Nghiên cứu: Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập có thể thu thập năng lượng điện từ
Kim tự tháp Ai Cập đã tồn tại hàng nghìn năm rất thần bí, cho đến ngày nay không ai biết được kim tự tháp là được xây dựng nên như thế nào. Các nhà khoa học gần đây phát hiện, các kim tự tháp Ai Cập có chức năng tập trung năng lượng điện từ bên trong tháp, khiến cho loại kiến trúc cổ xưa này lại tăng thêm vài phần bí ẩn.
Đại kim tự tháp Giza (Great Pyramid of Giza) cao 481 foot (146,7 mét), còn được gọi là Kim tự tháp Pyramid of Khufu là một trong ba kim tự tháp nổi tiếng ở Giza, cũng là kim tự tháp lâu đời nhất và lớn nhất trong số đó.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học ITMO ở St.Petersburg, Nga và Laser Zentrum Hannover ở Đức phát hiện ra rằng không gian bên trong và dưới đáy của Đại kim tự tháp Giza có chức năng ngưng tụ sóng điện từ, công năng này có thể giúp ngưng tụ năng lượng bên trong kim tự tháp.
Để có thể tiến hành nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đầu tiên xem xét mức sóng vô tuyến có thể gây ra cộng hưởng bên trong kim tự tháp với bước sóng từ 200 đến 600 mét. Tiếp theo, họ xây dựng một mô hình phản ứng điện từ của kim tự tháp để hiểu rõ quá trình cộng hưởng, xem một bộ phận nào của năng lượng điện từ sẽ bị kim tự tháp hấp thụ hoặc phân tán. Cuối cùng họ đã thu được tình huống phân bố trường điện từ bên trong kim tự tháp.
Tiến sĩ Andrey Evlyukhin, người điều phối nghiên cứu, cho biết vì các nhà nghiên cứu không biết nhiều về các đặc tính vật lý của kim tự tháp, nên một số giả thiết đã được đưa ra. Ví dụ, họ giả thuyết rằng bên trong kim tự tháp không có hang động nào chưa được biết đến, mà các đặc tính của đá vôi thông thường trong vật liệu xây dựng được phân bổ đồng đều bên trong và bên ngoài kim tự tháp.
Các nhà nghiên cứu cho biết, nghiên cứu này không chỉ có thể hiểu sâu hơn về kim tự tháp mà còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoa học và công nghệ trong tương lai.
Nhóm nghiên cứu hiện có kế hoạch sử dụng kết quả nghiên cứu này của mình để thiết kế các hạt nano, dùng cho việc phát triển các thiết bị cảm biến và năng lượng điện từ mặt trời với hiệu suất cao.
Phụ trách biên tập: Lý Linh