Liệu các biện pháp trừng phạt của Âu Châu đối với Liên bang Nga có tác dụng không?
Đúng như dự đoán, Liên minh Âu Châu (EU), cũng như Úc, Anh và Hoa Kỳ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt hà khắc đối với Liên bang Nga để trừng phạt nước này vì hành vi xâm lược Ukraine.
Các biện pháp trừng phạt, bao gồm các lĩnh vực tài chính, năng lượng, vận tải, công nghệ và chính sách thị thực nhắm vào các nhà tài phiệt Nga, chứ không phải công dân Nga bình thường sẽ có tác dụng đóng băng tài sản tài chính của Nga trên toàn lãnh thổ EU. Trong khi việc Nga tiếp cận thị trường tài chính Âu Châu sẽ bị từ chối như một phần của sự trừng phạt mà người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, mô tả là “gói [trừng phạt] mạnh nhất, khắc nghiệt nhất từng được xem xét.”
Các biện pháp trừng phạt tài chính thậm chí còn bao gồm việc loại trừ một số ngân hàng được chọn của Nga truy cập vào SWIFT, hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu; biện pháp này chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả đáng kể đối với khả năng giao thương của Nga.
Hội đồng Âu Châu cũng đóng cửa không phận Âu Châu đối với máy bay Nga. Thậm chí, người ta còn gợi ý rằng quyền ứng cử làm Thành viên Âu Châu nên được trao cho Ukraine, nhưng có thể có một số phản đối ý tưởng đó từ chính EU.
Hôm 25/02, Hội đồng Âu Châu cũng đã quyết định phong tỏa tài sản của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của ông, Sergey Lavrov. Một hành động như vậy là không bình thường vì nó có thể làm nản lòng những nỗ lực khơi dậy các cuộc đàm phán liên chính phủ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Úc, Marise Payne, cho biết, hôm 26/02, rằng bà cũng đang tìm kiếm lời khuyên về việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với ông Putin và ông Lavrov.
Việc đóng băng tài sản của họ không có khả năng làm phiền lòng các nhà tài phiệt Nga này vì họ là những cá nhân rất giàu có và trong bất kỳ trường hợp nào, có thể bị thúc đẩy bởi niềm tin ngoan cố vào công lý liên quan của họ.
Ngoài ra, EU cũng áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Liên bang Nga và các thành viên của Duma, Quốc hội Nga, những người đã bỏ phiếu công nhận các “nước cộng hòa” ly khai ở Đông Ukraine.
Để hiểu những gì đang xảy ra ở Ukraine, cần phải xem xét rằng, chắc chắn kể từ khi hai khu vực Crimea và Sevastopol hợp nhất vào Liên bang Nga năm 2014, EU đã tăng cường nỗ lực lôi kéo Ukraine vào gia đình Âu Châu.
EU đang tăng cường quan hệ với Ukraine bằng cách hỗ trợ chính phủ của họ trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, mối quan hệ giữa hai bên được điều chỉnh bởi Hiệp định Liên kết EU-Ukraine, bao gồm một Khu vực Thương mại Tự do và Sâu rộng và Toàn diện (DCFTA). Hiệp định Liên kết, được ký kết vào năm 2014 và có hiệu lực từ năm 2017, dựa trên “các giá trị được chia sẻ và cam kết tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, quản trị tốt, nhân quyền, và các quyền tự do cơ bản.”
Mục tiêu dài hạn của DCFTA là tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Ukraine và tăng cường quan hệ chính trị với EU. Hiệp định này cung cấp khuôn khổ cho “phát triển kinh tế bằng cách mở cửa thị trường và làm hài hòa luật pháp, các tiêu chuẩn và các quy định trong các lĩnh vực khác nhau” tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết “các lĩnh vực chính của nền kinh tế Ukraine với các tiêu chuẩn của EU.”
Rõ ràng là DCFTA có lợi cho Ukraine vì nó mang lại cho các doanh nghiệp của Ukraine “khả năng tiếp cận ưu đãi và ổn định và có thể dự đoán được vào thị trường EU, thị trường lớn nhất trên thế giới, với hơn 500 triệu người tiêu dùng.” Hiện tại, EU đã là đối tác thương mại chính của Ukraine, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch thương mại của khối này, trị giá hơn 40 tỷ Euro.
Đồng thời, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tìm đưa Ukraine gia nhập làm thành viên. Bản thân Ukraine đã cho thấy sẵn sàng tham gia Liên minh quốc phòng này.
Không nghi ngờ gì nữa, sự hiện diện quân sự do phương Tây thống trị trước ngưỡng cửa của Nga sẽ bị ông Putin coi là một tình huống đe dọa và thù địch. Do đó, Nga đã tìm kiếm nhưng không nhận được cam kết bằng văn bản rằng Ukraine, Gruzia, và Belarus sẽ không bao giờ trở thành thành viên của NATO.
Tất nhiên, không còn ngờ vực rằng, tình hình ở Ukraine đang trở nên nghiêm trọng. Đây là cuộc chiến tranh lớn thứ hai ở Âu Châu kể từ khi các cuộc chiến trong Đệ nhị Thế chiến kết thúc hôm 08/05/1945— sự tan rã của Nam Tư cũ trong những năm 1990 là cuộc chiến đầu tiên.
Rất khó để thấy điều gì khác, trừ sự can dự trực tiếp của quân đội, có thể được EU thực hiện để đối phó với sự bắt đầu của các hành động thù địch ở Ukraine.
Xung đột này cực kỳ đáng lo ngại vì nó có thể dễ dàng trở thành một cuộc xung đột không thể kiểm soát, liên quan đến nhiều quốc gia hơn. NATO, Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho Ukraine; hành động này có thể bị Nga coi là một hành động khiêu khích, do đó có thể dẫn đến một sự mở rộng xung đột.
Người ta nghi ngờ rằng liệu các lệnh trừng phạt của Âu Châu sẽ có tác động như mong muốn. Có ít nhất bốn lý do ủng hộ quan điểm này.
Thứ nhất, các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là các biện pháp trừng phạt có tính chất kinh tế, phải mất một thời gian dài mới có hiệu lực, và những biện pháp này sẽ được ông Putin tính toán trước khi dấn thân vào hành vi quân sự gây tai hoạ của mình.
Thứ hai, tất yếu, các lệnh trừng phạt sẽ dẫn đến sự trả đũa ăn miếng trả miếng của Liên bang Nga. Trên thực tế, Nga sẽ chiếm đoạt các khoản đầu tư lớn của EU vào Ukraine. Khối lượng đầu tư trực tiếp, bao gồm cả vốn cổ phần, vào nền kinh tế Ukraine từ các nước EU vào cuối tháng 12/ 2018 đã ở mức 24.7 tỷ USD.
Thứ ba, ông Putin đã xây dựng một liên minh với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để có thể tránh những hậu quả tồi tệ nhất của các cuộc tẩy chay và trừng phạt, sử dụng văn phòng của những người bạn Trung Quốc mới quen của ông.
Nhưng cuối cùng, những bất đồng trong hàng ngũ EU có thể tự bộc lộ trong vài tháng tới, bộc lộ những bất đồng về cách đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine.
Nếu phản ứng của EU đối với cuộc khủng hoảng là trao quy chế ứng cử của EU cho Ukraine, như đã được các nhà lãnh đạo của Ba Lan và Lithuania đề nghị, thì tình hình hiện nay có thể sớm trở thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Ngoài ra, bất kỳ nỗ lực nào của NATO trong việc mời Ukraine tham gia làm thành viên của tổ chức quốc phòng này sẽ có tác dụng như một lá cờ đỏ vẫy ra trước một con bò đấu.
Chỉ có sự thiện chí đàm phán về một lệnh ngừng bắn, sau đó là một cuộc thảo luận hợp lý và xem xét các vấn đề liên quan tại một hội nghị liên chính phủ mới có thể đưa ra lối thoát cho cơn ác mộng đang diễn ra ở Ukraine.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Gabriël A. Moens AM là giáo sư luật danh dự tại Đại học Queensland, và từng là phó hiệu trưởng và hiệu trưởng tại Đại học Murdoch. Năm 2003, ông Moens được thủ tướng trao tặng Huân chương Thế kỷ Úc cho những hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Ông đã giảng dạy rộng rãi trên khắp Úc, Á Châu, Âu Châu, và Hoa Kỳ. Ông Moens gần đây đã xuất bản hai cuốn tiểu thuyết “Một lựa chọn xoắn” (Boolarong Press, 2020) và “Sự trùng hợp ngẫu nhiên” (Connor Court Publishing, 2021).
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: