Nhà văn: Bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’ cho chúng ta biết ‘Những gì chúng ta làm hiện nay đều có báo ứng’
Khi nhà văn Nicky Viard đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại Sư Lý Hồng Chí, do hãng truyền thông NTD đăng tải hồi tháng Một, bà cảm thấy bài viết này khích lệ mọi người tự suy xét bản thân.
Bà Viard nói với NTD: “Tôi nghĩ rằng nếu những bài viết như thế này được nhiều người biết đến hơn, thì mọi người sẽ cân nhắc hệ quả của những gì họ tin, cách họ đối đãi với người khác, và rằng hệ quả từ những gì họ tin đó sẽ hình thành nên cách họ đối đãi với người khác.”
Bà Viard đồng tình rằng những gì con người làm đều có báo ứng hoặc tích cực hoặc tiêu cực, bà nói rằng “Nhân gian là một cõi gian nan” với nhiều gian truân và khổ nạn xảy ra trong đời người.
Bà nói: “Có rất nhiều gian truân và khổ nạn mà chúng ta trải qua trên Trái đất này. Nhưng, như Đại Sư Lý nói, nếu chúng ta có thể vượt qua và vẫn mỉm cười, và suy cho cùng, chúng ta tiếp thu bài học và vẫn thiện đãi những người xung quanh mình — bạn biết đấy, điều này sẽ ảnh hưởng đến những người xung quanh, và cách chúng ta đối đãi với họ.”
Nói chung, bà Viard tin rằng hầu hết mọi người đều có [hạt giống] nhân hậu trong tâm và thiện đãi những người thân yêu, con cái, và thú cưng của mình. Nhưng bà cũng đồng tình với Đại Sư Lý rằng có tồn tại cái ác trong xã hội ngày nay.
“Tôi vừa đọc bài viết vừa gật gù,” bà Viard cho hay, đồng thời nói thêm rằng Đại Sư Lý ghi nhận thế giới ngày nay có những điều tốt đẹp, song bài viết cũng đề cập đến cái ác — rằng những ai làm điều xấu sẽ phải chịu báo ứng.
Bà nói: “Tôi không tin là chúng ta thoát được: có một cái giá nhất định phải trả khi chúng ta gây ra tổn hại nghiêm trọng đến cuộc đời của người khác.”
“Tôi nghĩ nghiệp lực luân báo là một điều rất tốt,” bà Viard cho biết thêm. “Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta tuân theo luật nhân quả và những niềm tin cơ bản, tôi thấy rằng điều đó sẽ khiến chúng ta cư xử tốt hơn với đồng loại của mình, mà không hạ thấp bản thân và các tiêu chuẩn của chính mình. Bởi vì có hậu quả, có hậu quả cho hành vi xấu ác, cũng như phần thưởng cho hành vi tốt.”
Pháp Luân Công là một môn luyện tập thiền định có nguồn gốc từ Trung Quốc. Pháp môn này dựa trên các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn và bắt nguồn từ các truyền thống cổ xưa của Trung Hoa vốn tin vào sự đề cao đạo đức và cuối cùng sẽ dẫn đến giác ngộ tâm linh.
Vào đầu những năm 1990, Đại Sư Lý đích thân truyền dạy môn tu luyện tinh thần này tại các địa điểm trên khắp Trung Quốc. Trước khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/07/1999, số lượng người theo học ước tính đạt đến 100 triệu người, và chính quyền đã từng ca ngợi môn tập này vì những lợi ích chữa bệnh và rèn luyện thân thể.
‘Vũ trụ ghi nhận mọi thứ’
Bà Viard đồng tình với ý tưởng của Đại Sư Lý về luân hồi, giải thích rằng bà cũng tin “linh hồn là bất diệt” và rằng con người chúng ta “thực sự không chết, mà vẫn tiếp tục sống.”
Bà Viard nói: “Chúng ta thực sự có một con đường sinh mệnh cho linh hồn của bản thân ngay tại đời này và trong các lần luân hồi sau.” Bà cũng nói thêm rằng: “Và những gì chúng ta đang làm hiện nay đều có báo ứng, nếu việc làm đó là xấu và gây tổn thương [cho người khác].”
Trương Đăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times