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong nạn làm giả luận văn, là do tiêu chí đánh giá thăng tiến của các bác sĩ, học giả ở Trung Quốc dựa trên số lượng các bài luận văn được công bố.
Nạn làm giả của ĐCSTQ trở thành xu hướng
Trong “Cửu bình” (Chín bài bình luận về đảng Cộng sản) đã cho thấy bản chất của ĐCSTQ là “Giả, ác, đấu.” Ở Trung Quốc, không nơi nào là không có sự hiện diện của “giả” (làm giả, giả dối). Ngay cả các hãng truyền thông nhà nước của ĐCSTQ cũng đã thừa nhận vào hai năm trước rằng, mọi loại giấy chứng nhận của một người từ khi sinh ra cho đến khi qua đời đều có thể làm giả. Thậm chí ngay cả các bài luận văn y học trên các tập san hàng đầu thế giới có thể bị làm giả, thì dĩ nhiên là những thứ khác càng dễ bị làm giả hơn.
Dưới bầu không khí “mọi thứ đều có thể làm giả” như vậy, cách thức suy nghĩ và hành vi của người dân đều có những thay đổi lớn. Việc làm giả trở nên hết sức bình thường, và mức độ tin tưởng giữa người với người gần như bằng không.
Khoảng ba đến bốn năm trước, có một người nhập cư từ Quảng Đông, Trung Quốc đến New Zealand và cần làm nhiều loại giấy tờ chứng nhận. Anh ta tiết lộ với ký giả ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times rằng, do thiếu giấy tờ nên anh đã dùng một “bằng lái xe thật” được làm giả tại Hoa lục.
Cái gọi là bằng lái xe thật được làm giả, có nghĩa là mọi thông tin trên bằng lái đều là thật, ngoại trừ việc không phải do cơ quan nhà nước cấp mà là được làm tại chợ đen.