Mô hình bỏ phiếu của Mỹ và cuộc bầu cử năm 2024
Cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 cho thấy cử tri Hoa Kỳ đang bị chia rẽ sâu sắc hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ cuộc bầu cử năm 2000. Các cử tri không chỉ chia rẽ về quyền kiểm soát đối với Quốc hội, mà còn là số lượng lớn các chiến thắng sít sao cho đến tiềm năng giành chiến thắng bất ngờ cho đảng nào thu hút được các cử tri dao động vào năm 2024.
Nền kinh tế và những đặc điểm riêng biệt của các ứng cử viên chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tiếp theo. Ngoài ra, các mô hình bỏ phiếu từ các cuộc bầu cử trước đây có thể mang lại những hiểu biết thú vị về những gì sẽ xảy ra trong chu kỳ bầu cử tiếp theo.
Ủy ban Bầu cử Liên bang cung cấp nhiều dữ liệu về các phiếu bầu cho Hạ viện, Thượng viện, và tổng thống theo đảng phái chính trị. Bảng sau đây cho thấy tổng số phiếu bầu tính bằng triệu dành cho các ứng cử viên Đảng Dân Chủ và ứng cử viên Đảng Cộng Hòa trong mỗi cuộc bầu cử liên bang kể từ năm 2000. Bảng này cũng cho thấy chênh lệch mà tổng số phiếu bầu cho Đảng Dân Chủ vượt quá hoặc thấp hơn so với tổng số phiếu bầu của Đảng Cộng Hòa.
Tổng số phiếu bầu tăng vọt trong những năm bầu cử tổng thống vì hai lý do. Nhiều người bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống hơn là bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử trái năm (khi không có bầu cử tổng thống và bầu cử giữa kỳ). Ngoài ra, phiếu bầu trong những năm không phải bầu cử tổng thống chỉ bao gồm phiếu bầu cho Quốc hội trong khi phiếu bầu trong những năm bầu cử tổng thống bao gồm phiếu bầu cho tổng thống và phiếu bầu cho Quốc hội.
Một điểm thú vị khác là cách mà tỷ lệ chênh lệch của tổng số phiếu bầu có xu hướng nghiêng về Đảng Dân Chủ như thế nào. Khi Đảng Dân Chủ giành chiến thắng, họ có xu hướng giành chiến thắng với tỷ lệ cách biệt lớn. Ngược lại, các chiến thắng của Đảng Cộng Hòa thường có tỷ lệ chênh lệch nhỏ hơn, hoặc thậm chí là chênh lệch âm.
Ông George W. Bush giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2000 với tổng số phiếu bầu chênh lệch trên toàn quốc chỉ với 300,000 phiếu bầu cho Đảng Cộng Hòa cho tất cả các ứng cử viên. Tương tự như vậy, ông Donald Trump đã giành chiến thắng cuộc bầu cử năm 2016 mặc dù tổng số phiếu bầu của Đảng Dân Chủ trên toàn quốc cao hơn 12 triệu phiếu so với [tổng số phiếu bầu của] Đảng Cộng Hòa [trong các cuộc bầu cử] vào Hạ viện, Thượng viện, và tổng thống cộng lại. Chỉ riêng cuộc tranh cử tổng thống, ứng cử viên Hillary Clinton đã nhận được nhiều hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu bầu. Mặc dù ông Trump đã thu hút được một lượng lớn cử tri mới, nhưng số phiếu bầu của Đảng Cộng Hòa bị lấn áp nhiều hơn bởi sự gia tăng số phiếu bầu dành cho Đảng Dân Chủ. Từ viễn cảnh này, ý tưởng về một lượng lớn cử tri đi bầu cho ông Trump vào năm 2016 đã không xảy ra.
Trong mỗi năm bầu cử tổng thống kể từ năm 2008, số phiếu của Đảng Dân Chủ vượt quá số phiếu của Đảng Cộng Hòa với hơn 10 triệu phiếu. chênh lệch nhỏ nhất là tổng số 10.1 triệu phiếu bầu của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2020. Chênh lệch nhỏ nhất mà Đảng Dân Chủ giành được là 10.1 triệu phiếu bầu trong cuộc bầu cử năm 2020. Mô hình này trong những năm bầu cử tổng thống cho thấy Đảng Dân Chủ có một lợi thế rõ rệt trong việc khiến các cử tri bỏ phiếu cho họ trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Việc kiểm tra các phiếu bầu theo đảng phái trong các cuộc bầu cử Hạ viện và Thượng viện cho thấy một mô hình sâu sắc tiềm năng khác. Trong các cuộc bầu cử năm 2006, 2008, và 2018, số chênh lệch phiếu bầu của Đảng Dân Chủ có ý nghĩa quan trọng trong việc giành được cả Hạ viện và Thượng viện, cũng như vị trí tổng thống vào năm 2008.
Ngược lại, Đảng Cộng Hòa giành chiến thắng trong những năm không có bầu cử tổng thống như 2002, 2010, và 2014 với dưới 10 triệu phiếu bầu. Trong những năm khác, việc một đảng giành được Thượng viện và mất Hạ viện hoặc ngược lại là chuyện bình thường. Ngoại lệ là cuộc bầu cử năm 2018 đã bùng nổ với việc Đảng Dân Chủ đạt được tỷ lệ chênh lệch là 19.5% tại Thượng viện và tỷ lệ chênh lệch là 9% tại Hạ viện.
Các mô hình bỏ phiếu này có một số ý nghĩa đối với cuộc bầu cử năm 2024.
Thứ nhất, với việc các cử tri bị chia rẽ sâu sắc về chính trị, lợi thế dường như nghiêng về một cuộc bầu cử rất sít sao như vào năm 2000 khi số phiếu bầu toàn quốc chia 50–50 giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa.
Thứ hai, các cử tri dao động có xu hướng chuyển từ đảng này sang đảng khác tùy thuộc vào đặc điểm riêng của các ứng cử viên. Những cử tri này đã ủng hộ ông Bush một cách khiêm tốn vào năm 2004, và chuyển hẳn sang ông Obama vào năm 2008 và 2012. Những cử tri dễ đổi ý có chút ủng hộ ông Trump vào năm 2016, sau đó ủng hộ mạnh cho Đảng Dân Chủ vào năm 2018. Năm 2020, những cử tri dao động đã ủng hộ ông Biden với tỷ lệ chênh lệch 4.7% so với ông Trump và với tỷ lệ chênh lệch 3.1% tại Hạ viện. Tại Thượng viện, tỷ lệ phiếu ủng hộ Đảng Cộng Hòa là 1.8%.
Trong cuộc bầu cử năm 2022, các cử tri dao động đã hơi nghiêng về phía Đảng Cộng Hòa. Công cụ Theo dõi Phiếu bầu tại Hạ viện (National House Vote Tracker) của tổ chức Cook Political Report cho thấy Đảng Cộng Hòa đã đạt được tỷ lệ chênh lệch phiếu bầu 1.7% trong các cuộc bầu cử Hạ viện. Tại Thượng viện, số phiếu chia đều, với 38 triệu phiếu bầu cho Đảng Cộng Hòa và 38 triệu phiếu bầu cho Đảng Dân Chủ.
Mỗi đảng đều có những cử tri nòng cốt của mình mà lá phiếu của họ thường được thúc đẩy chủ yếu bởi hệ tư tưởng của đảng họ. Lá phiếu của các cử tri dao động là rất quan trọng giúp giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, đặc biệt là các cuộc bầu cử có tính cạnh tranh sít sao. Các mô hình bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử gần đây dường như cho thấy các cử tri dao động ít bị chi phối bởi hệ tư tưởng và quan tâm nhiều hơn đến phẩm chất và đặc điểm của các ứng cử viên. Nếu đúng như vậy, đảng thành công trong cuộc bầu cử năm 2024 sẽ là đảng có các ứng cử viên có khả năng thu hút cử tri dao động tốt nhất.
Ngoài việc chọn các ứng cử viên phù hợp, Đảng Cộng Hòa còn có thêm một bất lợi trong cuộc bầu cử năm 2024. Ông Robert Epstein, nhà nghiên cứu tâm lý học cao cấp tại Viện Nghiên cứu Hành vi và Công nghệ Hoa Kỳ (American Institute for Behavioral Research and Technology), đã theo dõi sự thiên vị trong thông tin của các công ty công nghệ và cách mà sự thiên vị này tác động đến cử tri như thế nào. Phân tích của ông cho thấy sự thiên vị thông tin của các công ty công nghệ đã chuyển ít nhất 6 triệu phiếu bầu sang Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2020.
Trong bài viết thể hiện quan điểm gần đây của ông Epstein cho The Epoch Times có nhan đề “Google đã ngăn chặn làn sóng đỏ như thế nào,” ông giải thích sự thiên vị thông tin của các công ty công nghệ đã giúp chuyển hàng triệu phiếu bầu cho Đảng Dân Chủ như thế nào trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Điều này giải thích làm thế Đảng Dân Chủ có thể ngăn chặn những gì mà ông Epstein cho rằng chắc hẳn sẽ là một làn sóng đỏ đối với Đảng Cộng Hòa.
Phương Anh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times