Nghị viện EU bỏ phiếu cho phép các hoạt động hạt nhân và khí đốt tự nhiên được phân loại là đầu tư bền vững
Các nghị viên của Nghị viện Âu Châu (MEP) đã bỏ phiếu hôm 06/07 để không bác bỏ việc bổ sung các hoạt động hạt nhân và khí đốt tự nhiên vào hệ thống phân loại của Liên minh Âu Châu về các khoản đầu tư bền vững.
Những người phản đối sửa đổi này phải bảo đảm đa số tuyệt đối trong Nghị viện Âu Châu gồm 705 nghị viên, hoặc 353 MEP.
Chỉ có 328 MEP đã bỏ phiếu chống lại Đạo luật của Ủy ban Âu Châu, trong đó xác định khí đốt tự nhiên và hạt nhân là các hoạt động chuyển tiếp cho phép giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Mặc dù họ đông hơn số 278 người không phản đối đạo luật này, họ vẫn thiếu so với yêu cầu đa số tuyệt đối, với 33 MEP bỏ phiếu trắng.
Đạo luật sẽ có hiệu lực hôm 01/01/2023, nếu cả Hội đồng Âu Châu và Nghị viện Âu Châu đều không phản đối trước ngày 11/07.
Được công bố lần đầu tiên vào tháng 02/2022, đạo luật chỉ rõ rằng việc hỗ trợ cho các hoạt động hạt nhân và khí đốt tự nhiên sẽ được thực hiện “trong những điều kiện nghiêm ngặt và trong một thời gian giới hạn.”
Một ngày trước cuộc bỏ phiếu của Nghị viện, nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg đã lên tiếng không đồng tình với việc sửa đổi phân loại của EU trên mạng xã hội:
Tomorrow the European Parliament will decide whether fossil gas and nuclear will be considered "sustainable" in the EU taxonomy. But no amount of lobbyism and greenwashing will ever make it "green". — Greta Thunberg (@GretaThunberg) July 5, 2022
We desperately need real renewable energy, not false solutions. #NotMyTaxonomy
Sau cuộc bỏ phiếu, cô Thunberg lập luận trong một Tweet khác rằng hành động này “sẽ trì hoãn một quá trình chuyển đổi bền vững thực chất rất cần thiết và làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu Nga.”
Câu lạc bộ Rome, một nhóm môi trường nổi tiếng khác cũng không hài lòng với cuộc bỏ phiếu của Nghị viện Âu Châu.
Câu lạc bộ Rome nổi tiếng với báo cáo “Giới Hạn Cho Tăng Trưởng” (“Limits to Growth”) năm 1972, trong đó lập luận rằng quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng và sự gia tăng dân số có thể làm hao mòn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên của Trái Đất.
Bà Sandrine Dixson-Declève, đồng chủ tịch Câu lạc bộ Rome, cho biết trong một thông cáo báo chí hôm 06/07: “Trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine, thật nực cười khi EU tiếp tục [hợp pháp hóa] khí đốt có bao nhiêu hiệu ứng nhà kính như kế hoạch vào đầu năm. Không thể chế đáng tin cậy nào có thể một mặt trừng phạt cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và mặt khác thúc đẩy các kế hoạch [khuyến khích] đầu tư có bao gồm nguồn cung cấp khí hóa thạch của Nga.”
Thông cáo báo chí của Câu lạc bộ Rome khẳng định rằng những người sẵn sàng chấp nhận đạo luật mới “phần lớn là những người [từ trung tâm] cho đến bên hữu của phổ chính trị tới từ các Quốc gia Thành viên có sự hiện diện trong ngành mạnh mẽ hoặc lợi ích tương lai trong ngành công nghiệp hạt nhân hoặc khí đốt.”
Điện hạt nhân đã trở thành ranh giới chia rẽ giữa các nhà bảo vệ môi trường lo ngại về biến đổi khí hậu do nhân loại tạo ra.
Trong khi nhiều nhà hoạt động xanh kiên quyết phản đối năng lượng hạt nhân, thì những người theo chủ nghĩa hiện đại sinh thái (Ecomodernism) như ông Ted Nordhaus của Viện Breakthrough lại cho rằng năng lượng hạt nhân là yếu tố cần thiết để giảm lượng khí thải carbon.
Ông Nordhaus viết trong một bài báo năm 2021 cho nhóm môi trường của mình, Viện Breakthrough: “Khi các quốc gia xây dựng các nhà máy hạt nhân, lượng khí thải giảm xuống một cách đáng kể và khi họ đóng cửa chúng, như chúng ta đã chứng kiến trong thập niên qua ở Nhật Bản và California, lượng khí thải sẽ tăng lên một cách đáng kể.”
Ông Steve Milloy, chủ sở hữu của trang web JunkScience.com, đã đặt câu hỏi về ưu tiên của những người phản đối EU về đạo luật phân loại.
Europeans may freeze this winter because of climate idiocy.
Meanwhile the EU is debating with nuclear power fits into "green taxonomy."
Idiots.https://t.co/Hg2bZZwMgb
— Steve Milloy (@JunkScience) July 6, 2022
Đặc biệt, Đức đã bị chỉ trích vì tiếp tục có kế hoạch đóng cửa các nhà máy hạt nhân còn lại của mình, ngay cả sau khi Nga xâm lược Ukraine gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho nước này.
Hồi tháng 11/2021, trước khi bản cập nhật Phân loại của EU được phát hành, Đức đã cùng Luxembourg, Đan Mạch, Áo, và Bồ Đào Nha phản đối khả năng thêm năng lượng hạt nhân vào bản cập nhật này.
“Năng lượng hạt nhân không phù hợp với nguyên tắc ‘không gây tổn hại đáng kể’ của Quy định Phân loại của EU,” các nước nói trên khẳng định trong một tuyên bố chung.
Tháng trước (06/2022), Đức đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại các nhà máy than đã đóng cửa để bảo tồn khí đốt tự nhiên.
Ông Robert Habeck, Phó Thủ tướng Đức, và là thành viên của Đảng Xanh, cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 19/06 rằng việc kích hoạt “nhiều nhà máy nhiệt điện hơn trong một giai đoạn chuyển tiếp” là “cay đắng nhưng… gần như thiết yếu.”
Ông Nathan Worcester là một phóng viên môi trường tại The Epoch Times. Quý vị có thể liên lạc với ông tại [email protected] hoặc theo dõi ông trên Twitter @nnworcester.