Hiếu kính cha mẹ là nền tảng của xã hội
Chuẩn mực đạo đức của phương Tây dựa trên 10 nguyên tắc sống rất cổ xưa và tốt đẹp: Mười Điều Răn (the Ten Commandments).
Mười Điều Răn (đôi khi được gọi là Decalogue – Mười điều răn của Chúa, hay “Ten Words”) là những lời răn dạy mà Đức Chúa Trời ban cho nhà tiên tri Moses tại núi Sinai. Ông Moses đã mang Mười Điều Răn xuống núi, được khắc trên hai phiến đá. Những điều răn này đề cập đến các vấn đề trọng yếu của hành vi con người đối với Chúa và đồng loại.
Phần đầu của các điều răn quy định cách ứng xử của con người với Chúa. Phần cuối cùng của các điều răn quy định cách cư xử giữa con người với nhau — tức là con người có mối liên hệ với nhau như thế nào.
Theo Philo, một triết gia người Do Thái gốc Hy Lạp hóa thời La Mã (khoảng năm 20 trước Công Nguyên – năm 50 sau Công Nguyên), điều răn về tôn kính cha mẹ là cầu nối giữa phần đầu tiên và phần cuối cùng của các điều răn. Người sáng tạo nội dung trên podcast (podcaster) kiêm diễn giả Dennis Prager nói rằng đó là điều răn duy nhất đi kèm với một lý do để [con người] tuân theo: “[Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi], hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho.”
Như ông Prager cho biết, chúng ta được dạy phải yêu mến Chúa, những người hàng xóm của chúng ta, và thậm chí cả những người xa lạ, không phải là cha mẹ của chúng ta. Chúng ta phải tôn kính họ. Chúng ta phải duy trì một mối quan hệ với cha mẹ để thể hiện sự hiếu kính đối với họ, cho dù điều này có khó khăn đến đâu. Ông Prager nói, chúng ta thậm chí không cần phải thích cha mẹ mình, nhưng chúng ta phải kính trọng họ.
Khối nền tảng cơ bản
Tại sao việc hiếu kính cha mẹ chúng ta lại quan trọng đến vậy? Sự kính trọng đối với cha mẹ và gia đình chúng ta có một tác động lan tỏa trong xã hội. Chúng ta cũng học được cách kính trọng người khác, vì sự kính trọng đối với cha mẹ sẽ được phản ánh trong tất cả các mối quan hệ khác của chúng ta.
Những ai được dạy phải kính trọng cha mẹ và các bậc trưởng bối của họ sau này có nhiều khả năng trở thành những người làm việc rất hiệu quả và thành công. Trong cuốn sách “Who Killed the American Family” (Ai Đã Hủy Hoại Gia Đình Mỹ) của tác giả Phyllis Schlafly, cô đề cập đến một tác phẩm của tác giả Jason DeParle từng được tờ New York Times phát hành. Trong phần này, Schlafly có nói rằng, ông DeParle đã “đưa ra điều hiển nhiên, dù thường bị phủ nhận, quan sát thấy rằng trẻ em sẽ tốt hơn rất nhiều khi các con được nuôi dưỡng bởi cả cha lẫn mẹ hơn là khi một người mẹ đơn thân phải tự xoay xở một mình.” Lập luận của ông DeParle về cơ bản là có đầy đủ cả cha và mẹ sẽ tốt hơn là chỉ có một người cha hoặc mẹ và rằng giữa một bà mẹ đơn thân và một cặp vợ chồng có sự khác biệt về cả số lượng cũng như chất lượng.
Theo ông Prager, những người đàn ông có khuynh hướng đối xử tốt với vợ và đồng nghiệp của họ một cách công bằng cũng là những người đã được nuôi dạy để kính trọng cha mẹ họ. Những người phụ nữ được nuôi dưỡng với tâm thái trân trọng cha mẹ của họ càng có khả năng sẽ trở thành những người mẹ tốt hơn và biết chăm lo cho gia đình. Có nhiều khả năng họ sẽ chọn những người bạn đời thấy được tầm quan trọng của gia đình. Do đó, một người đã được dạy để đánh giá cao những gì mà một gia đình mang lại cho xã hội sẽ càng có thể truyền lại những giá trị này cho con cái của họ.
Đồng thời, việc thể hiện lòng kính trọng đối với những người đã cho ta sự sống và tình yêu thương cũng là để làm gương cho thế hệ mai sau. Trẻ em khi thấy ông bà mình được đối xử tốt sau này cũng có thể bắt chước hành động này với cha mẹ mình.
Tóm lại, trong một xã hội mà con cái được dạy phải hiếu kính cha mẹ, thì xã hội đó sẽ tồn tại.
Hiệu ứng lan tỏa mở rộng ra ngoài xã hội để tôn vinh nền văn minh của chúng ta. Ký ức giữa các thế hệ mà những gia đình giống như những sợi chỉ đan trong một tấm thảm. Chúng như mũi kim liên kết các sợi chỉ của những mối quan hệ chung lại với nhau.
Một gia đình kết nối chúng ta lại với những ký ức về việc chúng ta là ai và chúng ta đến từ đâu. Người ta chỉ cần xem xét lịch Do Thái với việc tuân thủ nghiêm ngặt truyền thống của nó và tôn vinh nó. Tôn kính cha mẹ bạn cũng giống như mỗi ngày đều là ngày Shabbat (Shabbat là ngày nghỉ và ngày thứ bảy trong Do Thái giáo). Có như thế, tất cả các phong tục và tín ngưỡng sẽ không bị mai một.
Cha mẹ là nền tảng của một gia đình, và tầm quan trọng của một gia đình không thể bị xem nhẹ. Ở một khía cạnh nào đó, một gia đình là ranh giới bảo vệ một người khỏi thế giới bên ngoài. Đó cũng là một mảnh ghép để xây dựng nền văn minh của chúng ta. Điều đó cũng đủ để vinh danh họ.
Tôn kính Đấng Tạo Hóa
Qua việc hiếu kính cha mẹ, chúng ta nhận ra rằng có một quyền năng đạo đức bên trên chúng ta và chúng ta phải chịu trách nhiệm trước điều này. Vì lý do đó, hiếu kính cha mẹ là công nhận thứ bậc tồn tại bên trong một gia đình, và tương ứng với điều đó, còn có một thứ bậc lớn hơn, tất nhiên, đứng đầu chính là Đấng Tạo Hóa.
Cha Cha Hans Jacobse, một linh mục của Chính thống giáo trong hơn 30 năm, tin rằng Chúa đã đan cài nên thứ bậc của chế độ phụ hệ vào chính cấu trúc của tạo hóa: người đàn ông chính là người bảo vệ phụ nữ và gia đình. Đó chính là người được trao quyền mà chúng ta có thể trông cậy để được lãnh đạo và bảo vệ.
Ngụ ý trong giả định này rằng việc tôn kính cha mẹ chúng ta là tôn vinh Đức Chúa Trời, là một cách để nhận ra sự thiêng liêng của cuộc sống con người và tầm quan trọng của việc đối xử với nhau bằng sự kính trọng, liêm chính, chung thủy, lễ nghi phép tắc, và phẩm cách. Một nền văn minh mà con cái không hiếu kính với đấng sinh thành thì chắc chắn rằng nền văn minh đó sẽ suy tàn.
Gần đây, trong một bài diễn văn đầy nhiệt huyết, Thủ tướng theo chủ nghĩa dân túy của Ý, bà Giorgia Meloni, đã nói:
“Tại sao gia đình lại là kẻ thù? Tại sao gia đình lại đáng sợ như vậy? …
“Chúng ta sẽ bảo vệ giá trị của nhân loại. … mỗi chúng ta đều có một mã di truyền độc nhất không thể lặp lại … điều đó rất thiêng liêng. Chúng ta sẽ gìn giữ giá trị đó. Chúng ta sẽ gìn giữ Chúa, đất nước và gia đình [chúng ta].”
Bài diễn văn của bà đã có sức lan tỏa rộng khắp.
Kính trọng bằng hành động
Làm thế nào để chúng ta hiếu kính với cha mẹ mình? Có những việc rất đơn giản. Đối với một số người, đó có thể là xin lời khuyên cố vấn của cha mẹ. Một số người khác thì có thể cùng cha mẹ đưa ra các quyết định có liên quan đến gia đình.
Việc một người hiếu kính cha mẹ có thể được duy trì bằng cách tôn vinh truyền thống gia đình. Có một cách là có thể duy trì lễ nghi ăn tối của gia đình. Một cách khác là cũng có thể duy trì một loại chuẩn tắc trong gia đình — một cách cư xử để biểu thị sự kính trọng với cha mẹ. Có lẽ đó là cách một người ăn mặc khi đến thăm cha mẹ mình.
Chắc chắn, điều đó nằm trong ngôn ngữ mà một người nói khi ở cùng cha mẹ của mình. Một mức độ trang trọng nhất định có thể được duy trì từ lúc chào đời cho đến khi lìa trần — và hơn thế nữa. Một chuyến đi tảo mộ cũng có thể là một cách để tôn vinh những người đã khuất.
Nếu ai đó đủ may mắn có cha mẹ già đang trải qua khoảng thời gian hữu hạn của đời người, thì có một số bài học cần được biết. Họ biết rằng cha mẹ đang bước vào tuổi xế chiều. Họ cũng biết rằng chắc hẳn sẽ không có một giai đoạn tráng niên minh mẫn hơn xuất hiện.
Có lẽ một trong những món quà lớn nhất mà một người có thể tặng cho cha mẹ mình là trở thành nguồn cung dưỡng cho họ khi họ già đi. Thay vì tỏ ra thiếu kiên nhẫn trước ký ức về “những ngày xưa tươi đẹp” đó, chúng ta có thể học cách lắng nghe những câu chuyện hồi ức của cha mẹ mình và, vâng, chúng ta học hỏi từ đấng sinh thành.
Khi bạn đang mời cha mẹ mình một miếng bánh mà họ thích, có khả năng họ sẽ tặng bạn một giai thoại mà có thể là một khoảnh khắc giáo huấn: cách họ đối diện với khó khăn, cách họ vượt qua thử thách — đây là những bài học cuộc sống mà có thể con của bạn sẽ không được dạy trên phương tiện truyền thông xã hội.
Hãy đi cùng họ khi họ đi dạo trên con đường ký ức. Để cho họ hồi tưởng khi họ đung đưa trên một chiếc võng dưới tán cây. Vâng, việc này là hoài niệm, nhưng những hoài niệm cho phép chúng ta tóm tắt [những mốc chính] và hồi tưởng lại một cái nhìn khái lược về cuộc sống của bản thân chúng ta, điều đó giúp chúng ta cùng chia sẻ những gì quý giá đối với cha mẹ mình.
Hơn cả sự vâng lời
Trong cuốn sách “The World Under God’s Law: Criminal Aspects of the Welfare State” (Thế Giới Trong Giới Luật Của Chúa: Các Khía Cạnh Tội Ác Của Nhà Nước Phúc Lợi), tác giả, nhà văn đáng kính T. Robert Ingram nói rằng với tư cách là những người tin vào Chúa, chúng ta nên xem gia đình như một đội ngũ trong quân đội. “Việc các hàng ngũ phải tuân theo hạ sĩ là điều cần thiết để duy trì sức mạnh và sự an toàn của quân đội cũng như các kế hoạch và hoạt động của người chỉ huy.”
Thục Nhã biên dịch
Quý vị tham khảo chi tiết tại The Epoch Times