Chủ tịch Học viện Trường phái Khắc kỷ tìm thấy ‘thiên đạo’ trong bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’
Ông Kelly Kinkade, một người theo trường phái Khắc kỷ tin vào việc tích đức và chấp nhận những khó khăn trong cuộc sống như một cách để hoàn thiện bản thân, đã tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa triết lý đạo đức của ông và những lời dạy của môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.
Ông Kinkade, chủ tịch của Học viện Khắc kỷ, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại Michigan, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với NTD, hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times, đã chia sẻ rằng chân, thiện, và nhẫn — các nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công — tương tự như giá trị đạo đức của chủ nghĩa Khắc kỷ và bốn khía cạnh của trường phái này — công bằng, điều độ, thông thái, và can cảm.
“Những giá trị này mang lại lợi ích cho ai tuân theo; khiến một cá nhân hạnh phúc … một công dân tốt hơn. Những giá trị này vượt lên trên lợi ích cá nhân. Khi thực hành những nguyên lý này, chúng ta đang mang lại lợi ích cho toàn xã hội,” ông Kinkade bày tỏ.
Sự hiểu biết sâu sắc này chợt đến với ông từ bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại,” một bài viết của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại Sư Lý Hồng Chí, được công bố trên The Epoch Times hồi tháng 01/2023.
Ông Kinkade viết trong một bức thư gửi cho The Epoch Time: “Là một người theo trường phái Khắc kỷ, tôi vui mừng ngạc nhiên khi thấy bài viết này nhấn mạnh vào việc tích đức.”
“Sau khi đọc xong bài viết đó tôi cảm thấy có giá trị hơn … Được tiếp xúc với thế giới quan cao quý của vị ấy là điều rất có ý nghĩa đối với tôi,” ông chia sẻ thêm.
Ông Kinkade giải thích thêm rằng mặc dù hệ thống tín ngưỡng của ông có thể khác với Pháp Luân Công ở một số khía cạnh, nhưng mục tiêu cuối cùng là giống nhau.
Ông nói: “Việc Đông Tây giao thoa từ những quan điểm khác nhau là điều rất đáng khích lệ đối với tôi vì chúng ta đều có cùng kết quả … — thăng hoa [đạo đức] của từng cá nhân và của [cả một] nền văn minh.”
Khổ đau giúp con người đề cao
Trong bài viết, Đại Sư Lý đưa ra khái niệm rằng khổ đau và khó khăn tồn tại là để con người đề cao tâm tính. Nhưng việc nhìn nhận khổ đau là một hoàn cảnh để sửa đổi bản thân, cũng là một khái niệm hiện diện trong chủ nghĩa Khắc kỷ, theo ông Kinkade.
“Cách chúng ta đối đãi với những tình huống khó khăn trong cuộc sống có thể đem đến một hoàn cảnh tốt hơn so với khi ta chưa từng trải qua những đau khổ đó,” ông Kinkade, tác giả quyển sách “On Virtue” (“Về Đức hạnh”), chia sẻ.
“Đó là một học thuyết rất có uy lực theo bất kỳ thế giới quan nào,” ông nói.
Những khó khăn là điều không thể tránh khỏi, ông nhấn mạnh, nhưng “chịu đựng không có nghĩa là bạn đang làm chuyện gì sai; nó có thể có nghĩa là bạn đang [làm] mọi thứ đúng đắn trong cuộc đời mình.”
Ông nhấn mạnh rằng bài viết này của Đại Sư Lý cho ông một góc nhìn khác về việc đương đầu với những trắc trở trong cuộc sống, điều có ý nghĩa “vô giá” đối với ông.
Đồng cảm với các học viên bị bức hại
Đại Sư Lý truyền Pháp Luân Công ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992. Môn tu luyện này đã được đón nhận rộng rãi, với số lượng học viên ước tính khoảng 70 triệu đến 100 triệu. Chính quyền cộng sản [Trung Quốc], vì lo sợ số lượng lớn những học viên này là một mối đe dọa đến sự cai trị độc tài của đảng, đã bắt đầu một chiến dịch càn quét nhằm xóa sổ môn tu luyện này bắt đầu vào ngày 20/07/1999, một chiến dịch vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay.
Ông Kinkade bày tỏ sự biết ơn đến Đại Sư Lý vì đã tiết lộ cho ông biết sâu hơn về Pháp Luân Công, giúp ông đồng cảm hơn với các học viên bị bức hại ở Trung Quốc.
“Bài viết này giúp tôi đồng cảm với những cá nhân đáng trân trọng, những người bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công. Trước kia, tôi chỉ biết những người này qua một cái tên và dòng mô tả về sự tra tấn mà họ gánh chịu. Bài viết này đã giải thích những đức tin sâu sắc nhiều người trong số họ gìn giữ,” ông Kinkade viết trong bức thư gửi đến The Epoch Times.
“Vì vậy, bài viết đã khiến những con người này càng trở nên thực với tôi và làm cho những báo cáo bức hại đó khiến tôi cảm thấy phẫn nộ hơn về sự bất công mà những con người đáng thương này phải chịu đựng,” ông bổ sung.
Ông tiếp tục nói rằng cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công là một “cuộc tấn công vào tín ngưỡng đối với Thần,” vì thế là “một cuộc tấn công các vị Thần.”
Ông nói trong cuộc phỏng vấn rằng, “Đó là lý do vì sao cuộc bức hại này thật kinh hoàng với thế giới văn minh, vì tất cả chúng ta đều là những người thân thích trong một gia đình, và cuộc bức hại này là một sự công kích thậm tệ vào chính xã hội nhân loại. Thế giới này cần phải biết đến cuộc bức hại dã man đó.”
“Bài viết minh chứng rằng bất kỳ chính phủ nào bức hại hoặc cảm thấy bị đe dọa bởi việc thực hành Pháp Luân Công là điên cuồng đến mức độ nào,” ông kết luận.
Hợp nhất bởi mối liên hệ với Thần
Trong cuộc phỏng vấn nói trên với NTD, ông Kinkade cũng bày tỏ sự cảm kích vì thiện ý của Đại Sư Lý khi nói về những thiên cơ và một hệ các giá trị chung gắn kết nhân loại.
“Ý tưởng cho rằng trong cuộc đời này có một mục đích cao cả hơn tất cả [những sự vui vẻ tạm thời] khiến tôi nhớ đến những gì tôi thực hành trong trường phái Khắc kỷ,” ông viết.
Liên hệ giữa những lời của Đại Sư Lý với đức tin của mình, ông đề cập đến khái niệm của trường phái Khắc kỷ về chủ nghĩa thế giới, dạy rằng toàn nhân loại có mối liên hệ vật chất và đạo đức theo một “mối quan hệ thân thích hàng ngang.”
“Nhưng chúng ta cũng có mối liên hệ với Thần gắn kết chúng ta trong một mối quan hệ hàng dọc với các vị Thần,” ông chia sẻ.
“Trải nghiệm [đọc bài viết này] là một điểm ‘Đông Tây hội ngộ’ sâu sắc giúp hợp nhất hai thế giới quan mà chỉ [có thể] bắt nguồn từ thiên đạo,” ông viết cho The Epoch Times.
“Thật là ý nghĩa với tôi khi nghe được suy nghĩ uyên thâm như vậy từ một người quan trọng như nhà sáng lập Pháp Luân Công. … Đại Sư Lý Hồng Chí đã đang có ảnh hưởng tới nhiều người hơn bất kỳ chính trị gia nào tôi biết,” ông bổ sung.
Ông tiếp tục gửi lời cảm ơn đến The Epoch Times vì đã giúp ông tiếp xúc với bài viết của Đại Sư Lý và khen ngợi tờ báo vì đã không e ngại nói về những chủ đề tâm linh.
“Nhiều tổ chức tránh né các chủ đề tâm linh, mặc dù những chủ đề này là những chủ đề quan trọng bật nhất trong một cuộc sống viên mãn. Tôi ủng hộ những tổ chức viết bài về các chủ đề tâm linh,” ông Kinkade viết.
“Những bài viết giống như vầy giúp The Epoch Times trở nên uy tín, đáng tin cậy, và thú vị hơn trong tâm khảm của tôi,” ông bổ sung.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times