Hướng dẫn về loạt bài ‘Bảo vệ Hiến Pháp’
Các công dân tự chủ trong một nền cộng hòa tự do cần phải biết cấu trúc chính phủ của họ và nội dung của các luật chính của chính phủ đó. Đối với người dân Mỹ, điều này cần có kiến thức căn bản về Hiến Pháp.
Tốt nhất, chúng ta nên tiếp thu thông tin này ở trường học, như vậy khi trưởng thành chúng ta chỉ cần bổ sung kiến thức thêm theo thời gian.
Tuy nhiên, người dân Mỹ hiện đại muốn tìm hiểu về Hiến Pháp của mình lại gặp phải một số trở ngại. Chuyên mục của tôi trên Epoch Times — bao gồm loạt bài về “Bảo vệ Hiến Pháp” — được viết để giúp độc giả vượt qua những khó khăn khi tìm hiểu Hiến Pháp.
Những trở ngại đối với việc tìm hiểu về Hiến Pháp gồm bốn nội dung:
Thứ nhất: Nhiều trường học không còn giảng dạy về Hiến Pháp một cách chuẩn mực nữa. Khi một cô con gái của tôi đang theo học tại trường trung học công lập, tôi đã đọc một đoạn ngắn trong bản nghiên cứu xã hội của cháu dành cho tài liệu này. Tôi thấy rằng phân đoạn đó có lỗi. Tôi đã viết thư cho giáo viên của cháu đề cập về những sai sót, cũng tốn vài trang giấy để viết lại điều đó.
Thứ hai: Mặc dù Hiến Pháp là một văn bản tuyệt vời, nhưng lại là một văn bản cổ. Các Nhà Soạn Thảo đã viết ra văn bản đó và các Nhà Sáng Lập [quốc gia] đã thúc đẩy áp dụng, đó là sản phẩm của những quy tắc giáo dục cổ điển và giáo luật của trường dòng cũng như của hệ thống pháp luật Anh-Mỹ thế kỷ 18. Hầu hết các trường học đã từ bỏ giáo luật cổ điển và giáo luật trường dòng, và ngay cả các giáo sư luật Hiến Pháp cũng không biết về hệ thống pháp luật thế kỷ 18. Tìm hiểu về Hiến Pháp cần phải có ít nhất một số kiến thức nền tảng.
Thứ ba: thông tin đại chúng của chúng ta đã bị đầu độc bởi thông tin sai lệch và thông tin thiếu chính xác về Hiến Pháp. Thông tin không đúng và đầy đủ là sản phẩm của sự thiếu hiểu biết. Thông tin sai lệch được tạo là để làm nản chí chúng ta.
Thứ tư: Một số người có năng lực tốt nhưng hoàn toàn không đủ tư cách đã tự cho mình là chuyên gia, họ ‘giả bộ’ giảng dạy Hiến Pháp cho người khác. Họ chiêu dụ hàng ngàn người dân Mỹ yêu nước tham gia các lớp học và hội thảo truyền bá những điều không chính xác.
Chuyên mục của The Epoch Times
Các chuyên mục của tôi tại The Epoch Times nhằm mục đích giúp độc giả tiếp cận thông tin trung thực và hữu ích về Hiến Pháp. Một số bài viết thảo luận về các quyết định gần đây của tòa án. Ví dụ, gần đây tôi đã xem xét các tác động của vụ kiện mới xảy ra và rất lý thú của Tối cao Pháp viện là vụ ‘Hoa Kỳ kiện Vaello Madero’. Những bài viết khác chỉ ra những kết luận không chính xác và gây hiểu lầm, chẳng hạn như các kênh truyền thông lớn đều cho rằng Tối cao Pháp viện hiện có đa số thẩm phán thành viên thuộc phe truyền thống với tỷ lệ 6-3.
Chuyên mục “Tìm hiểu Hiến Pháp” của tôi tập trung vào các vấn đề then chốt của Hiến Pháp. Loạt bài về “Cách Tối cao Pháp viện viết lại Hiến Pháp” thảo luận về lý do quan trọng nhất khiến các tiền lệ Hiến Pháp của Tối cao Pháp viện khác biệt đáng kể so với văn bản [Hiến Pháp] đã được viết ra.
Cuối cùng, các tiểu luận “Bảo vệ Hiến Pháp” được đăng tại đây chủ yếu là để chỉ ra những quan niệm sai lầm phổ biến về văn bản này.
Khi tôi viết các bài tiểu luận “Bảo vệ Hiến Pháp”, tôi không nghĩ rằng chúng sẽ được trình bày trong một ấn phẩm duy nhất. Do đó, dịp này, tôi đã chỉnh sửa và sắp xếp lại chúng để dòng bình luận về chủ đề được trôi chảy hơn. Tôi cũng đã thực hiện các thay đổi nhỏ về kiểu viết và cập nhật các thay đổi.
Loạt bài ‘Bảo vệ Hiến Pháp’ được bố cục như thế nào?
Sau phần giới thiệu này, loạt bài “Bảo vệ Hiến Pháp” gồm 10 bài tiểu luận. Hai bài đầu tiên cung cấp nền tảng cơ sở. Các bài viết giải thích rằng, mặc dù Hiến Pháp có nhiều điều, nhưng về căn bản, đó là một văn bản mà “Chúng ta, những người dân” cấp quyền có giới hạn (liệt kê quyền cụ thể) cho các tổ chức chính quyền được chỉ định. Như tôi đã chỉ ra, trong thế kỷ 18, các văn bản quy định về quyền hạn được giao cho các tổ chức chính quyền là rất phổ biến—quyền đó vẫn đúng cho đến ngày nay.
Chìa khóa để hiểu các văn bản quy định cho các quyền hạn là phải biết cả nội dung của thẩm quyền được cấp và các giới hạn đối với thẩm quyền đó.
Phần còn lại của loạt bài “Bảo vệ Hiến Pháp” chỉ ra những quan niệm sai lầm về các công cụ. Bài tiểu luận thứ ba đề cập đến niềm tin phổ biến ngay cả trong giới thẩm phán và học giả, rằng nhiều từ và cụm từ trong các văn bản là không có ý nghĩa rõ ràng. Như bài tiểu luận này chứng minh, cáo buộc về “sự mơ hồ” chủ yếu là sản phẩm của sự thiếu hiểu biết.
Bài tiểu luận thứ tư phản hồi những khẳng định rằng Tu chính án thứ Hai, bảo vệ quyền giữ và mang vũ khí, là đã lỗi thời. Bài viết kết luận rằng không có thay đổi liên quan nào trong cuộc sống của người dân Mỹ khiến Tu chính án thứ Hai trở nên lỗi thời; ngược lại, một số thay đổi trong cuộc sống của người dân Mỹ cho thấy nên tăng cường áp dụng Tu chính án này.
Bài tiểu luận tiếp theo thảo luận về lý thuyết “Hiến Pháp sống”. Bài viết chỉ ra rằng, như một vấn đề thực tế, hầu hết những người ủng hộ quan điểm này không tìm kiếm một tài liệu “sống” mà là một tài liệu đã “chết”. Hay chính xác hơn là họ tìm cách quay trở lại với hệ thống của Anh, trong đó các chính trị gia của quốc gia có quyền làm bất cứ điều gì họ muốn.
Bài tiểu luận thứ sáu chỉ ra lời vu khống rất cũ chống lại những Nhà Soạn Thảo Hiến Pháp: rằng các tiểu bang chỉ trao cho họ thẩm quyền đề nghị tu chính các Điều khoản của Hiệp ước Liên bang, nhưng họ đã vượt quá thẩm quyền đó bằng cách đệ trình một luật căn bản mới. Sự vu khống này, bắt nguồn từ các cuộc tấn công vào Hiến Pháp trong các cuộc tranh luận phê chuẩn năm 1787-1790, đã được các nhà học thuật hiện đại chứng minh rằng chúng là không đáng tin cậy.
Bài bình luận tiếp theo xem xét lý do tại sao Hiến Pháp yêu cầu bình đẳng về quyền đại diện của các tiểu bang tại Thượng viện Hoa Kỳ. Quy tắc rằng South Dakota phải có cùng số lượng thượng nghị sĩ như New York là chủ đề thường xuyên bị phàn nàn — mặc dù tôi thừa nhận là không phải từ South Dakota. Đúng như những lời chỉ trích của Cử tri đoàn, những người chỉ trích quy tắc bình đẳng cho các tiểu bang tại Thượng viện không hiểu được tất cả các lý do đằng sau quy tắc này. Họ cũng không hiểu thực tiễn lịch sử đã minh oan cho điều đó như thế nào.
Ba bài tiểu luận cuối cùng đề cập đến các cáo buộc khắp nơi rằng Hiến Pháp là phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Những bài luận này cho thấy rằng:
- Văn bản này không được viết ra nhằm bảo vệ chế độ nô lệ,
- “Thỏa hiệp ba phần năm” thực sự bị xuyên tạc tiêu cực về chế độ nô lệ (khi đó), và
- Các Nhà Soạn Thảo văn bản bảo đảm rằng Hiến Pháp đối xử với phụ nữ giống như cách nó đối xử với nam giới.
Tôi hy vọng quý vị thấy loạt bài “Bảo vệ Hiến Pháp” hữu ích và thú vị.
Bảo vệ Hiến Pháp (xem loạt bài tại đây)
- Kiến thức công dân sơ đẳng: Hiểu Hiến Pháp như thế nào
- Các giới hạn đối với Thẩm quyền Liên bang
- Lời của những Nhà Sáng Lập không ‘Vô nghĩa’ hay ‘Mơ hồ’
- Tu chính án thứ hai là không lỗi thời
- Bảo vệ Hiến Pháp trước những người theo ‘chủ nghĩa Hiến Pháp hiện đại’
- Các Nhà Sáng Lập Hiến Pháp đã không vi phạm sự ủy thác
- Tại sao Bình đẳng cho Tiểu bang trong Thượng Viện lại có ý nghĩa
- Tại sao các Nhà Sáng Lập không thể bãi bỏ chế độ nô lệ
- ‘Thỏa hiệp Ba-Phần-Năm’ không dựa trên phân biệt chủng tộc
- Cánh Tả hiểu sai: Hiến Pháp chưa bao giờ phân biệt đối xử với phụ nữ
Tối cao Pháp viện đã viết lại Hiến Pháp như thế nào? (xem tại đây)
Phần I: Chính phủ nhỏ và đơn giản (1937–1944)
Phần II: Giai đoạn thiết lập kịch bản và sân khấu (1937–1944)
Phần III: Tòa án trên bờ vực
Phần IV: Xếp chỗ trong Tòa Án bằng những người phe mình — và vụ lấy đất cho Liên bang
Phần V: Giết chết tự do kinh tế
Phần VI: Phá bỏ quyền tự do dân sự
Phần VII: Trại tập trung — và Hồi kết
Minh Khanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times