Khám phá âm nhạc và văn hoá truyền thống thông qua nghệ thuật biểu diễn Shen Yun (4)
Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun lừng danh thế giới, thông qua vũ đạo Trung Hoa cổ điển thuần thiện, thuần mỹ, và âm nhạc thuần chính của dàn nhạc giao hưởng độc nhất vô nhị, đã đang triển hiện sự huy hoàng của 5.000 năm văn minh Hoa Hạ cho khán giả trên khắp năm châu lục trong hơn một thập kỷ qua.
Trong tập thứ tư thuộc loạt video “Âm nhạc và văn hoá truyền thống” nhạc trưởng Trần Anh sẽ trả lời các câu hỏi của khán giả và cùng thưởng thức tác phẩm nguyên tác “Tình Hệ, Đạo Duyên” của Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun. Thông qua loạt chương trình này, nhạc trưởng Trần Anh hy vọng sẽ giúp khán giả nâng cao trải nghiệm và tầm cảm thụ âm nhạc từ các góc độ khác nhau.
Tại sao không có khèn hoặc saxophone trong dàn nhạc của Shen Yun?
Khèn là một trong vài nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc thuộc loại phức điệu, nghĩa là có thể chơi nhiều nốt cùng một lúc. Khèn có một ống ngậm và nhiều ống dẫn được ghép lại thành một bộ khí nhỏ. Người chơi có thể che lỗ trên các ống để đồng thời tạo ra âm thanh khác nhau. Một trong những đặc điểm nổi bật của khèn là âm thanh được tạo ra cả khi thở ra hoặc hít vào.
Để kết hợp thành công cả nhạc cụ Trung Quốc và phương Tây, âm sắc và âm chuẩn là một trong những điều mà Dàn nhạc Shen Yun đặc biệt chú trọng. Các nhạc cụ Trung Quốc điều âm theo nguyên lý “Tam phân tổn ích” có phần khác với “Nhạc 12 âm” của phương Tây. Nhạc cụ truyền thống của Trung Quốc rất phong phú nhưng dàn nhạc chỉ chọn dùng một số loại, vì chỉ cần sử dụng một số nhạc cụ truyền thống tiêu biểu của Trung Quốc mà đa năng và phù hợp với các loại nhạc cụ khác của phương Tây cũng có thể đạt được kết quả mong muốn.
Về kèn saxophone, vốn ít được ghi trong nhạc giao hưởng cổ điển tây phương nên thường không được sử dụng trong dàn nhạc. Đây là nhạc cụ đa năng với âm sắc độc đáo và phức tạp nên không phổ biến trong nhạc cụ giao hưởng.
Kèn saxophone được phát minh vào những năm 1840, vì ra đời về sau nên saxophone không được các nhà soạn nhạc thời trước đó như Beethoven hay Schubert sử dụng.
Việc sử dụng nhạc cụ nào và bao nhiêu nhạc cụ cho một bản nhạc chủ yếu là nhà soạn nhạc trong dàn nhạc quy định. Đôi khi, để đạt được kết quả tốt hơn thì nhạc trưởng có thể thực hiện một số điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình huống.
Thế nào là “hoà điệu đơn âm” và “hoà điệu hợp âm”?
Hoà điệu đơn âm chỉ có một dòng giai điệu trong một hoặc nhiều giọng theo quãng đồng âm hoặc quãng tám mà không có hoà âm hoặc hợp âm, tất cả giọng và nhạc đều theo cùng nốt. Còn hoà điệu hợp âm, các nhạc cụ trong dàn nhạc có vai trò khác nhau tại thời điểm khác nhau, cách các bè nhạc đệm thành nhịp điệu hoặc hoà âm để hỗ trợ các dòng giai điệu, làm hoà quyện hoặc đan xen cho nhau, cũng như củng cố hoặc tương phản lẫn nhau để định hình trải nghiệm âm nhạc cho khán giả.
Khi các đoạn nhạc khác nhau được chơi cùng lúc, mỗi phần hoặc mỗi điệu được chơi độc lập, nhưng thường là phụ thuộc lẫn nhau. Đồng thời, các âm khác nhau không ngừng tạo thành bản hợp âm khác, bức tranh âm thanh này sống động và luôn thay đổi về màu sắc, tiết tấu và cảm xúc.
Cách để hiểu ý nghĩa trong âm nhạc, âm sắc của mỗi loại nhạc cụ, chủ đề và thông điệp được truyền tải qua từng giai điệu?
Những gì mà mỗi người nghe và cảm thụ được trong âm nhạc đều liên quan đến một số nhân tố như kinh nghiệm của bản thân, tu dưỡng văn hoá, xu hướng tình cảm nội tâm. Vì vậy, trong một bản giao hưởng, âm sắc của từng nhạc cụ đối với nhà soạn nhạc cũng giống như những màu cơ bản trên bảng màu của hoạ sĩ. Mỗi loại đều có tiết tấu và cảm thụ riêng, nhưng khi phối hợp với nhau, thêm vào việc vận dụng lực độ, cường độ âm lượng, nhịp vận khác nhau sẽ tạo nên âm sắc và tiết tấu khác nhau.
Khi sự kết hợp của các nhạc cụ hoặc cách chơi thay đổi thì âm sắc và tiết tấu mới sẽ xuất hiện. Nên có thể nói âm nhạc có những khả năng tuyệt vời và vô tận giống như một “bức tranh” của những âm thanh đang chuyển động.
Chúng ta hãy cùng nhạc trưởng Trần Anh thưởng thức một đoạn nhạc trong tác phẩm The Ties of Affection, the Tao of Destiny (Tình Hệ, Đạo Duyên) của Dàn nhạc giao hưởng Shen Yun được trình diễn trong chuyến lưu diễn năm 2019, do ngài D.F., Giám đốc Nghệ thuật của Shen Yun sáng tác, bản nhạc do Tịnh Huyền và Đàm Tuấn Nghị phối khí. Ban đầu tác phẩm này được sáng tác cho một tiết mục vũ đạo cùng tên trong chương trình biểu diễn của Shen Yun.
Đàn hạc mở đầu bản nhạc bằng độc tấu tự do, một câu rubato, tiếp theo là tiếng sáo. Sau đó là tiếng rung dịu dàng từ bộ dây, làm nền cho kèn clarinet độc tấu giai điệu chính. Đàn hạc thanh tao và thuần khiết tạo nên không gian lãng mạn. Và âm điệu trầm bổng của tiếng sáo phác hoạ nên một khung cảnh tinh khôi và rõ nét. Lúc này tình tiết của điệu múa là ở một vùng núi hẻo lánh, có người thợ điêu khắc trẻ đang cẩn thận chạm khắc gần xong một pho tượng Đạo sĩ trang nghiêm và uy nghi.
Sau đó, đàn hạc, đàn dây kết hợp cùng tiếng sáo, cùng chơi một giai điệu trầm bổng, hoà vào nửa sau để làm nền cho tiết tấu chính của kèn clarinet. Giai điệu này đại diện cho một cô gái trẻ và chất phác, tình cờ đi ngang qua để chiêm ngưỡng tác phẩm của người thợ điêu khắc. Quý vị có thể chú ý đến nhịp điệu nhanh và tiết tấu nhẹ của tiếng sáo cùng với sắc thái trong trẻo để khắc họa tính cách của cô gái trẻ này.
Tiếng trống timpani trầm vang báo hiệu một nhân vật quyền lực xuất hiện. Đoạn nhạc với những nốt nhạc nhanh gọn biểu thị sự nhanh nhẹn và điêu luyện của đoàn tuỳ tùng đã ngay lập tức thay đổi bầu không khí. Một nhân vật quyền lực, một vị tướng xuất hiện, ông là cha của cô gái trẻ, được thể hiện bằng giai điệu trầm lắng và nghiêm nghị của violin, cello, contrabass (đại hồ cầm), trombone và bass trombone, để phản ánh tính cách nghiêm nghị của ông ấy.
Đồng thời nhịp trống Timpani cũng giúp khắc họa khí chất và phong cách nghiêm trang của ông. Tiếp theo chúng ta cùng lắng nghe âm thanh các nhạc cụ chơi đan xen nhau để thể hiện các cung bậc cảm xúc. Cô gái đã bị chinh phục bởi lòng mộ đạo và tài năng của người thợ điêu khắc. Chúng ta có thể cảm nhận niềm hân hoan của cô qua nhịp tăng của sáo, violin, và đàn hạc, cũng như sự thờ ơ và cương ngạnh của vị tướng được thể hiện qua nốt nhạc cứng nhắc và tông trầm của đàn dây và kèn trombone.
Tiếng đàn tỳ bà giúp khắc hoạ cảm xúc và tình cảm tế nhị với âm rung tremolo truyền cảm. Khi vị tướng và con gái rời đi, tiếng đàn ấm áp, nhẹ nhàng kết thúc với một bầu không khí u sầu và mong mỏi… Cô gái trẻ cố ý bỏ lại roi ngựa của mình. Cô lấy cớ quay lại tìm chiếc roi ngựa để gặp lại người thợ điêu khắc.
Đàn cello chơi giai điệu chính để biểu đạt tình cảm của chàng trai trẻ dành cho cô gái. Quý vị có thể nghe được âm trầm từ đàn contrabass và giai điệu đối đáp đầy thiết tha của tiếng sáo. Những xúc cảm này được thể hiện qua điệu múa đôi lãng mạn trên sân khấu. Hợp tấu bởi đàn hạc và đàn tỳ bà, tiếng kèn ô-boa chơi lại chủ đề chính, tại thang Sol trưởng. Lúc này, cách diễn tấu của đàn tỳ bà sử dụng kỹ thuật lunzhi (búng ngón tay), là kỹ thuật tremolo đặc biệt tạo ra quãng âm vực lớn và có thể diễn tả nhiều loại cảm xúc khác nhau. Luân khúc ngắn giữa kèn ô-boa và đàn tỳ bà, lúc này đàn tỳ bà mô phỏng giai điệu của kèn ô-boa nhưng sau nó hai nhịp, dường như để khắc hoạ cặp đôi trẻ đang bên nhau, khi tình cảm của họ trở nên sâu đậm.
Sau đó, chuyển điệu đến thang Rê trưởng, violin và sáo trình bày giai điệu chính lần thứ ba với niềm hân hoan và cởi mở hơn. Cùng với sự kết hợp của đàn hạc, quý vị có thể nghe thấy tiếng đàn cello biểu đạt cho tâm huyết của chàng trai trẻ. Chúng ta có thể nhận thấy giai điệu chính được chơi lại ba lần, mỗi lần là một khoá cao hơn bởi các nhạc cụ khác nhau để âm sắc luôn thay đổi. Hơn nữa, cường độ nốt nhạc và mức độ tình cảm tiếp tục gia tăng.
Cô gái tạm biệt người thợ điêu khắc để trở về dinh thự của vị tướng quân. Tiếng đàn dây lạnh lẽo với trọng âm tremolo, theo sau là nhịp timpani trầm như báo hiệu điềm xấu. Cô gái trẻ vẫn vô tư đắm chìm trong niềm vui, nhưng sau đó cận vệ của cha cô phát hiện mặt dây chuyền ngọc mà người thợ điêu khắc tặng đã báo lại cho cha cô. Người cha tức giận lên núi tìm người thợ điêu khắc và cô gái đuổi theo cha mình. Dàn nhạc thể hiện chủ đề về vị tướng bằng tiết tấu nặng với những nốt giật mạnh, để nhấn mạnh tính nghiêm trọng của tình huống.
Trong cơn thịnh nộ, người cha rút thanh kiếm từ cận vệ và đâm vào người thợ điêu khắc. Bất ngờ cô gái dùng thân mình lao tới để bảo vệ anh và thanh kiếm đã xuyên qua người cô. Ở trong đoạn này chúng ta nghe được motif cao trào, các chuỗi nhịp điệu lặp lại tuần tự, các khớp ngắt nhịp, độ mạnh tremolo của bộ dây nhằm gia tăng tình huống căng thẳng. Cuối cùng, tiếng nhạc dừng lại tại nốt hạ át của gam La thứ, khiến người nghe hồi hộp.
Bắt đầu với hai loại cảm xúc, những nốt tăng của đàn nhị, sự đau buồn và thống khổ của chàng trai được biểu thị qua âm thanh của loại nhạc cụ cổ hai dây này. Quý vị có cảm thấy âm sắc của đàn nhị giống như giọng nói của con người? Đàn nhị đặc biệt hay ở chỗ diễn đạt nhiều trạng thái cảm xúc của con người, bao gồm nỗi sầu day dứt trong tim. Ở đây nó thể hiện sống động trái tim tan nát và tiếng khóc đau thương của chàng trai, khiến chúng ta xúc động.
Quý vị có thể nghe được âm tremolo mong manh của đàn dây như thể không gian tràn ngập nỗi bi thương. Thêm vào đó, đàn tỳ bà, đàn hạc cùng trống timpani và đàn nhị, mỗi loại mỗi kiểu, làm tăng cảm xúc người nghe. Sau đó, giai điệu chính của bản nhạc lại vang lên qua thanh âm réo rắt của violin, khởi đầu cho bầu không khí thương tâm đồng hành cùng đàn hạc. Dần dần sáo và các nhạc cụ bộ dây cùng hoà theo. Khi điệu nhạc cất lên, kèn và trống timpani cùng phối hợp gia tăng cường độ, làm khơi dậy cảm xúc của người thợ điêu khắc trẻ đang hồi tưởng về cô gái xinh đẹp, ngây thơ và tình cảm sâu đậm họ dành cho nhau.
Chàng thợ điêu khắc sau đó nhớ đến đức tin và niềm khát vọng tầm Đạo, và bắt đầu quỳ lạy trước bức tượng Đạo sĩ mà anh vừa khắc và thành khẩn cầu xin Thần giúp đỡ.
Tiếng trống timpani và tiếng gõ cymbal đột ngột vang lên mạnh mẽ, kèm theo âm thanh réo rắt của bộ dây và bộ gỗ, khiến bầu không khí trở nên tươi sáng, cả dàn nhạc theo tiếng kèn tài hoa đưa ta đến khoảnh khắc huy hoàng và say mê. Bức tượng Đạo sĩ bỗng nhiên toả sáng rực rỡ. Trong khoảnh khắc nhiệm màu này, nhiều tiên nữ bay xuống từ Thiên thượng, và cô gái đã sống lại.
Đây là phần cao trào chính của bản nhạc với âm thanh vang dội của nhạc cụ đồng là trung tâm, và sắc thái vui tươi của điệp khúc chính. Âm thanh tròn đầy và mạnh mẽ của dàn nhạc khiến bầu không khí vui mừng và hồi hộp. Ngoài những âm thanh của giai điệu chính, quý vị có thể nhận thấy cách các nhạc cụ âm trầm làm tăng sự hài hoà và thêm chiều sâu cho giai điệu, bằng âm vang nhấn mạnh của kèn trong các giai khúc, cũng như âm gảy đàn hạc và điệu trống timpani tăng thêm cảm giác ly kỳ.
Người thợ điêu khắc và cô gái vui mừng, vô cùng biết ơn Thần đã cứu độ và cho họ cơ hội được sống cùng nhau. Đức tin, truy cầu và tinh thần của họ càng thêm vững chắc. Bản nhạc kết thúc với một bầu không khí yên bình, cùng điệu serene bình thản của tiếng sáo và đàn violin đầu tiên được đệm bởi bộ dây và đàn hạc. Nó đồng nghĩa với sự thăng hoa trong tâm hồn của hai nhân vật chính khi họ cùng hướng đến một tương lai tốt đẹp.
Sau khi thưởng thức bản nhạc này, hy vọng quý vị sẽ có thêm hiểu biết về cách các nhà soạn nhạc của Shen Yun sử dụng âm sắc của các nhạc cụ khác nhau, khả năng kỹ thuật và các đặc tính khác nhau để khắc hoạ nhân vật, thể hiện các loại cảm xúc, mô tả tình huống và trình bày thông điệp của một câu chuyện.
Mời quý vị tìm hiểu thêm qua video “Âm nhạc và truyền thống” tập 4:
The Epoch Times tự hào là một nhà tài trợ của Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun. Chúng tôi đã đưa tin về phản hồi của khán giả từ những ngày đầu thành lập Shen Yun vào năm 2006.
Hoan nghênh quý vị tìm hiểu thêm tại:
Ganjing World: https://www.ganjingworld.com/zh-TW/channel/uKDuVZFTkSNei
IG: https://www.instagram.com/shenyunworks/
Facebook: https://www.facebook.com/ShenYunZuoPin