Loại bỏ những điều xấu ác ra khỏi gia đình: ‘Oedipus nguyền rủa con trai Polynices’
Chạm đến nội tâm: Những điều nghệ thuật truyền thống vun bồi cho trái tim
Điều gì làm cho một gia đình thật sự là một gia đình? Gia đình có phải chỉ bao gồm những mối quan hệ huyết thống hay là còn sâu sắc hơn thế nữa?
Gia đình là một trong những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống của chúng ta. Gia đình có thể lấp đầy tình yêu, sự chăm sóc, và thậm chí là mở rộng ra bên ngoài những người có cùng quan hệ huyết thống, bao gồm cả những người bạn thân thiết của chúng ta.
Tuy nhiên, gia đình cũng có thể là hiện diện của sự phá hoại. Sự kiểm soát, đố kỵ, bạo lực trong một gia đình có thể gây ra sự oán giận và ghẻ lạnh. Thỉnh thoảng, việc đó trở nên tồi tệ đến mức chúng ta thậm chí không muốn kết nối với gia đình của mình cũng như vài thành viên gia đình nhất định.
Và rồi, điều gì làm cho một gia đình thật sự là một gia đình? Gia đình có phải chỉ bao gồm những mối quan hệ huyết thống hay là còn sâu sắc hơn thế nữa?
Oedipus và gia đình của ông
Chúng ta chắc hẳn nhớ về những bi kịch của nhà viết kịch Sophoclean, kể về một câu chuyện phức tạp của Oedipus và gia đình đặc biệt của ông, là chuyện ông đã sát hại cha của mình và kết hôn với mẹ của mình. Nhưng câu chuyện còn nhiều điều hơn thế, xem xét diễn biến cảm xúc của gia đình đặc biệt bất hạnh này có thể giúp chúng ta nhận ra một số điều.
Một nhà tiên tri đã cảnh báo nhà vua và hoàng hậu của Thebes rằng Oedipus sau này sẽ sát hại vua và kết hôn với nữ hoàng. Để tránh số phận này, nhà vua hoảng sợ ra lệnh cho đứa con trai mới sinh của ông là Oedipus phải phơi xác trên một ngọn núi. Nhưng thực tế, đứa bé cuối cùng lại được đức vua và hoàng hậu Corinth nhận nuôi. Vì thế, người cha đã quá sợ hãi đến nỗi luôn nung nấu ý định sát hại con trai của mình.
Khi hoàng tử Oedipus trưởng thành và nghe được câu chuyện định mệnh rằng một ngày nọ chàng sẽ giết cha của mình và kết hôn với mẹ của mình. Tuy nhiên, vì Oedipus lại không biết mình được nhận nuôi, vì cảm thấy quá sợ hãi nên chàng đã rời Corinth để tránh số phận bi thảm đó.
Nhưng chính hành trình đó đã đưa chàng đến một cuộc gặp gỡ định mệnh. Một người đàn ông lớn tuổi, cao ngạo đã ra lệnh cho Oedipus tránh khỏi con đường ông đang đi. Khi Oedipus bướng bỉnh không chịu nhường đường, người đàn ông đó – chính là nhà vua Thebes– là cha đẻ của Oedipus – đã mắng nhiếc và đánh người thanh niên vì nổi cơn thịnh nộ. Oedipus đã ra tay với cha ruột của mình vì cơn tức giận bùng phát.
Chàng Oedipus cũng nổi danh vì đã đánh bại Nhân sư, một sinh vật đáng sợ đã khủng bố người dân xứ Thebes. Dân chúng Thebes đã tôn vinh chàng là anh hùng và đưa chàng đăng cơ làm quốc vương mới của họ. Vì thế Oedipus đã kết hôn với nữ hoàng Thebes. Họ đã sinh hạ bốn hài tử, hai con trai và hai con gái.
Năm tháng dần trôi, một bệnh dịch đã tràn đến thành phố. Bệnh dịch chỉ có thể được đẩy lùi nếu kẻ sát hại vị vua tiền nhiệm được tìm thấy và bị trục xuất khỏi thành phố. Vì thế, với trọng trách là một vị vua, Oedipus buộc phải tìm ra thủ phạm đã ám sát nhà vua. Khi sự thật được tìm thấy, rằng Oedipus sát hại vua – cha của mình bị bại lộ, Nữ hoàng vì quá xấu hổ nên đã tự vẫn. Và Oedipus nhận ra sự tức giận và kiêu ngạo là nguyên nhân khiến số phận của chàng ứng nghiệm. Cuối cùng, Oedipus bị trục xuất khỏi vương quốc Thebes rồi lang thang vô định không mục đích trên thế giới.
Gia đình Saga tiếp diễn
Phần đầu của câu chuyện về Oedipus là phần nổi tiếng nhất, nhưng phần còn lại của câu chuyện đã minh họa rõ ràng mức độ nguy hại của gia đình này.
Con gái của Oedipus là Antigone đã giúp đỡ và dẫn đường người cha mù của nàng trong nhiều năm trong khi hai con trai là Eteocles và Polynices, những người đã khoanh tay không giúp đỡ gì cho cha của họ, chỉ chăm chăm vào việc tranh đoạt ngôi vua của Thebes.
Nhà tiên tri đã tiên đoán chiến thắng sẽ thuộc về người con trai nào nhận được sự chấp thuận của Oedipus. Nhà tiên tri cũng phán rằng Thebes sẽ sụp đổ nếu bất kỳ người Theban nào đứng trước lăng mộ của Oedipus. Polynices và vua Creon (người đã nắm quyền sau khi Oedipus rời đi) đã đến gặp Oedipus để mong tìm được sự chấp thuận.
Vào lúc này, Oedipus đã là người mù lang thang trong nhiều năm, và trải qua khoảng thời gian chiêm nghiệm lại những thất bại của bản thân trong khi chịu đựng rất nhiều gian khổ. Ông đã có được nhiều trí huệ to lớn.
Oedipus cảm thấy khó chịu bởi sự ghen tị và đánh nhau giữa các con trai của mình, vì vậy thay vì ban phước cho họ, ông đã nguyền rủa họ. Kết quả là Eteocles và Polynices sát hại nhau.
Sau đó, vì cố kiểm soát nơi chôn cất của Oedipus, vua Creon đã bắt cóc những con gái của Oedipus (thực tế là cháu gái của ông) để buộc Oedipus trở về Thebes. Tuy nhiên vua Theseus của Athens đã bắt giam vua Creon và cho Oedipus đoàn tụ với các con gái của ông. Vua Theseus cũng cho phép Oedipus đặc ân được ở lại Athens mặc cho lời Oedipus cảnh báo rằng sự hiện diện của ông tại đây có thể gây ra chiến tranh với Thebes.
Khi Oedipus chuẩn bị cho sự qua đời của mình, ông đã quyết định chia sẻ bí mật với người đối xử tốt với ông, ban cho ông nơi trú ẩn và cứu các con gái của ông: vua Theseus. Sau đó, Oedipus qua đời và được chôn cất tại Athens. Không có người Theban nào dám đến xâm lược Athens, vì nếu họ đứng trước mộ của Oedipus, Thebes sẽ bị diệt vong.
‘Oedipus nguyền rủa con trai của ông là Polynices’
Họa phẩm Henri Fuseli “Oedipus nguyền rủa các con trai của ông là Polynices,” đã minh họa một cái nhìn trực quan khoảng khắc Oedipus xua đuổi và nguyền rủa con của mình. Phía bên trái của bức tranh là Polynices (mặc trang phục màu vàng, trắng, và đỏ) đến gặp cha của mình là Oedipus để nhận được phước lành của ông. Tuy nhiên nhân vật chính ở đây là Oedipus, người chỉ tay về phía con trai mình.Ở phía bên phải của bức tranh, hình ảnh một nhân vật có độ tương phản cao đại diện cho Oedipus hiện ra từ bóng tối. Oedipus mù lòa đã bắt lấy cánh tay con ông, nguyền rủa anh ta, và xua anh rời đi. Còn nhân vật Polynices đưa tay lên như thể muốn chặn lại những lời nguyền rủa của cha mình Oedipus.
Hai nàng con gái ngoan ngoãn, Antigone và Ismene, chăm sóc cho cha của họ. Ismene cúi mặt khóc trên chân của Oedipus trong khi Antigone đưa tay ra để chặn cha mình khỏi người con trai.
Bốn nhân vật được sắp xếp cùng nhau rất sống động, bố cục gần nhau làm tăng thêm sự kịch tính giữa các nhân vật.
Nền tảng của Gia đình
Có một số cảm xúc nhất định trong câu chuyện của Oedipus đã dẫn đến hậu họa to lớn. Sự sợ hãi đã khiến cho cha mẹ ông cố gắng giết ông, cơ thịnh nộ đã làm ông sát cha của mình, và lòng kiêu hãnh đã khiến mẹ của ông xấu hổ đến mức tự sát. Sự xấu hổ của Oedipus có lẽ cũng là nguyên do khiến ông sống lưu vong và đi lang thang, sự đố kỵ giữa các con của ông đã khiến ông nguyền rủa họ.
Xin hãy dành ít phút để thật sự suy ngẫm về nỗi thống khổ bi ai trong câu chuyện bi thảm này. Bạn có thể hình dung về một gia đình tồi tệ đến mức cha mẹ bạn chỉ ước rằng bạn chết đi? Rằng bạn trong vô tri mà giết nhầm cha mẹ mình và kết hôn với người còn lại? Bạn có thể tưởng tượng việc sinh con với một bậc cha mẹ của mình, và sau đó con trai của bạn quay lưng lại với bạn khi bạn cần chúng nhất? Bạn có thể hình dung một trong những người con trai của bạn quay lại để xin sự chấp thuận của bạn chỉ để một ngày nào đó điều hành đất nước mà bạn đã bị đày ải không?
Có thể nào, trong bức tranh của Fuseli, Oedipus không chỉ là nguyền rủa con trai của mình mà còn là những gì con trai ông đại diện? Đối với tôi, Polynices là hiện thân của tất cả những thống khổ bi kịch mà những cảm xúc tiêu cực này mang lại. Đặc biệt, những người con trai của Oedipus là những lời nhắc nhở thường xuyên về những bất hạnh đã xảy ra với gia đình ông.
Hình ảnh Oedipus chỉ tay về phía con trai xua đuổi và lăng mạ anh cũng tiết lộ một cách sâu sắc cách nhìn nhận của Oedipus về gia đình của mình. Nếu Oedipus ban phước cho Polynices trong cuộc chiến chống lại anh mình, thì ông sẽ không chỉ ban phước cho bạo lực trong gia đình mà cũng chấp nhận cả nỗi sợ hãi, tức giận, kiêu ngạo, xấu hổ, và đố kị cho gia đình mình.
Thay vào đó, Oedipus ông chọn cách xua đuổi và mắng nhiếc những thứ tiêu cực mà Polynices đại diện. Nếu bạo lực, tức giận, sợ hãi, đố kỵ, kiêu ngạo và xấu hổ được tôn sùng như một nền tảng của gia đình, thì chúng sẽ chỉ làm gia đình đổ vỡ mà thôi. Oedipus đã nhận ra điều đó, mắng nhiếc và xua đuổi những cảm xúc tiêu cực và tội lỗi đó.
Oedipus nguyền rủa những tiêu cực mà người con trai đại diện, nhưng ông lại ban phước cho vua Theseus đời sống vĩnh cửu – đối lập với cái chết. Và đó là lý do tại sao ông lại ban ân cho vua Theseus, một vị vua của vùng đất khác? Nhà vua đại diện cho thiện lương. Oedipus ban phước lành cho vua Theseus, người thậm chí không yêu cầu điều đó. Ông ban phước lành cho những gì Theseus đại diện: Lòng thiện lương, hiếu khách và đứng về phía chính nghĩa. Một người xa lạ lại trở thành một người mà Oedipus có thể chia sẻ bí mật của mình, một người xa lạ lại trở thành một người trong gia đình.
Dĩ nhiên, họ hàng chung huyết thống là gia đình của chúng ta. Nhưng những mối quan hệ đó đều vô nghĩa nếu mọi người không ôm giữ thiện lương. Nếu những điều tiêu cực mà Polynices đại diện trong họa phẩm của Fuseli đang ám ảnh cuộc sống gia đình của chúng ta, chúng ta sẽ đau khổ vì những điều đó. Làm thế nào chúng ta có thể xua đi những điều tiêu cực đó và chấp nhận rằng thiện lương là nền tảng trong gia đình của mình?
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch times