Lời nói dối thô bạo của TT Biden: Năng lượng ‘xanh’ không tiết kiệm được tiền, đắt hơn gấp 4 đến 6 lần
Tổng thống (TT) Joe Biden tiếp tục tuyên bố rằng năng lượng gió và mặt trời sẽ tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, chiến lược chống lạm phát của Tòa Bạch Ốc do TT Biden công bố gần đây có đặc điểm chính là nhiều trợ cấp của chính phủ hơn đối với “năng lượng tái tạo.”
Ông Biden có thể lấy ý tưởng đó từ ông John Kerry, giám đốc khí hậu của chính phủ, người gần đây đã tuyên bố rằng “quang năng và gió ít tốn kém hơn than đá hoặc dầu hoặc khí đốt” Ông Pete Buttigieg, bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải của ông Biden, cũng tuyên bố tương tự về khoản hàng ngàn USD mà người lái xe có thể tiết kiệm nếu họ mua xe hơi điện.
Những tuyên bố này là hoàn toàn sai.
Những người ủng hộ các dự án lãng phí về năng lượng ‘xanh’ thường là những bậc thầy trong việc chơi trò với các con số, bởi vì đó là cách duy nhất để việc tạo ra điện từ gió và mặt trời có ý nghĩa. Những người ủng hộ việc này như ông Kerry thích tập trung vào chi phí vận hành thấp của năng lượng gió và mặt trời vì các loại năng lượng này không yêu cầu mua nhiên liệu liên tục. Việc bỏ qua tuổi thọ tương đối ngắn của các thành phần quang năng và gió, cũng như vốn đầu tư ban đầu cao, có thể khiến quang năng và gió như thể tốn kém ít hơn so với nhiên liệu hóa thạch hoặc năng lượng hạt nhân.
Chúng ta hãy đi thẳng vào sự thật. Giá của năng lượng xanh không chỉ là những gì quý vị phải trả ở cấp độ bán lẻ cho khí đốt hoặc điện. Giá này cũng bao gồm các khoản thuế quý vị phải trả để trợ cấp cho loại năng lượng này. Một nghiên cứu năm 2017 của Bộ Năng lượng cho thấy rằng với mỗi USD trợ cấp của chính phủ cho mỗi đơn vị BTU năng lượng được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch, thì gió và quang năng nhận được ít nhất 10 USD trợ cấp.
Sự ủng hộ năng lượng xanh là vì bất cứ lý do gì khác chứ không phải tiết kiệm tiền.
Lý do trợ cấp quá cao là do quang năng và gió có thêm chi phí so với [nguồn năng lượng] cạnh tranh đáng tin cậy hơn. Các nguồn năng lượng “xanh” không thể thay đổi, có nghĩa là sản lượng của chúng không thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu. Gió không thổi mạnh hơn, và mặt trời không chiếu sáng hơn, chỉ vì việc sử dụng điện đang đạt mức đỉnh điểm.
Ngược lại, các cơ sở sử dụng nhiên liệu hóa thạch – chẳng hạn như nhà máy than – lại có thể mở rộng sản xuất khi chúng ta cần nhất và giảm dần khi nhu cầu giảm.
Việc áp dụng rộng rãi việc tạo ra quang năng và gió sẽ đòi hỏi những loại pin đắt tiền trên quy mô lớn để bảo đảm rằng mọi người vẫn có điện khi gió ngừng thổi hoặc khi mặt trời ngừng chiếu sáng – giống như nó vẫn làm mỗi đêm.
Vì vậy, không giống như khí đốt tự nhiên đáng tin cậy và linh hoạt, quang năng và gió đòi hỏi các giải pháp lưu trữ quy mô lớn: các bộ pin to lớn hầu như không thân thiện với môi trường nhưng cũng cực kỳ đắt đỏ. Và vì những chiếc pin không tồn tại mãi mãi, chúng làm tăng thêm cả chi phí ban đầu và chi phí bảo trì trong suốt thời gian hoạt động của một trạm phát quang năng hoặc năng lượng gió.
Vấn đề tương tự cũng tồn tại với xe hơi điện. Giá bán xe điện cao hơn đáng kể so với xe hơi chạy bằng khí đốt thông thường, và những cái gọi là tiết kiệm theo thời gian giả định rằng năng lượng điện để sạc lại là miễn phí. Nhưng điện không miễn phí và giá điện đang tăng nhanh như giá xăng.
Những yếu tố như vậy luôn bị ông Kerry và các nhà hoạt động năng lượng “xanh” khác bỏ qua.
Để đánh giá thực tế các nguồn năng lượng khác nhau và đưa ra so sánh tương thích, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ sử dụng Chi phí Năng lượng được Bình đẳng hóa (LCOE) và Chi phí Lưu trữ được Bình đẳng hóa (LCOS). Các thước đo này xem xét chi phí ban đầu, tuổi thọ của hệ thống phát điện và lưu trữ, chi phí bảo trì và nhiên liệu, chi phí ngừng vận hành, trợ cấp, v.v. và so sánh với lượng điện được sản xuất trong suốt thời gian hoạt động của nhà máy điện.
Các con số không biết nói dối: năng lượng “xanh” là sự lãng phí tài nguyên hoàn toàn.
LCOE và LCOS cho các trang trại quang năng và gió trên bờ đắt gấp bốn lần so với khí đốt tự nhiên. Nhưng gió ngoài khơi mới là tệ nhất—loại này đắt gấp sáu lần khí đốt tự nhiên.
Quý vị hãy tưởng tượng việc phải trả gấp 4 đến 6 lần mỗi tháng cho cùng một lượng điện! Đó là thế giới thiên đường xanh mà chính phủ ông Biden muốn dành cho nước Mỹ.
Tuy nhiên, tác động của năng lượng “xanh” thậm chí còn tồi tệ hơn thế vì chi phí năng lượng điện ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất của gần như mọi thứ khác. Ví dụ, trong trường hợp sản xuất nhôm, thì riêng điện đã chiếm một phần ba tổng chi phí sản xuất.
Hãy tưởng tượng giá điện tăng gấp bốn lần sẽ ảnh hưởng gì đến giá của tất cả hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mua. Nếu quý vị nghĩ rằng lạm phát hiện giờ là tồi tệ, thì chỉ cần đợi cho đến khi quốc gia này phụ thuộc vào gió và quang năng – rồi thì quý vị sẽ thấy giá cả THỰC SỰ tăng nữa.
Và bất chấp dữ liệu chính thức của chính phủ mâu thuẫn với tuyên bố của chính họ, chính phủ ông Biden – bao gồm cả ông Kerry – tiếp tục đưa ra những điều sai sự thật đơn giản về gió và quang năng. Họ hy vọng rằng không ai sẽ kiểm tra những sự thật tuyệt vời của họ.
Đối với cánh tả, việc muốn chuyện này thành sự thật biến nó thành sự thật.
Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang bị tổn thương bởi giá xăng 4 USD/gallon và các doanh nghiệp ở khắp mọi nơi đang phải đối mặt với giá dầu diesel 5 USD/gallon. Tờ Wall Street Journal cảnh báo rằng có thể sắp xảy ra tình trạng mất điện do sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng gió và quang năng.
Tại một thời điểm nào đó, nếu sự thúc đẩy năng lượng xanh này tiếp tục, cả quốc gia này sẽ bắt đầu giống như California, nơi xăng là 6 USD/gallon, đèn tắt, và xe hơi điện bị mắc kẹt vì mất điện. Nếu đó là tương lai “xanh” của chúng ta, thì người Mỹ không nên làm thế.
Ông Stephen Moore là một thành viên ưu tú về kinh tế tại Quỹ Di sản, và ông EJ Antoni là một thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Dữ liệu của Heritage. Ông Moore là đồng sáng lập của Ủy ban Phát triển Thịnh vượng, nơi ông Antoni là đồng nghiệp cao cấp.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stephen Moore là thành viên cao cấp tại FreedomWorks và là đồng sáng lập của Ủy ban Khai phóng Thịnh vượng. Ông từng là cố vấn kinh tế cao cấp cho ông Donald Trump. Cuốn sách mới của ông có nhan đề: “Govzilla: How the Relentless Growth of Government Is Impoverishing America” (“Govzilla: Sự Phát Triển Không Ngừng của Chính Phủ Đang Làm Mỹ Nghèo Đi Như Thế Nào”).
Ông EJ Antoni là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Dữ liệu tại Quỹ Di sản.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: