Các nhà lãnh đạo G-7 chật vật ứng phó với các hậu quả của nghị trình năng lượng xanh
Bất đồng ý kiến trong nội bộ về các bước tiếp theo khi thiệt hại từ các chính sách khí hậu ngày càng leo thang
Tình hình thực tế đang bắt đầu xâm nhập vào chiến dịch đang diễn ra về phá bỏ ngành công nghiệp dầu và than của phương Tây của Nhóm Bảy quốc gia (G-7).
Với tư cách là các nhà lãnh đạo của G-7— Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và Nhật Bản — tập trung tại Lâu đài Elmau sang trọng ở Bavarian Alps của Đức trong tuần này, họ buộc phải thừa nhận một cách riêng tư những gì mà giờ đây dường như hiển nhiên đối với nhiều công dân của họ: Chính sách công nghiệp năng lượng xanh mà họ đang nỗ lực không ngừng để áp đặt lên nền kinh tế của họ đã được chứng minh là tai họa và đang nhanh chóng bị mất đi sự ủng hộ trong các cử tri của họ.
G-7 đã cam đoan trong một thông cáo hôm 28/06 về cam kết của nhóm này đối với “ngành đường bộ khử carbon cao vào năm 2030, ngành điện hoàn toàn hoặc chủ yếu khử carbon vào năm 2035, và ưu tiên các bước cụ thể và kịp thời hướng tới mục tiêu đẩy nhanh quá trình loại bỏ các năng lượng than không suy giảm trong nước.” Họ cũng cam kết xây dựng một “Câu lạc bộ Khí hậu hợp tác” và cho biết, “Chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác để thành lập câu lạc bộ này vào cuối năm 2022.”
“Lĩnh vực đường bộ khử carbon” đề cập đến nỗ lực buộc mọi người mua xe điện (EV). “Ngành điện khử carbon” đề cập đến việc thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng gió và mặt trời trong lưới điện. “Câu lạc bộ Khí hậu hợp tác” đề cập đến một thỏa thuận, do Thủ tướng Đức Olaf Scholz đề nghị lần đầu tiên, cho các thành viên G-7 làm việc tập thể để đưa ra các chính sách, chia sẻ thông tin, khen thưởng cho các quốc gia chuyển đổi nhanh nhất sang phong năng và quang năng, và trừng phạt các quốc gia lợi dụng chậm chuyển đổi hơn có các ngành công nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều bởi giá nhiên liệu leo thang.
Các công ty Đức gần đây đã cảnh báo rằng họ đang mất khả năng cạnh tranh do phải trả quá nhiều cho năng lượng so với các nước như Trung Quốc phần lớn đã bỏ qua quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, mặc dù không có khả năng Trung Quốc sẽ bị trừng phạt bởi Câu lạc bộ Khí hậu này.
Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, đã có sự lo lắng và bất đồng trong nội bộ. Hôm 27/06, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kéo Tổng thống Mỹ Joe Biden sang một bên để thông báo rằng, bất chấp mọi lời cầu xin với Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, các nhà sản xuất dầu Trung Đông đã từ chối tăng sản lượng đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng ở Âu Châu. Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan đã nhanh chóng bước vào để ngăn cuộc trò chuyện này, nói với hai tổng thống: “Hãy cẩn thận. Có lẽ chúng ta nên bước vào bên trong … vì có các ống kính.”
Một số thành viên G-7 hiện muốn lùi lại một bước so với các cam kết trước đây về biến đổi khí hậu của họ. Cam kết chấm dứt tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch đã được sửa đổi thành cam kết chấm dứt tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch “không giảm đi”; thuật ngữ “giảm đi” đề cập đến việc sản xuất có bao gồm một số kiểu bù đắp đồng thời để giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, có sự bất đồng giữa những người tham dự về việc liệu đầu tư mới vào dầu mỏ và khí đốt có thể được chấp nhận như một “phản ứng tạm thời” đối với “các trường hợp ngoại lệ” do chiến tranh Ukraine tạo ra hay không.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay, đã gây ra tình trạng tăng giá và thiếu hụt trên toàn thế giới, một phần là hậu quả của các lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, và một phần là kết quả của chính sách công nghiệp của chính phủ trong nhiều thập niên, phối hợp với các ngân hàng hoạt động, các quỹ hưu trí, và các nhà quản lý tài sản chẳng hạn như BlackRock, để trợ cấp phong và quang năng trong khi ngăn chặn dầu, khí đốt, và than ở phương Tây, ngay cả khi các nước như Trung Quốc đầu tư mạnh vào sản xuất than. Một số quốc gia, bao gồm cả Đức, thậm chí còn thực hiện chính sách năng lượng xanh của họ nhiều hơn, đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân và đặt cược tất cả vào cái gọi là năng lượng tái tạo.
Do đó, khi phương Tây cố gắng tẩy chay dầu khí của Nga sau cuộc xâm lược Ukraine hồi tháng Hai, người ta nhanh chóng nhận ra rằng gió và mặt trời còn lâu mới có khả năng lấp đầy những khoảng trống này. Mùa xuân năm nay, Đức buộc phải quay lại với “Energiewende”, chính sách công nghiệp năng lượng xanh được khởi xướng vào năm 2000, và phục hồi sản xuất than để bù đắp cho sự mất đi nguồn khí tự nhiên của Nga và sự thất bại của các trang trại gió và tấm pin mặt trời để sản xuất như mong đợi, yêu cầu người dân cắt giảm việc sử dụng năng lượng để giảm bớt tình trạng thiếu hụt.
Với tư cách là nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh G-7, Đức tỏ ra bối rối khi tiết lộ rằng nước này hiện đang dựa vào than phát thải cao. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết quyết định đốt than là “cay đắng nhưng cần thiết.” Trong khi đó, có sự bất hòa âm ỉ giữa những thành viên G-7 không muốn tạm dừng quá trình chuyển đổi sang gió và mặt trời, và những thành viên lo ngại rằng tình trạng thiếu nhiên liệu đang làm dấy lên sự bất bình của công chúng.
Trong hội nghị thượng đỉnh G-7 trước đó hồi tháng Năm, các bộ trưởng môi trường đã cam kết loại bỏ dần lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính khỏi các lĩnh vực năng lượng của họ vào năm 2035. Vào thời điểm đó, các thành viên cũng cam kết rằng doanh số bán xe điện sẽ vượt doanh số xe hơi và xe tải chạy bằng xăng vào cuối thập niên này, và tái khẳng định cam kết trả 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước nghèo hơn để giúp họ đối phó với biến đổi khí hậu.
Đại diện cho Hoa Kỳ tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Năm, ông John Kerry, đặc phái viên Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu, ca ngợi thỏa thuận chung này của nhóm về việc chấm dứt tài trợ cho các nhiên liệu hóa thạch “kém hiệu quả.”
Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các nước G-20 và tất cả các nền kinh tế lớn khác tham gia cùng với chúng tôi.”
Tuy nhiên, bước sang mùa hè, tác động của các chính sách công nghiệp năng lượng xanh, cùng với lệnh cấm vận của Nga, đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các nền kinh tế phương Tây, bao gồm tình trạng thiếu nhiên liệu và lạm phát kỷ lục.
“Các trường hợp ngoại lệ” được đề cập trong thông cáo G-7 bao gồm giá sản xuất hàng năm ở Đức tăng vọt 33% trong tháng này, cùng với giá khí đốt tự nhiên tăng 148%. Các công ty trên khắp Âu Châu hoạt động tốt hơn một chút, hoặc tăng giá để bù đắp chi phí đầu vào cao hơn, khiến họ kém cạnh tranh hơn so với các công ty ngoại quốc, hoặc, đã đóng cửa do thiếu hàng trong một số trường hợp.
Liên minh Âu Châu hiện đang dự đoán nền kinh tế sẽ suy giảm trong năm nay nếu khí đốt của Nga không bắt đầu được đưa trở lại. Sức mua của người tiêu dùng đã giảm, và một số nhà phân tích cho rằng lạm phát đình trệ đang diễn ra. Có cuộc thảo luận về việc có thể phân phối năng lượng giữa các công ty và gia đình trong mùa đông này, và các cơ quan nhà nước có thể đang lựa chọn công ty nào là cần thiết khi ban phát nguồn cung cấp năng lượng hạn chế.
Giữa sự thất vọng của họ với phong năng và quang năng, các nhà lãnh đạo Âu Châu đang soạn thảo kế hoạch phân loại lại năng lượng hạt nhân và khí tự nhiên là năng lượng “sạch”. Trong khi đó, Pháp đã đề nghị kế hoạch đầy tham vọng về việc xây dựng tới 6 nhà máy điện hạt nhân mới, Bỉ đang xem xét lại chương trình loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân và Đảng Xanh ở Phần Lan tháng trước đã ra tuyên bố ủng hộ năng lượng hạt nhân.
Ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại, ngoài việc tạm dừng đàn áp các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch mới, những người tham dự hội nghị đã tuyên bố trong thông cáo của họ rằng, nếu cần, họ sẽ xem xét việc áp đặt “giới hạn giá” để “giảm mức giá tăng”. Khi các chính phủ áp đặt các biện pháp kiểm soát giá đối với một ngành, thì nguồn cung sẽ giảm và xảy ra tình trạng thiếu hụt, thường đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ nhiều hơn nữa.
Mặc dù chiến dịch tranh cử của ông cam kết “chấm dứt nhiên liệu hóa thạch” và nỗ lực của ông kể từ khi nhậm chức để thực hiện cam kết đó, ông Biden tuyên bố trong một bức thư hôm 14/06 với các giám đốc điều hành công ty dầu mỏ rằng, “chắc chắn là [Tổng thống Nga] Vladimir Putin phải chịu trách nhiệm chính về nỗi đau tài chính dữ dội mà người dân Mỹ và gia đình của họ đang gánh chịu,” đồng thời đổ lỗi cho các công ty dầu mỏ về hành vi trục lợi tham lam, thiếu lòng yêu nước trong “thời kỳ chiến tranh.”
Hôm 23/05, ông Biden cho biết lạm phát giá cả mang tính lịch sử của Mỹ là “một quá trình chuyển đổi đáng kinh ngạc đang diễn ra, Chúa sẵn lòng như vậy, khi nó kết thúc, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và thế giới sẽ mạnh mẽ hơn và ít phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch hơn.” Đồng thời, Tham vụ báo chí Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre chỉ trích các công ty dầu khí của Hoa Kỳ đã không thực hiện “nghĩa vụ yêu nước” của họ.
Ông Kevin Stocklin là một nhà văn, nhà sản xuất phim, và là cựu nhân viên ngân hàng đầu tư. Ông đã viết và sản xuất tác phẩm “We All Fall Down: The American Mortgage Crisis” (“Chúng Ta Đều Sụp Đổ: Cuộc Khủng Hoảng Thế Chấp Của Mỹ”), một bộ phim tài liệu năm 2008 về sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế chấp của Hoa Kỳ.