Một đài tưởng niệm ‘hữu hình’ cho những chiến sĩ người Anh tử trận trong Chiến Tranh Độc Lập Hoa Kỳ
Những người Mỹ gốc Anh đang gắng sức bảo vệ các chiến trường trước lễ kỷ niệm 250 năm thành lập quốc gia Hoa Kỳ.
Đồng chủ tịch của Nhóm nghị sĩ toàn đảng về Di sản Chiến tranh đã kêu gọi một đài tưởng niệm “hữu hình” đối với những người lính Anh và những người trung thành đã hy sinh trong Chiến tranh giành độc lập của Mỹ .
Thượng Nghị sĩ Faulkner của [thành phố] Worcester nói với thời báo The Epoch Times, “Hiện tại không có đài tưởng niệm những chiến sĩ người Anh đã vong thân và đó có lẽ là điều chúng ta nên nói về, một tượng đài hữu hình.”
Ông nói “giọng điệu” của một đài tưởng niệm như vậy, trên lãnh thổ Hoa Kỳ, sẽ phải tôn trọng những quốc gia chủ nhà nhưng ông cũng chia sẻ: “Một đài tưởng niệm hữu hình sẽ là một mục tiêu. Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng hay.”
Nhóm nghị sĩ toàn đảng (APPG) được thành lập vào năm 2011 sau một chiến dịch thành công của các nghị sĩ và các đồng minh nhằm ngăn chặn kế hoạch của chính quyền vùng Flanders ở Bỉ cho một con đường mới băng qua Pilckem Ridge, một địa điểm quan trọng của chiến trường Ypres từ Đệ Nhất Thế Chiến.
Năm 2026, công việc đã bắt đầu đánh dấu kỷ niệm 250 năm Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ — và Tổ chức American Battlefield Trust* đã thảo luận với Tổ chức Battlefields Trust* của Anh và với APPG về Di sản Chiến tranh, về những cách phù hợp để bảo tồn các chiến trường trong Chiến tranh Cách mạng như một “di sản lâu dài” của sự tưởng nhớ.
Tổ chức American Battlefield Trust đang nhắm đến việc bảo vệ 11,000 mẫu Anh ở [tiểu bang] Nam Carolina và [tiểu bang] Georgia, là một phần của chiến dịch phía nam của quân đội Anh từ năm 1778 đến năm 1781.
Ông Howard Simmons, cựu chủ tịch của Tổ chức Battlefields Trust ở Anh, nói với thời báo The Epoch Times: “Năm 1778, chiến dịch phía bắc tạm dừng và người Anh tiến hành một cuộc tấn công ở các thuộc địa phía nam, nơi có rất nhiều người trung thành. Nơi đây trở thành một cuộc nội chiến giữa những người trung thành và yêu nước. Đã có những cuộc giao tranh gay gắt, cay đắng và họ muốn bảo tồn 11,000 mẫu Anh dưới đó vẫn còn nguyên vẹn”.
Giám đốc Truyền thông của Tổ chức American Battlefield Trust, Mary Koik, cho biết chiến dịch phía nam phần lớn là cuộc chiến giữa các nước láng giềng và đồng minh của Hoa Kỳ và bà cho biết, tại trận đánh King’s Mountain ở Nam Carolina năm 1780, chỉ có một người duy nhất sinh ra ở Anh, và đó là chỉ huy của lực lượng thân Anh, Thiếu tướng Patrick Ferguson.
Tổ chức American Battlefield Trust — cũng bảo tồn chiến trường cuộc Nội chiến [Hoa Kỳ] và Cuộc chiến năm 1812 — đã gìn giữ 55,000 mẫu Anh ở 24 tiểu bang, hầu hết trong số đó được bàn giao cho Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ và hy vọng sẽ mua được địa điểm đầu tiên ở tiểu bang Ohio vào cuối năm nay.
Bà Koik cho biết có 8,500 lính Anh chính quy và 1,700 “quân trung thành” của Hoa Kỳ đã hy sinh trong chiến dịch từ năm 1775 đến thất bại của quân Anh tại Yorktown năm 1781, trong khi nhiều người khác chết vì bệnh tật hoặc do thương tích của họ.
Nước Anh là ‘kẻ thù’ nhưng không phải ‘kẻ phản diện thực sự’
Bà chia sẻ mặc dù người Anh đang cố gắng dập tắt ý tưởng độc lập, nhưng những người áo khoác đỏ chỉ đang làm nhiệm vụ và không phải là “những kẻ phản diện thực sự.”
Khi được hỏi về người Hoa Kỳ ngày nay cảm nhận như thế nào khi nhìn thấy những chiếc áo khoác đỏ, bà Koik nói: “Thời gian đã khiến cho mâu thuẫn gay gắt giữa hai bên nhạt nhòa đi so với những gì đã xảy ra vào giữa thế kỷ 20. Họ đã từng là kẻ thù nhưng hiện giờ, họ giống như câu chuyện lịch sử hơn là một nhân vật phản diện đích thực.”
Vua George III thực sự đã cố gắng thuê quân đội Nga từ nữ hoàng Catherine Đại đế để chiến đấu ở Hoa Kỳ nhưng thỏa thuận đã thất bại khi bà yêu cầu đổi lại đảo Menorca ở Địa Trung Hải.
Ông Simmons nói rằng người Pháp đóng vai trò “nòng cốt” trong cuộc xung đột: “Người Hoa Kỳ sẽ không thể có được sự đầu hàng của tướng Cornwallis tại trận Yorktown nếu không có quân đội Pháp ở đó. Đó là điều không cần bàn cãi.”
“Nhưng người Hoa Kỳ cũng được người Tây Ban Nha hỗ trợ tài chính và người Tây Ấn quan trọng hơn đối với chúng tôi so với Hoa Kỳ. Người Tây Ban Nha đã lấy Bahamas từ tay chúng tôi và chuẩn bị xâm lược Jamaica và đó là một phần lý do chúng tôi ký thỏa thuận vào năm 1783 kết thúc chiến tranh, bởi vì chúng tôi không thể để mất Jamaica,” ông nói thêm.
Ông Simmons nói, “Trận chiến đó là một bước ngoặt thực sự đối với nước Anh.”
Ông cho biết ông hy vọng các học giả Hoa Kỳ sẽ đến Anh trước năm 2026 và xem xét “sự phong phú” của các tài liệu làm sáng tỏ cuộc chiến.
Tháng trước, bộ trưởng chính phủ Thượng Nghị sĩ Sharpe của [thị trấn] Epsom cho biết việc lập kế hoạch cho lễ kỷ niệm 250 năm đang ở giai đoạn đầu nhưng Thượng Nghị sĩ Faulkner đề xuất một cách có thể để đánh dấu đó là “xác định và chuyển đổi phần mộ của những người lính Anh” đã hy sinh, chiến đấu vô vọng để duy trì sự cai trị của người Anh ở nơi mà ngày nay là Hoa Kỳ.
Sau trận chiến Princeton năm 1777, những người Anh tử vong được chôn cất trong một ngôi mộ tập thể nhưng địa điểm chính xác chưa bao giờ được tìm thấy.
Nhưng bà Koik nói rằng đó không chỉ là những ngôi mộ của người Anh trong Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ chưa được tìm thấy.
Bí ẩn về đội quân Maryland 400
Bà nói: “Một trong những câu chuyện tuyệt vời về phía Hoa Kỳ là đội quân Maryland 400, một trung đoàn được giao nhiệm vụ kìm chân người Anh để phần còn lại của quân đội Hoa Kỳ có thể trốn thoát [trong trận Long Island năm 1776]. Chỉ có khoảng hơn chục người đàn ông làm cho nó sống lại. ”
Thi thể của những người lính này được chôn trong các chiến hào nhưng bà Koik cho biết các ngôi mộ vẫn chưa được xác định: “Những ngôi mộ này ở đâu đó của quận Brooklyn. Chúng tôi không biết ở đâu. Dự đoán hiện tại là bên dưới một cửa hàng sửa chữa xe hơi.”
Bà chia sẻ với thời báo The Epoch Times: “Vào lúc cao điểm của cuộc chiến, có 22,000 lính chính quy Anh ở Bắc Mỹ, những người mặc áo khoác đỏ truyền thống, và lên tới 25,000 người trung thành với Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có lính đánh thuê Đức, những người Hessian nổi tiếng, và khoảng 1,200 người trong số họ đã tử vong, cũng như các chiến binh của Liên minh Iroquois.”
Sau trận chiến, 5,500 người Hessians ở lại Hoa Kỳ và phần lớn những người trung thành cũng ở lại Hoa Kỳ. Nhiều người khác chuyển đến tỉnh bang Nova Scotia [ở Canada], nơi vẫn nằm dưới vương quyền của Anh, và một số nhỏ chuyển đến các hòn đảo do Anh quản lý ở Caribe hoặc đến Florida, do người Tây Ban Nha kiểm soát cho đến năm 1819.
Vài nghìn người da màu, những người đã được trao quyền tự do khi chiến đấu cho người Anh, đã đến Anh sau chiến tranh.
Ông Simmons nói: “Rất nhiều binh lính đã chiến đấu rất dũng cảm là người Scotland hoặc người Ireland. Một số trở lại đây và một số định cư ở đó”.
Một trong những người sống sót là [tướng] John Graves Simcoe, người chỉ huy Đội kiểm lâm của Nữ hoàng ở New York – và nổi tiếng là đã tàn sát 40 đồng minh người Mỹ bản địa của ngài George Washington ở nơi ngày nay là [quận] Bronx – và sau đó trở thành trung úy thống đốc của vùng thượng Canada.
Một đài tưởng niệm Simcoe trong Nhà thờ Exeter mô tả ông là một “người yêu nước” và “tín hữu Công giáo” và nói thêm, “Ông [John Graves Simcoe] đã phụng sự Nhà vua và đất nước của mình bằng tấm lòng tận tuỵ chỉ sau lòng trung thành với Đấng Thiêng Liêng.”
Chú thích của dịch giả:
American Battlefield Trust: là một tổ chức từ thiện có trọng tâm chính là bảo tồn các chiến trường của Nội chiến Hoa Kỳ, Chiến tranh Cách mạng và Chiến tranh năm 1812 thông qua việc mua lại đất chiến trường. American Battlefield Trust trước đây được gọi là Civil War Trust.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bài gốc tại The Epoch Times