Ngày 20/07 – Đánh dấu một cuộc đàn áp từ Trung Quốc nhắm mục tiêu ra thế giới
Ở phương Tây, tất cả chúng ta đều đã nghe nói về cuộc bức hại, nhưng việc này thường xảy ra với một người nào đó.
Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lợi dụng nỗi sợ hãi của người dân khi biến “một người nào đó” như một công cụ đàn áp và kiểm soát.
Kể từ ngày 20/07/1999, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phát động chiến dịch tàn bạo nhằm loại bỏ Pháp Luân Công, biến hàng chục triệu công dân Trung Quốc ôn hòa, tuân thủ luật pháp trở thành kẻ thù của quốc gia. Xe tải tuần tra trên các con đường của Trung Quốc với loa phóng thanh tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công trong khi cảnh sát lôi kéo người dân ra khỏi nhà của họ. Các đài truyền hình do nhà nước kiểm soát liên tục phát các cảnh quay bôi nhọ môn tập này với hình ảnh các học viên bị vây bắt và giam giữ trong các sân vận động thể thao khi các trại giam và nhà tù quá tải. Vô số học viên bị sa thải công việc, bị giam giữ bất hợp pháp, bị kết án tù và đưa vào các trung tâm tẩy não.
Sau 22 năm, cuộc đàn áp tàn bạo này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Hàng triệu người đã bị bỏ tù, tra tấn hoặc bị sát hại, trong đó có tội ác thu hoạch nội tạng của họ để cấy ghép bất hợp pháp.
Ban đầu, người Trung Quốc dân tộc Hán đều tập luyện Pháp Luân Công vốn là những người cùng chủng tộc với lãnh đạo đảng đương thời Giang Trạch Dân, và rồi các quan chức đã dàn dựng và thực thi cuộc bức hại. Các học viên Pháp Luân Công cũng là những đảng viên hoặc bị nhồi sọ khi còn là thiếu nhi và thanh thiếu niên thông qua Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên của Đảng. Các thành viên của lực lượng vũ trang, cảnh sát, cơ quan công an, quan chức chính phủ, học giả, cũng như nông dân và người lao động bình thường ở mọi lứa tuổi, đều là những người tập Pháp Luân Công. Tập luyện Pháp Luân Công khi đó là phi chính trị, và vẫn như vậy cho đến ngày nay.
Điều mà Đảng không thể chấp nhận được là việc Pháp Luân Công đang khơi lại nền tảng tinh thần và đạo đức của Trung Quốc, vốn đã bị mất đi dưới thời Đại Cách mạng Văn hóa. Trong hàng ngàn năm, đã rất lâu trước khi chủ nghĩa cộng sản từ Nga xâm nhập vào năm 1921, người Trung Quốc đã biết đến mối liên hệ thiêng liêng giữa thiên và địa thông qua các giáo lý của Đạo giáo và Phật giáo.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp và được phổ truyền lần đầu tiên hồi năm 1992, là một môn tu luyện tinh thần theo trường phái Phật gia bao gồm các bài tập nhẹ nhàng, tĩnh tại và các bài giảng đạo đức tập trung vào các nguyên lý chân, thiện và nhẫn.
Tôn giáo dưới chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc
Kể từ khi chính quyền cộng sản cai trị Trung Quốc vào năm 1949, ĐCSTQ thường xuyên tiến hành các chiến dịch chống tôn giáo để thực thi chủ nghĩa vô thần chính thức tại quốc gia này. Tuy nhiên, Hiến Pháp Trung Quốc cho phép quyền tự do tín ngưỡng, miễn là nó tuân thủ “các hoạt động tôn giáo bình thường,” trong đó “bình thường” được xác định bởi đảng-nhà nước.
Mặc dù ĐCSTQ tìm cách nắm giữ quyền lực bằng cách “tái xây dựng danh hiệu” là người bảo vệ chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc nhưng ngày nay, hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn là kim chỉ nam của Đảng. Thứ giáo điều này tuyên bố rằng các tôn giáo là sự sáng tạo của con người, đồng thời phủ nhận thuyết luân hồi, và sự tồn tại của Thượng đế hoặc các đấng siêu nhiên. Theo chủ nghĩa duy vật cộng sản, đời người chỉ có một lần để sống.
Đánh tráo sự thật bằng tuyên truyền
Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ có nguồn tài nguyên rộng lớn. Chủ nghĩa cộng sản không coi tuyên truyền là vô đạo đức hay là hành vi xuyên tạc sự thật. Nó coi đây là một thực tiễn tích cực và là một cơ chế quan trọng để duy trì sự cai trị của đảng. Kể từ khi thành lập hồi năm 1921, ĐCSTQ đã tiến hành các chiến dịch tuyên truyền liên tục chống lại người dân Trung Quốc và các nền dân chủ phương Tây.
Về đối nội, nó muốn kiểm soát hoàn toàn tất cả các nền tảng truyền thông, kiểm duyệt triệt để, giám sát internet, quản lý hệ thống và cưỡng chế hoặc giam giữ. Về đối ngoại, nó có nhiều sắc thái hơn, khi ĐCSTQ sử dụng sự cởi mở của các xã hội phương Tây và những điểm yếu của con người cũng như những ràng buộc của các mục tiêu ưu tú của họ, để đưa tuyên truyền của họ ra hải ngoại xâm nhập vào nước Úc và các quốc gia dân chủ khác.
Những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm kiểm soát dư luận dựa trên ý tưởng cho rằng tâm trí con người có thể được định hình để phù hợp với niềm tin mà Đảng yêu cầu. Ngoài những gì đã học được từ Liên Xô và quay trở về thời Tiến sĩ Joseph Goebbels, bộ trưởng tuyên truyền của Hitler, và sự thao túng tâm trí con người của Đức Quốc Xã, ĐCSTQ còn dựa vào các tác phẩm phương Tây của Walter Lippmann và Edward Bernays trong lĩnh vực “Quan hệ công chúng” và “công khai.”
Bằng cách sử dụng quan hệ công chúng, tuyên truyền và thao túng tâm trí con người, cùng với việc áp dụng công nghệ ân tiến từ phương Tây, ĐCSTQ đã thực thi hiệu quả một cách nguy hiểm trong việc mở rộng các cơ chế kiểm soát của họ ngay cả ở Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Phản kháng ôn hòa
Hồi tháng 11/2004, ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times đã đăng bài xã luận, “Chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản” (Cửu Bình.) Bài xã luận này đã thu hút sự chú ý của người dân Trung Quốc khi họ có thể đọc được sự tàn bạo và lừa dối không bị kiểm duyệt mà ĐCSTQ đã sử dụng để kiểm soát Trung Quốc. Bài viết đã kích khởi một phong trào xã hội được gọi là “Thoái Đảng” (Tuidang) hay “Thoái xuất khỏi ĐCSTQ.” Cho đến nay, hơn 380 triệu người dân Trung Quốc ở Trung Quốc và trên khắp thế giới đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, và đăng các tuyên bố trên trang web Tuidang.
Tại Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công cũng đã vận hành hơn 200,000 nhà in bí mật để sản xuất tài liệu thông tin phân phát khắp Trung Quốc, giúp cho hàng triệu người hiểu được sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp và biết được bản chất tà ác của ĐCSTQ.
Người ta có nhận thức được bản thân bị bức hại không?
Đối với một số người ở Trung Quốc và phương Tây, thật khó để phân biệt tác động của một cuộc bức hại vốn không nhắm trực tiếp vào họ, nhưng vẫn ảnh hưởng đến họ khi họ trải qua cuộc sống xoay quanh cuộc bức hại đó.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công nhắm vào 100 triệu người đang cố gắng sống theo các giá trị chân, thiện và nhẫn. Cuộc đàn áp bắt đầu một hệ thống trừng phạt những người tốt và khen thưởng những hành vi vô luân, thậm chí là phạm tội. Do đó, tất cả người dân ở Trung Quốc đều là nạn nhân của cuộc bức hại này và đã bị ảnh hưởng bởi sự suy đồi đạo đức trong xã hội.
Việc các chính phủ phương Tây thiếu nhận thức về mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra và đặt niềm tin sai chỗ khi hợp tác với một chính quyền tàn bạo cũng là những dấu hiệu cho thấy sự thành công của các kỹ thuật tuyên truyền và quảng bá của Đảng.
Ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc cũng được thể hiện qua sự im lặng công khai của chính phủ Úc đối với các hành vi vi phạm nhân quyền, chẳng hạn như cuộc đàn áp Pháp Luân Công hoặc phơi bày các hành động tàn bạo cưỡng bức thu hoạch nội tạng, đã trở thành một vòng tuần hoàn làm ảnh hưởng đến các giá trị cốt lõi của nước Úc.
Pháp Luân Đại Pháp đang cố gắng khôi phục lại nền tảng đạo đức của nhân loại. Còn ĐCSTQ lại đang cố gắng phá hủy nó. Khi tác động của cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc, tất cả chúng ta đều trở thành nạn nhân, và tất cả đều phải đối mặt với sự lựa chọn. Việc người dân Trung Quốc “thoái xuất khỏi ĐCSTQ” cũng như người phương Tây phủ nhận ĐCSTQ đang giúp tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John A. Deller là một thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Úc.