Nhà phân tích: Trong cuộc chạy đua giành quyền lực toàn cầu, ĐCSTQ xếp hạng mọi quốc gia họ muốn vượt qua
Là một phần trong chiến lược chiến tranh gây hỗn loạn, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xếp hạng các quốc gia theo một giá trị thực nghiệm hoặc điểm số mà họ gọi là giá trị số sức mạnh quốc gia toàn diện. Theo bà Cleo Pascal, một thành viên cao cấp của Tổ chức Bảo vệ Dân chủ, ĐCSTQ sau đó đo lường theo kinh nghiệm những gì tổ chức này cần để vượt qua họ, với mục tiêu trở thành cường quốc số một trên thế giới.
“Mục tiêu công khai, đã nêu của Trung Quốc là trở thành cường quốc số một thế giới về sức mạnh quốc gia toàn diện… Theo một nghĩa tương đối, nếu quý vị hạ gục [các quốc gia khác], thì quý vị đang làm tốt hơn họ,” bà Pascal cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên “American Thought Leaders” (Các nhà Lãnh đạo Tư tưởng Mỹ), một chương trình của EpochTV.
Hiểu khái niệm “sức mạnh quốc gia toàn diện” (CNP) của Trung Quốc, được áp dụng vào những năm 1990, là chìa khóa để hiểu chiến lược chính sách ngoại giao của Trung Quốc, bà Pascal cho biết trong phiên điều trần trước Tiểu ban Ngoại giao của Hạ viện về Á Châu, Thái Bình Dương, Trung Á, và Không phổ biến vũ khí hạt nhân hồi năm 2021.
“Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), CNP là một con số thực tế,” bà Pascal nói với Ủy ban Ngoại giao Hạ viện trước khi dẫn lời Đại úy (Đã về hưu) Bernard Moreland, cựu liên lạc viên của Tuần duyên Hoa Kỳ tại Bắc Kinh.
Theo bà Pascal, ông Moreland đã định rõ điểm CNP của ĐCSTQ là một thước đo khách quan.
“‘Bắc Kinh liên tục tính đi tính lại CNP của Trung Quốc so với các quốc gia khác giống như cách mà nhiều người trong chúng ta theo dõi sự phát triển của quỹ hưu trí 401(k) của mình. [ĐCSTQ] bị ám ảnh bởi kỹ thuật và tính toán mọi thứ và tin rằng tất cả các vấn đề đều có thể quy về các con số và thuật toán. Đây là ý của họ khi họ đề cập một cách hoa mỹ đến ‘phương pháp tiếp cận khoa học’,” bà Pascal trích lời ông Moreland.
Bà Pascal đã giải thích mối liên hệ giữa chiến tranh entropic và điểm số CNP với người dẫn chương trình American Thoughts Leaders Jan Jekielek, và cách cả hai liên kết với nhau trong chiến lược của ĐCSTQ nhằm giành quyền thống trị toàn cầu.
“Trạng thái của sự mất trật tự là khi mọi thứ bắt đầu sụp đổ hoặc phân mảnh và trở nên hỗn loạn. Nếu quý vị nhìn vào cách Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành chiến tranh chính trị và nhắm vào các quốc gia, thì một phần của hành động đó là chiến tranh gây hỗn loạn — để đạt được điều đó, việc này giúp chúng ta hiểu mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một thành phần cốt lõi của điều đó là — và chúng ta thấy điều đó trong các nhóm chuyên gia cố vấn của Trung Quốc — là sức mạnh toàn diện của quốc gia,” bà Pascal nói.
Bà Pascal cho biết chế độ ĐCSTQ tính điểm CNP cho mọi quốc gia và đo lường bằng số những gì cần thiết để Trung Quốc trở thành cường quốc số một về sức mạnh quốc gia toàn diện liên quan đến mọi tham số, bao gồm cả kinh tế và quân sự.
Bà Pascal nói với ông Jekielek: “Giả dụ như nếu quý vị có một mỏ khoáng sản đất hiếm ở quốc gia của quý vị, nhưng đó là một công ty Trung Quốc đang khai thác mỏ khoáng sản này, họ coi đó là sức mạnh quốc gia toàn diện của họ, không phải của quý vị, bởi vì điều đó đang cung cấp cho hệ thống của họ. Họ có cách nhìn hoàn toàn khác. Nếu quý vị có một con gấu trúc trong sở thú, điều đó có nghĩa là họ đã ghi điểm trước quý vị về quyền lực mềm. Điều đó rất thực nghiệm và hơi điên rồ một chút.”
Theo bà, ĐCSTQ xem việc chia nhỏ các thông số khác nhau của nhân loại thành các giá trị số có thể đo lường được là “động lực quan trọng và sức mạnh toàn diện của quốc gia”, và việc này hoạt động hoàn toàn trái ngược với cách tiếp cận của Hoa Kỳ.
“Có hai cách để cải thiện xếp hạng tương đối của quý vị. Một là phong cách điển hình của người Mỹ, đó là quý vị làm việc chăm chỉ và trở nên tốt hơn. Cách khác là quý vị hạ gục những người khác. Và sau đó, theo một nghĩa tương đối, nếu quý vị hạ gục được họ, thì quý vị đang làm tốt hơn họ,” bà nói.
Theo bà Pascal, khái niệm về sức mạnh toàn diện quốc gia này của Đảng cộng sản Trung Quốc giải thích nghị trình của Bắc Kinh đằng sau việc bơm fentanyl vào Hoa Kỳ vì fentanyl hủy hoại công dân Hoa Kỳ, gia đình và cộng đồng của họ.
“Đó là chiến tranh gây hỗn loạn thực sự vốn tạo ra sự phân mảnh, tan rã, lộn xộn trong một quốc gia mục tiêu. Theo một nghĩa tương đối, đó là một thành phố ở Trung Mỹ đã bị ảnh hưởng bởi những giọt fentanyl. Và theo nghĩa tương đối, Trung Quốc đang làm tốt hơn. Điều đó cho thấy những gì họ sẵn sàng làm để nâng cao sức mạnh toàn diện của quốc gia, đó là sử dụng siêu hạn chiến tranh, tất nhiên, đó là một thuật ngữ khác của Trung Quốc,” bà Pascal nói.
Trong lời chứng của mình, bà Pascal nhắc nhở ủy ban quốc hội rằng ông Moreland phân tích điểm số CNP của chế độ Trung Quốc như một “mục tiêu tự thân” và rằng “sự theo đuổi” CNP của ĐCSTQ là lý do cho gần như bất cứ hành động nào của tổ chức này.
Bà cho biết trong một bài báo đăng trên tờ Sunday Guardian hồi đầu năm nay rằng ĐCSTQ đang ở các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến tranh nhiệt đới ở Maldives, Nepal và Sri Lanka, và “sự lây lan” đang lan rất nhanh ở Thái Bình Dương.
‘Thao túng giới tinh anh’
Bà Pascal nói với ông Jekielek rằng trước khi sử dụng lựa chọn siêu hạn chiến (chiến tranh không giới hạn) để tiến hành chiến tranh gây hỗn loạn nhằm làm tan rã và làm suy yếu các xã hội mục tiêu của mình, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nỗ lực để thao túng giới tinh anh của các xã hội đó.
“Họ nhìn vào một quốc gia và nếu họ có thể kiểm soát được giới tinh anh, thì họ sẽ thích làm điều đó hơn. Chính xác là họ sẽ chiếm được quốc gia này thông qua giới tinh anh. Nếu họ không thể làm điều đó, thì họ sẽ sử dụng siêu hạn chiến để tiến hành chiến tranh gây hỗn loạn nhằm làm tan rã và làm suy yếu các xã hội đó, do đó khả năng chống lại hành vi cưỡng chế của Trung Quốc yếu đi,” bà Pascal nói.
Theo chiến lược này, ĐCSTQ có xu hướng xác định một nhà lãnh đạo độc đoán và sau đó ủng hộ họ vì điều đó có lợi cho họ trong một cuộc chiến gây hỗn loạn hoặc nội chiến, bà nói thêm.
“Một nhà lãnh đạo độc đoán có một lợi thế, đặc biệt nếu họ được hỗ trợ bởi tài sản và thông tin tình báo của PRC [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]. Họ cũng có xu hướng bị đẩy ra khỏi phạm vi phương Tây. Người Mỹ không muốn đối mặt với một số nhà lãnh đạo chuyên chế. Nhà lãnh đạo này thậm chí còn có ít lựa chọn hơn, và vì vậy, họ thậm chí sẽ gần gũi hơn với Trung Quốc,” bà Pascal nói.
Theo bà Pascal, Quần đảo Solomon, một trong những quốc đảo ở Thái Bình Dương đã chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang ĐCSTQ hồi năm 2019, cũng được đối xử theo chiến lược tương tự. Quốc đảo này, với dân số chỉ 700,000 người, là địa chiến lược không thể thiếu đối với Hoa Kỳ nhưng hiện đang ở gần Trung Quốc hơn, quốc gia đã ký một thỏa thuận an ninh trên diện rộng hồi tháng Tư năm nay.
Bà đánh đồng chiến lược của Trung Quốc với những gì thực dân Anh đang làm trong thế kỷ 19.
Phương Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times