Hoa Kỳ bấp bênh về năng lượng khi TT Biden đổ tiền vào năng lượng tái tạo
Ông Jerry Simmons, chủ tịch Liên minh Các nhà sản xuất Năng lượng Nội địa (DEPA), cho biết Hoa Kỳ đang trải qua một tình trạng căng thẳng về cung và cầu năng lượng, và chính phủ của Tổng thống (TT) Biden đang khiến vấn đề nghiêm trọng thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “Capitol Report” của đài truyền hình NTD, ông Simmons đã chỉ ra rằng vì dầu thô là một loại hàng hóa toàn cầu, nên bất kỳ một tác động toàn cầu nào cũng đều sẽ ảnh hưởng đến giá cả ở Hoa Kỳ. Sau đại dịch, nhiều người đã mong đợi mọi thứ trở lại bình thường. Nhưng điều đó đã không xảy ra, ông lưu ý. Những nỗi lo về một cuộc suy thoái toàn cầu, và thực tế rằng Mỹ quốc “còn hai quý nữa nữa là đủ để xác định một cuộc suy thoái” đang ảnh hưởng đến các thị trường hàng hóa, trong đó có dầu mỏ.
Sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng lên kể từ năm 2020 sau khi giảm xuống trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19. Ông Simmons nói rằng hiện nay, Mỹ quốc sản xuất 12 triệu thùng dầu mỗi ngày, đồng thời thừa nhận rằng việc sản xuất có thể “chậm hơn một chút” so với những gì mà một số người có thể mong đợi.
Mặt khác, ông cho biết lượng tồn kho dầu thô không tốt lắm, gần đây đã giảm 6% xuống dưới mức trung bình 5 năm.
“Chúng ta không có nhiều công suất dự phòng ở đó, quý vị biết đó, mà rất nhiều dầu thô thừa nằm rải khắp xung quanh, nếu quý vị muốn, hoặc xăng thừa ở khắp xung quanh,” ông Simmons nói. “Vì vậy, ngay lúc này chúng ta đang lâm vào tình trạng rất bấp bênh, với cung và cầu.”
Khi một nhà tiêu dùng lớn như Liên minh Âu Châu tầm cầu thay đổi sự kết hợp giữa các nơi họ mua các sản phẩm năng lượng của họ do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine, họ sẽ tạo ra một “hiệu ứng gợn sóng trên toàn thế giới,” ông nói thêm.
Vấn đề năng lượng tái tạo
Ông Simmons cũng chỉ trích sự thúc đẩy quá mức đối với năng lượng tái tạo khi chỉ ra những sai lầm đã mắc phải ở Âu Châu. Đức rất chú trọng vào các nguồn năng lượng tái tạo như phong năng và quang năng.
Cuối cùng quốc gia này phải trả “giá điện cao nhất hành tinh,” ông nói. Đức không có đủ điện. Quốc gia này sẽ duy trì hoạt động của một số nhà máy nhiệt điện than, trong khi một số nhà máy điện hạt nhân sắp đóng cửa.
Nếu Đức cũng đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân đó, thì quốc gia này có thể phải đối mặt với “một mùa đông rất khắc nghiệt.” Ông Simmons cho biết, tại một số khu vực ở Âu Châu, người dân đang xếp hàng dài để mua than cho mùa đông. Ông lưu ý rằng Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm trong việc để các chính sách như vậy du nhập vào.
Ông Simmons nói: “Thỏa thuận mới được thương lượng này trong chính phủ TT Biden đã đổ quá nhiều tiền thuế của chúng ta vào các nguồn năng lượng tái tạo không đáng tin cậy — điều đó khiến tôi bàng hoàng.”
Ông chỉ ra rằng tiểu bang California đang có kế hoạch cấm bán xe động cơ đốt trong vào năm 2035 và muốn mọi thứ phải chạy bằng điện. Tuy nhiên, hiện nay tiểu bang này thậm chí không có đủ điện để tránh bị mất điện.”
California đã yêu cầu các chủ sở hữu xe hơi điện không được sạc điện cho xe của họ nhưng sau đó lại muốn buộc mọi người sử dụng xe điện trong tương lai, điều mà ông Simmons gọi là “vô lý.”
Ông nhấn mạnh rằng các chính trị gia không hiểu gì về năng lượng.
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times