Nghệ, cỏ đuôi ngựa và tỏi có thể giải độc tính của nhôm
Trong một bài báo gần đây của Epoch Health, “Hỏi bác sĩ: Làm sao để giải độc khi phơi nhiễm với nhôm?”, chúng tôi đã thảo luận về việc phơi nhiễm với nhôm và những ảnh hưởng đối với cơ thể. Chúng tôi lưu ý rằng nhôm là kim loại phổ biến nhất trên trái đất. Vì nhôm dễ dàng liên kết với nhiều chất khác nên nhôm không có sẵn tự nhiên dưới dạng nguyên tố nguyên chất.
Khi con người phát triển khả năng phân tách các nguyên tố thành dạng nguyên chất cùng với sự ra đời của điện, nhôm đã trở nên vô giá đối với các ngành công nghiệp hiện đại. Nó hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và trong đất, thực phẩm, nước và không khí. Nguyên tố thứ 13 trong bảng tuần hoàn này, mặc dù rất dồi dào trong tự nhiên, nhưng giờ đây nó có nhiều khả năng xâm nhập vào cơ thể chúng ta hơn qua đường hô hấp, ăn uống, nước, tiếp xúc với da, chích ngừa, lọc máu và truyền dịch.
Theo Giáo trình Thần kinh học Lâm sàng (Tái bản lần thứ ba), nồng độ nhôm trong máu, hoặc nồng độ nhôm huyết thanh, ở mức bình thường là 10 microgam/lít. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể có nồng độ nhôm trong huyết thanh là 50 microgam/lít. [Nếu nồng độ nhôm] trên 60 microgam mỗi lít cho thấy sự hấp thụ tăng lên. Ở mức 100 microgam trên một lít trở lên, những mức này có khả năng gây độc và mức trên 200 microgam một lít có thể dẫn đến các triệu chứng lâm sàng và dấu hiệu nhiễm độc. Nhôm được ghi nhận là nguyên nhân gây ra stress oxy hóa, sưng đau nhiễm trùng, các vấn đề về trao đổi chất và tiêu hóa, các vấn đề về thần kinh như bệnh Alzheimer và chứng mất trí, cũng như những thay đổi trong hệ thống miễn dịch và một số bệnh ung thư.
Trong bài viết trước, chúng ta đã thảo luận về các biện pháp tốt nhất để hạn chế phơi nhiễm và giải độc [nhôm]. Bây giờ, chúng tôi thảo luận về ba loại thực phẩm giải độc mạnh mẽ để đưa vào chương trình giải độc nhôm của bạn: nghệ, tỏi và cỏ đuôi ngựa.
Ảnh hưởng của việc phơi nhiễm với nhôm
Các vấn đề sức khỏe phát sinh từ việc phơi nhiễm nhôm thường phải đối mặt với những bằng chứng mâu thuẫn. Một nghiên cứu có tiêu đề “Tác dụng bảo vệ thần kinh khác nhau của các công thức Curcuminoid trong bệnh Alzheimer do Nhôm Clorua gây ra” đã được tạp chí Khoa học Môi trường và Nghiên cứu Ô nhiễm xuất bản vào tháng 5 với những phát hiện được tiết lộ.
Trong nghiên cứu trên động vật này, các nhà nghiên cứu đã gây ra bệnh Alzheimer bằng cách sử dụng nhôm clorua ở mức độ cao (300 mg/kg) cho chuột. Nghiên cứu nhằm điều tra các liệu pháp thảo dược làm từ chất chiết xuất curcuminoid để giảm thiểu và ngăn ngừa các dấu hiệu của bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất giàu curcuminoid và phức hợp protein của nó “cải thiện đáng kể các thông số hành vi, sinh hóa và hoạt động ức chế acetylcholinesterase trong các nhóm điều trị.”
Điều này cho thấy chiết xuất [curcuminoid] có khả năng điều trị các vấn đề về thần kinh, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Nó cũng cho thấy bằng chứng về tác dụng bảo vệ thần kinh của các hợp chất curcuminoid được tìm thấy trong củ nghệ.
Tạp chí Độc học Liên ngành, một tạp chí của Viện Dược lý Thực nghiệm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Slovak, đã xuất bản một bài báo, “Nhiễm độc nhôm: Đánh giá về các hoạt động và ảnh hưởng độc hại” vào tháng 02 năm 2020. Trong bài đánh giá sâu rộng này về các tài liệu khoa học liên quan, các nhà nghiên cứu chứng minh nhôm có các hoạt động và ảnh hưởng độc hại bao gồm stress oxy hóa, tác dụng gây sưng đau, rối loạn chức năng enzym, rối loạn chuyển hóa, hoại tử, thay đổi miễn dịch và nhiễm độc gen. Các tác giả mô tả thêm các tình trạng bệnh liên quan đến nhiễm độc nhôm bao gồm u hạt, xơ hóa, viêm cơ tim nhiễm độc, huyết khối, đột quỵ thiếu máu cục bộ, bệnh Crohn, bệnh viêm ruột, thiếu máu, bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, xơ cứng bì, tự kỷ, nhuyễn xương, thiểu tinh trùng và vô sinh, bệnh gan thận, ung thư vú và u nang, viêm tụy, hoại tử tụy và đái tháo đường, trong số những bệnh khác.
Nguyên nhân của việc phơi nhiễm với nhôm
Nhôm (Al) được sử dụng rộng rãi ở dạng kim loại và với các hợp chất hóa học khác trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các hợp chất bao gồm Al clorua, Al hydroxit, Al nitrat, Al photphat, Al sunfat, Al kali, Al amoni sunfat và Al silicat.
Từ pháo hoa đến đồ gốm, xi măng đến dụng cụ nấu ăn, danh sách các vật dụng hàng ngày có chứa nhôm rất phổ biến. Thật khó để hạn chế chúng ta tiếp xúc với nhôm. Nó được tìm thấy trong dược phẩm, phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa, vaccine, chất lọc nước, chất chống thấm và chất chống cháy.
Những người khỏe mạnh thường có tổng gánh nặng cơ thể xấp xỉ từ 30 đến 50 miligam nhôm trên mỗi kg trọng lượng cơ thể. Mức độ bình thường của nhôm trong máu được ước tính là một đến ba microgam mỗi lít. Trong cơ thể con người, nhôm đã được tìm thấy trong da, ruột kết, hạch bạch huyết, tuyến thượng thận, tuyến cận giáp và hầu hết các cơ quan mô mềm.
Điều quan trọng là nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Độc học Liên ngành cho thấy nhôm có thể nhanh chóng xâm nhập vào não bộ, dịch ngoại bào và dịch não tủy.
Làm thế nào để giảm nhôm trong mô của chúng ta
Cơ thể con người được tạo ra để bài tiết chất độc, và nhôm cũng không ngoại lệ. Thận của chúng ta loại bỏ khoảng 95% nhôm khỏi máu, mà chúng ta bài tiết dưới dạng nước tiểu. Nhôm cũng được bài tiết qua mồ hôi, phân, tóc, móng tay, bã nhờn và mật. Chất bài tiết của nó cũng có trong sữa và tinh dịch, một sự cân nhắc cho các bậc cha mẹ và [sẽ làm] cha mẹ trong tương lai. Các hành động hỗ trợ thận và các hệ bài tiết khác của chúng ta có thể giúp giảm tích tụ nhôm trong cơ thể.
Các thí nghiệm trên động vật đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt canxi và magnesium có thể góp phần tích tụ nhôm trong não và xương. Ngoài ra, lượng sắt cao dẫn đến tích tụ nhôm ít hơn trong các mô. Do đó, bảo đảm cung cấp đủ sắt, canxi và magnesium có thể bảo vệ các mô khỏi sự tích tụ nhôm. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nhiều người có thể tích tụ lượng sắt dư thừa.
Giảm hấp thụ nhôm
Điều gì sẽ xảy ra nếu có những thành phần giúp cản trở khả năng hấp thụ nhôm trong cơ thể chúng ta, nghĩa là nó đi qua cơ thể và được bài tiết mà không tích tụ trong máu và các mô của chúng ta? Như đã trình bày trong nghiên cứu Độc học Liên ngành, một số hợp chất và khoáng chất—citrate, florua, maltol và lactate—tăng cường hấp thụ nhôm trong đường tiêu hóa. Sự hấp thu bị giảm khi xuất hiện tình trạng quá tải sắt và tiêu chuẩn ăn uống có nhiều photphat, silic, polyphenol và acid sialic.
Các nhà nghiên cứu trong nghiên cứu đó đã kết luận rằng stress oxy hóa do nhôm gây ra kết hợp với các khiếm khuyết chuyển hóa sau đó dẫn đến nhiễm độc nhôm. Do đó, các tác nhân chống oxy hóa là cơ sở cơ bản cho những điều trị can thiệp.
Những loại thuốc gốc thực vật điều trị phơi nhiễm với nhôm
Nghệ (Tên khoa học Curcuma longa)
Nghệ là một loại củ cùng họ thực vật với gừng. Nó đã được sử dụng để nấu ăn trong nhiều thế kỷ với hương vị vừa hoa vừa đất dễ chịu và sắc tố cam phong phú và một thành phần chính trong món cà ri.
Loại rễ củ này trông giống như những củ cà rốt nhỏ màu cam, có vỏ sần sùi. Những người bán rau xanh và các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe thường có củ nghệ tươi để bán. Trong gian hàng gia vị, nghệ có sẵn ở dạng bột vàng tuyệt đẹp. Là một chất bổ sung sức khỏe phổ biến, nghệ và hợp chất chính của nó, curcumin, có thể được tìm thấy ở dạng viên nang, chiết xuất và cồn thuốc.
Củ nghệ được sử dụng trong nhiều hệ thống y học cổ truyền. Ayurveda, y học cổ truyền Trung Quốc và nhiều hệ thống y học khác của Ấn Độ và Đông Á sử dụng nghệ để điều trị các rối loạn về da, các vấn đề về đường hô hấp trên, các vấn đề về khớp và các vấn đề về tiêu hóa.
Hoạt động chữa bệnh của nghệ
Curcumin là thành phần chính của nghệ cung cấp sắc tố vàng rực rỡ. Curcumin và các chất liên quan chặt chẽ của tạo nên các hợp chất curcuminoid.
Curcuminoid có rất nhiều hoạt động dược lý, bao gồm các tác dụng chống sưng đau và chống oxy hóa mạnh mẽ. Các hợp chất này cũng có tính kháng khuẩn, chống ký sinh trùng, diệt tuyến trùng và kháng virus; cụ thể là chống virus gây suy giảm miễn dịch ở người.
Trong việc củng cố và làm dịu hệ tiêu hóa, cùng với tác dụng chống sưng đau, curcuminoid có tác dụng chống co thắt với bằng chứng ức chế chất gây ung thư và sự phát triển của ung thư.
Trong nghiên cứu Khoa học Môi trường và Nghiên cứu Ô nhiễm đã đề cập ở trên, tác dụng bảo vệ thần kinh của curcuminoid đã được chứng minh rõ ràng. Nghiên cứu cho thấy rằng đối với bệnh Alzheimer do nhôm clorua gây ra, chiết xuất giàu chất curcuminoid đã cải thiện các thông số hành vi và sinh hóa cũng như hoạt động ức chế trong các nhóm điều trị. Trong phân tích mô học, kết quả cho thấy sự ổn định của những thay đổi về thoái hóa thần kinh và mất tế bào thần kinh.
Một nghiên cứu khác liên quan đến bệnh Alzheimer được công bố trên Nghiên cứu Tái tạo Thần kinh cho thấy chất curcumin có tác dụng bảo vệ và phòng ngừa nhiều bệnh kinh niên bao gồm bệnh mạch máu não, chứng tăng huyết áp và tăng lipid máu. Một lần nữa, nghiên cứu cho thấy rằng điều này là do đặc tính chống oxy hóa, chống sưng đau và thải độc kim loại của curcumin.
Cách sử dụng nghệ
Nghệ có sẵn ở dạng tươi, dạng bột khô trong gian hàng gia vị và trong nhiều loại thực phẩm bổ sung. Kết hợp nghệ trong tiêu chuẩn ăn uống là một trong những cách dễ dàng nhất để tận dụng nhiều thuộc tính chống nhôm mà nghệ mang lại. Mặc dù khó có thể bỏ qua màu sắc rực rỡ của nghệ, nhưng hương vị [của nó] lại tinh tế và kết hợp tốt với nhiều loại thực phẩm.
Vì nghệ là một thành phần phổ biến trong món cà ri hoặc món ăn truyền thống của Ấn Độ, nên hãy cố gắng thêm những món này vào tiêu chuẩn ăn uống của bạn. [Có thể] tăng cường sức mạnh của nghệ bằng cách trộn nó với hạt tiêu đen. Sự kết hợp này thường được tìm thấy trong nhiều hỗn hợp gia vị cà ri. Nghệ, cũng như nhiều sự kết hợp gia vị của Ấn Độ, hòa hợp tuyệt vời với tỏi và gừng đều có nhiều lợi ích sức khỏe và đặc tính chống oxy hóa giúp tăng cường quá trình giải độc nhôm của bạn.
Nếu ẩm thực Ấn Độ không phải sở thích của bạn, bạn có thể thêm nghệ vào nước sốt trộn salad, nước sốt ướp thịt, súp và cơm thập cẩm. Sữa vàng, thức uống truyền thống của Ayurveda, có màu sắc và các thuộc tính tốt cho sức khỏe từ củ nghệ xay. Trà nghệ với chanh và mật ong cũng nhẹ nhàng và ngon miệng. Các chất bổ sung, chất chiết xuất và cồn thuốc rất tiện lợi và giúp việc bổ sung nghệ hàng ngày của bạn trở nên đơn giản và dễ dàng.
Tỏi (Tên khoa học Allum sativum)
Tỏi là một cây thuốc đã được sử dụng từ xa xưa. Cây thân thảo thơm này được sử dụng làm thực phẩm trên khắp thế giới. Là một phương thuốc truyền thống, tỏi có một số đặc tính sinh học.
Có sẵn dưới dạng thực phẩm hoặc ở dạng bổ sung, tỏi có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ giải độc nhôm khỏi cơ thể.
Với 11 nhóm tỏi làm vườn khác nhau, tỏi được phân thành hai loại: tỏi cổ mềm và tỏi cổ cứng. Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với các loại cổ mềm, thường được tìm thấy ở cửa hàng tạp hóa. Chúng có thân mềm và dễ uốn, hoàn hảo cho các bím tỏi khô truyền thống. Các giống cổ cứng, đôi khi được những người làm vườn tại nhà và những người trồng đặc sản ưa chuộng, có thân cứng mọc ra những cuống hoa, được gọi là cành, cũng rất ngon. Tỏi cổ cứng có ít tép hơn, to hơn và dễ bóc hơn.
Tỏi được ghi nhận là một trong những ví dụ sớm nhất về thực vật được sử dụng để điều trị bệnh và duy trì sức khỏe. Các văn bản y học từ Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Ấn Độ đều cho thấy các đơn thuốc y học có tỏi. Khoa học hiện đại tiếp tục khẳng định tỏi có nhiều công dụng phòng và chữa bệnh.
Hoạt động chữa bệnh của tỏi
Một phần quan trọng của bất kỳ quá trình giải độc nào là tập trung vào việc loại bỏ kim loại nặng, tỏi giúp loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể đồng thời bảo vệ các cơ quan khỏi độc tính của kim loại nặng. Các thành phần hoạt động chính trong tỏi là các thành phần thực vật có chứa lưu huỳnh bao gồm alliin, allicin và flavonoid như quercetin.
Các hợp chất sinh học được phân lập từ tỏi đã được đánh giá về các hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm các hoạt động chống oxy hóa, chống sưng đau và chống ung thư. Thành phần hóa thực vật mạnh mẽ cũng bao gồm các thành phần kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và chống độc tố. Khả năng chống oxy hóa và khả năng thải kim loại, kết hợp với các hoạt động khác giúp giải độc nhôm.
Cách sử dụng tỏi
Tỏi được đánh giá cao vì khả năng tăng cường [hương vị] trong nhiều phong cách nấu ăn. Có vô số công thức nấu ăn bắt đầu với tỏi trong chảo: băm nhỏ, chặt, cạo vỏ, nghiền nát, và những gì bạn biết. Tỏi [có thể] bảo quản trong thời gian dài. Để thuận tiện, bạn có thể băm tỏi thành từng mẻ lớn và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Điều này giúp bạn dễ dàng thêm một thìa ở đây và ở kia vào hầu hết mọi công thức nấu súp, món hầm, nước sốt trộn salad, nước sốt ướp thịt, cơm thập cẩm và bánh mì.
Không phải ai cũng thích mùi đặc trưng của tỏi. Tỏi hiếm khi được chọn cho buổi tối hẹn hò. Ăn tỏi sống còn tươi thường được khuyến nghị là cách tốt nhất để thu được lợi ích, nhưng điều này có thể gây khó khăn cho một số người có vấn đề về bao tử. Hương vị và mùi nồng của tỏi sống là kết quả của các thành phần thực vật có chứa lưu huỳnh có lợi.
Kết hợp tỏi với các loại thực phẩm có hàm lượng diệp lục cao như rau mùi tây tươi, thì là, húng quế tây hoặc bạc hà để liên kết với các hợp chất lưu huỳnh và trung hòa mùi của chúng. Tương tự như vậy, dùng tỏi ở dạng thực phẩm bổ sung đã chế biến sẵn thay vì ăn sống có thể giúp bạn dễ ăn nói hơn.
Cỏ đuôi ngựa (Tên khoa học Equisetum arvense)
Silica trong thực vật như cỏ đuôi ngựa có thể rất hữu ích trong việc loại bỏ nhôm. Chiết xuất từ cỏ đuôi ngựa thông thường có truyền thống lâu đời trong việc điều trị các tình trạng sưng đau và nhiễm trùng. Trong y học dân gian, cỏ đuôi ngựa đã được sử dụng hàng ngàn năm qua.
Được biết đến như một hóa thạch sống, loài thực vật thú vị này là một trong những nhóm thực vật chiếm ưu thế nhất cách đây 400 triệu năm trong Kỷ nguyên Cổ sinh. Là một loại cây lâu năm có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Trung Đông, cỏ đuôi ngựa có thân rỗng, có khớp và có rãnh dễ dàng tách ra. Vào cuối mùa xuân, các thân cây quang hợp màu xanh lá, phân nhánh thành từng vòng và có hình dạng như những chiếc bàn chải cọ rửa.
Cỏ đuôi ngựa được tìm thấy trong những khu rừng, đồng cỏ, cánh đồng hoặc những khu vực ẩm ướt dọc theo suối, đầm lầy, sông và hồ. Cỏ đuôi ngựa khô được sử dụng để pha trà. Nhiều chất bổ sung có sẵn được sử dụng trực tiếp.
Hoạt động chữa bệnh của cỏ đuôi ngựa
Thư viện Thảo dược của Núi Sinai lưu ý rằng cỏ đuôi ngựa trong truyền thống được sử dụng để cầm máu, chữa lành vết loét và vết thương, đồng thời điều trị bệnh lao và các vấn đề về thận từ thời La Mã và Hy Lạp cổ đại. Silica trong cỏ đuôi ngựa giúp xương chắc khỏe nên được dùng làm thuốc điều trị loãng xương.
Cỏ đuôi ngựa cũng là một loại thuốc lợi tiểu, vốn làm tăng lượng nước tiểu và giúp phóng thích chất lỏng dư thừa trong cơ thể.
Một nghiên cứu, “Hoạt động chống oxy hóa và chống tăng sinh của các chất chiết xuất từ cỏ đuôi ngựa (Equisetum Arvense L.) khác nhau,” đã xem xét hoạt động chống oxy hóa và chống tăng sinh của các chất chiết xuất khác nhau lấy từ cỏ đuôi ngựa. Nó cho thấy rằng “chiết xuất n-butanol, metanol, etyl axetat và nước có hoạt tính thu hồi gốc peroxyl đáng kể.”
Nghiên cứu đã thử nghiệm các chất chiết xuất trên các dòng tế bào ung thư ở người và phát hiện ra rằng “các chất chiết xuất ức chế sự phát triển của tế bào phụ thuộc vào dòng tế bào, loại chất chiết xuất và nồng độ chất chiết xuất. Chiết xuất etyl axetat thể hiện tác dụng chống tăng sinh nổi bật nhất mà không gây ra bất kỳ sự kích thích tăng trưởng tế bào nào trên các dòng tế bào khối u ở người.”
Tóm lại, nghiên cứu chia sẻ: “Kết quả thu được cho thấy chiết xuất cỏ đuôi ngựa có thể được sử dụng như một nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên dễ tiếp cận và là chất hóa học thực vật tiềm năng.”
Các chất chống oxy hóa tự nhiên và tác dụng lợi tiểu kết hợp với một lượng lớn silica làm cho việc bổ sung cỏ đuôi ngựa và trà cỏ đuôi ngựa trở thành những phương cách có giá trị, tiết kiệm chi phí để giải độc tính của nhôm.
Những ngụm thảo dược chữa lành giúp giải độc nhôm
Nguyên liệu:
- 1/2 chén búp cỏ đuôi ngựa tươi hoặc 1/4 chén khô
- 1 tép tỏi tươi hoặc tỏi đông lạnh băm nhỏ
- 1/2 muỗng cà phê bột nghệ
- 2 chén nước lọc chất lượng cao
Cách thực hiện:
Đun sôi 2 chén nước lọc chất lượng cao
- Ngâm nghệ và cỏ đuôi ngựa cho đến khi nước nguội
- Thêm tỏi băm nhỏ và khuấy đều
- Ngâm qua đêm
- Lọc lấy nước
- Bảo quản nước trong tủ lạnh hoặc nơi tối mát mẻ trong tối đa ba ngày
Cách sử dụng:
- Uống một ngụm từ 30 – 60 ml từ ba đến sáu lần một ngày.
Hoặc: