Một quyển sách kể lại câu chuyện nước Mỹ trong bối cảnh lịch sử chính trị
Không có gì ngạc nhiên khi hệ thống giáo dục công tiếp tục hạ thấp các tiêu chuẩn học hành và vì tất cả các mục đích thực dụng mà đánh đổi tinh hoa bằng sự tầm thường. Ngay cả trong khoa toán và khoa khoa học, bằng cách nào đó, toán học lại bị coi là môn học có tính phân biệt chủng tộc và sinh học là một câu hỏi để trẻ em tự mình tìm hiểu; trong khi đó, giáo viên Anh ngữ bị áp lực phải chỉnh sửa câu từ ít hơn và cho phép học sinh đoán nghĩa theo cách của chúng thông qua cấu trúc ngữ pháp.
Cách sinh viên bôi nhọ chủ nghĩa tư bản và ủng hộ những thất bại của chủ nghĩa xã hội là một ví dụ điển hình cho những gì họ đang học về kinh tế học. Và cuối cùng, lớp học lịch sử đã trở thành một khóa học dành cho những câu chuyện hư cấu và là một bến đỗ cho những nhà lý thuyết về thuyết sắc tộc trọng yếu.
Ngay cả ở những quận bảo tồn truyền thống, nơi các trường công lập được báo trước là không quảng bá các lý thuyết của chủ nghĩa Marx trên diện rộng thì các sinh viên cũng khó mà coi trọng các tiêu chuẩn này. Các điểm số về kỳ thi SAT và thống kê hàng năm từ Tổ chức Đánh giá Quốc gia về Tiến bộ Giáo dục đã chứng minh điều này. Nếu sự tiến bộ là lạc đề, thì chúng ta làm đang rất thành công.
Trên kênh podcast về lịch sử hàng tuần “Sons of History” của chúng tôi, tôi có cơ hội thảo luận về những thất bại của hệ thống giáo dục này và những vấn đề đáng lo ngại trong các khoa lịch sử với Tiến sĩ Wilfred McClay, cựu chủ tịch Khoa Lịch sử Tự do của G.T. và Libby Blankenship tại Đại học Oklahoma và giáo sư Victor Davis Hanson hiện chủ trì khoa Lịch sử Cổ điển và Văn minh Phương Tây tại đại học Hillsdale.
Sau khi đọc cuốn sách giáo khoa lịch sử của ông có nhan đề “Miền Đất Hy Vọng: Một Lời Mời Đến Với Câu Chuyện Vĩ Đại Của Nước Mỹ”, tôi nhận ra rằng đọc một cuốn sách giáo khoa thực sự có thể rất thú vị và tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ trong một bối cảnh rộng lớn không phải là một việc nhất thời.
Trong nhiều thập niên, nhiều thế hệ học sinh (kể cả tôi và người đồng chủ trì kênh podcast Alan Wakim) đã phải chật vật trải qua lớp học lịch sử. Những bài học lịch sử thường được chắp vá một cách vụng về trong sách giáo khoa và được dạy theo cùng một kiểu nhàm chán.
Trong nhan đề phụ cuốn sách của mình, tiến sĩ McClay chia sẻ rằng: “Chúng tôi có một số sai sót, nhưng nhìn chung, đó là một câu chuyện khá lôi cuốn”. Và câu chuyện nước Mỹ này là những gì mà ông đã dành tặng cho các giáo viên và học sinh.
Một độc giả ‘tò mò’
Khi bắt tay viết cuốn sách này, tiến sĩ McClay cho hay ông đã hình dung ra cảnh một học sinh trung học 17 tuổi đang chuẩn bị cho kỳ thi Lịch sử AP. Ông sẽ viết một tác phẩm liên kết mọi sự kiện lịch sử lại với nhau cho em học sinh đó đọc. Quả thực là như vậy, nhưng điều thú vị là, độc giả chủ yếu của ông lại không phải là những người 17 tuổi. Trên thực tế, có người thậm chí còn chưa phải là học sinh.
“Cho đến nay hầu hết độc giả đều không phải là học sinh ở trường học, mà là người lớn,” ông nói. “Bất kỳ ai từ 35 tuổi trở lên. Điều đó thật đáng suy nghĩ”.
Tiến sĩ McClay cho biết ông tin rằng điều này xuất phát từ thực tế là mọi người khao khát được một cơ quan có thẩm quyền kể lại lịch sử nước Mỹ, nhưng không phải là một tác phẩm miệt thị đất nước này.
“Nếu tôi đã viết một vài bản tình ca dành cho nước Mỹ, thì tôi không muốn điều đó,” ông nói. “Tôi không muốn tô hồng lịch sử, nhưng vấn đề của những quyển giáo khoa lịch sử hiện tại là không có chút dư vị ngọt ngào nào hết. Cốt lõi câu chuyện không được kể và các thành tố của câu chuyện, bao gồm cả phần tiêu cực, cần được hiển thị thì không được tích hợp vào tổng thể một cách có ý nghĩa. Vì vậy, rất nhiều đứa trẻ đang học rằng có ba điều quan trọng về lịch sử: chế độ nô lệ, sự loại bỏ của người Mỹ bản địa, và các trại tập trung của người Nhật”.
Tiến sĩ McClay nói rằng ngay cả trong thời gian học tại Đại học Oklahoma, các sinh viên sẽ rất ngạc nhiên khi ông giảng rằng chế độ nô lệ trong lịch sử nhân loại thường là quy luật hơn là ngoại lệ.
Có thể là những gì tiến sĩ McClay gợi ý đã trở thành tâm điểm của các nhà sử học. Ông cho rằng các nhà sử học trong hơn 30 đến 40 năm qua rất chú trọng đến lịch sử xã hội. Cuốn sách của ông, mà ông thừa nhận là một sự hiếm hoi nhìn nhận lịch sử từ góc độ lịch sử chính trị. Ông nói rằng lịch sử chính trị, ngoại giao, hiến pháp và quân sự đều đã sụp đổ.
Trong những trang mở đầu của cuốn sách này, tiến sĩ McClay nói rõ rằng cuốn sách đề cập đến việc trở thành một công dân Mỹ có ý nghĩa như thế nào. Tiến sĩ McClay đã viết cuốn sách này dựa trên một ý tưởng cụ thể như sau: “Một người trẻ tuổi cần am tường về đất nước của mình để bước ra thế giới và hiểu được ý nghĩa của việc trở thành một công dân Mỹ.”
Vì lý do này, ông dành rất nhiều nội dung đề cập đến Hiến Pháp Hoa Kỳ, mặc dù không nhất thiết phải là bản thân bản Hiến Pháp, mà là điều gì đã dẫn đến việc hình thành nên Hiến Pháp. Phương pháp lấy công dân làm trung tâm này là liều thuốc chủ yếu, mặc dù không nhất thiết là phương pháp chữa lành cho căn bệnh tâm hồn của người Mỹ.
Mục đích của các giáo viên lịch sử
Không khó để cho rằng các giáo viên lịch sử đã quên đi mục đích giảng dạy lịch sử; hoặc rất có thể họ đã không bao giờ được thông báo. Giảng dạy lịch sử không phải là kể cho trẻ nghe những gì đã xảy ra trên thế giới. Giảng dạy lịch sử là giải thích cách thế giới hình thành như ngày nay, và làm thế nào, mặc dù chúng ta tự cho mình là đúng, không có sự khác biệt nào giữa nhân loại của chúng ta và nhân loại của nhiều thập niên, thế kỷ, hoặc thậm chí là thiên niên kỷ trước. Chúng ta cũng là con người như những người ở thời Lưỡng Hà.
Các giáo viên lịch sử có mặt tại lớp học để giúp học sinh kết nối các sự kiện từ xưa đến nay và để bảo đảm rằng khi học sinh kết nối các sự kiện đó, các em không rời lớp học với một cảm giác tự phụ.
Tiến sĩ McClay gợi ý rằng để khắc phục điều mà ông cho là “phân bổ sai năng lượng trí tuệ của chúng ta,” học sinh cần ra về với câu trả lời dành cho câu hỏi “so sánh với cái gì?”
“Để so sánh nước Mỹ với một mô hình hoàn hảo — một tiêu chuẩn đạo đức không thể giải thích được, chúng ta sẽ thiếu sót,” ông nói. “Nhưng nếu quý vị so sánh những thứ như khả năng tiếp nhận với nhập cư, và bất kỳ tiêu chuẩn nào khác về các quyền tự do căn bản, chúng tôi sẽ cho điểm rất cao. Tại sao rất nhiều người muốn đến đây, ngay cả bây giờ với tất cả sự phân biệt chủng tộc đáng khinh bỉ của chúng ta và những thứ đại loại như thế mà thế giới đang gán cho chúng ta? Họ biết rõ hơn chúng ta. Họ biết đây là vùng đất của niềm hy vọng”.
Theo nhiều cách, những công dân sinh ra tại miền đất này, thậm chí là những công dân đa thế hệ, đã thấy mình ngang hàng với một số người nhập cư về kiến thức lịch sử quốc gia hoặc sự kém hiểu biết của họ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, vẫn có một sự đánh giá cao câu chuyện của nước Mỹ, ngay cả khi nó chỉ được biết đến một phần. Sự thiếu hụt kiến thức này phần lớn là do hệ thống giáo dục sơ khai của chúng ta đã tiếp tục coi thường những khía cạnh quan trọng nhất trong lịch sử của chúng ta, nhấn mạnh quá mức đến những khía cạnh tiêu cực và hạ thấp các tiêu chuẩn giáo dục nói chung.
Ngay cả độc giả lý tưởng của cuốn sách này – những học sinh chuẩn bị cho kỳ thi AP (Advanced Placement) môn lịch sử ― cũng sắp có một trải nghiệm tương tự, và đó là dấu hiệu cho thấy tính chất tầm thường và chỉ tập trung vào lịch sử xã hội đã tràn ngập khắp mọi nơi.
Tổ chức College Board và lịch sử xã hội
Gần đây, tiến sĩ McClay, cùng với nhiều nhà sử học khác, đã xem xét bộ hướng dẫn mới được đưa ra bởi College Board, cơ quan vận hành kỳ thi AP, liên quan đến kỳ thi AP môn lịch sử.
Họ đã thay đổi hoàn toàn những nội dung đã luôn có trong một bài thi mang tính trung lập. Trung lập đáng tin cậy. Họ nhấn mạnh vào buôn bán nô lệ. Họ nhấn mạnh vào phát triển kinh tế thế giới Đại Tây Dương xoay quanh nền kinh tế của chế độ nô lệ. Họ nhấn mạnh quá mức sự hình thành này. Không có nội dung nào về Hiến Pháp hoặc các cuộc tranh luận về quá trình hình thành Hiến Pháp. Thậm chí trong tài liệu không đề cập đến các ngài George Washington, James Madison. Tôi có thể tiếp tục trình bày, nhưng quý vị hiểu ý tôi rồi đấy.
Tiến sĩ McClay đã thay mặt Hiệp hội Học giả Quốc gia viết một lá thư cho tổ chức College Board. Mặc dù College Board không bao giờ thừa nhận bức thư đó, nhưng họ đã đưa trở lại phần lớn các nội dung tiêu chuẩn.Tuy nhiên, nhược điểm là các nhà xuất bản sách giáo khoa lớn đã sửa đổi các sách giáo khoa của họ để phù hợp với các tiêu chuẩn [mà College Board đã thay đổi trước đó].
Tác phẩm ‘Miền Đất Hy Vọng’
Việc kể lại lịch sử Hoa Kỳ được hiểu sai dẫn đến câu hỏi này, câu trả lời sẽ là gì? Tiến sĩ McClay nói rằng ai đó đề nghị viết một cuốn sách giáo khoa thay thế. Khi được hỏi liệu ông có viết nó không, ông đã từ chối, mặc dù cuối cùng ông đã chấp thuận.
“Không có sự tưởng thưởng nào trong nghề lịch sử khi làm điều gì đó như thế này và tôi biết rằng mình sẽ phải trả một giá nào đó về mặt nghiệp vụ,” ông nói. “Một khi tôi viết, tôi sẽ không thể dừng lại vì tôi yêu thích công việc này. Vì vậy, đây là cách mà quyển sách này ra đời”.
Tình yêu của tiến sĩ McClay thể hiện chân thực trong từng trang sách của “Miền Đất Hy Vọng”. Một quyển sách giáo khoa liền lạc và đầy đủ các thời kỳ lịch sử của đất nước, cùng với sự hiện diện của những anh hùng và những nhân vật phản diện. Cuốn sách này đáng được đón nhận tương tự như đất nước mà nó đề cập đến.
Thu Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times