Hãy tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân
Những nuối tiếc không làm nên con người chúng ta, mà giúp ta học hỏi từ chính những sai lầm của mình. Nếu biết tận dụng điều đó, hối tiếc sẽ giúp chúng ta trở thành người tốt hơn.
“Non, rien de rien
Non, je ne regrette rien”
(Pháp ngữ)
Tạm dịch:
“Không, không có gì cả
Không, tôi không hối tiếc bất cứ điều gì”
Những ca từ trên là của ca khúc ăn khách năm 1960 của nữ danh ca Edith Piaf – ca khúc làm nên tên tuổi của cô – “Không, không có gì cả/ Không, tôi không hối tiếc bất cứ điều gì.” Sau này, rất nhiều nhạc sĩ đã phát hành các bản biểu diễn riêng của họ về “Non, Je Ne Regrette Rien,” và ca khúc đã xuất hiện ở rất nhiều bộ phim và quảng cáo.
Nhưng điều kỳ lạ là: Có ai chỉ ngoài 12 tuổi thật sự tuyên bố rằng không có điều gì hối tiếc không?
Những câu trả lời cho câu hỏi trên là có, không hoặc có thể.
Một số người chấp nhận lời khẳng định đầu tiên khi họ lấy tiêu chí “Không hối tiếc” là phương châm sống trong đời — “Bỏ qua quá khứ và sống trong hiện tại!” Vâng, số còn lại trong chúng ra thắc mắc rằng : Liệu họ có bao giờ thức giấc vào lúc 3 giờ sáng để tìm kiếm lỗi lầm của họ trong quá khứ đang diễu hành như những bóng ma trong tâm trí họ?
Tôi nghĩ rằng hầu hết chúng ta sẽ đi đến lời khẳng định số hai. Chúng ta mang theo những nuối tiếc có lẽ kéo dài cả thập kỷ nhưng dường như quen thuộc với chúng ta giống những tiêu đề mỗi buổi sáng.
Một trong những sự cố dường như không đáng kể, chẳng hạn như hồi tôi học lớp năm, khi tôi tham gia vào một nhóm con trai và trêu đùa “Vicki có bọ cháy!” khi cô ấy đi ngang qua chúng tôi dưới sân chơi. Sau đó, tôi đã xin lỗi cô bạn, nhưng nỗi đau gây ra bởi lời nói của chúng tôi vẫn đọng lại trong ánh mắt cô ấy và nỗi đau tương tự vẫn còn ở lại với tôi đến ngày hôm nay.
Những lời nói và hành vi khác sẽ gây ra nhiều tổn hại hơn, làm tổn thương những người mà ta yêu thương, những người bạn chúng ta trân trọng và chính bản thân ta. Cho dù đó là vô tình hay cố ý, chúng ta đánh mất danh dự cũng như làm tổn thương người khác trong một cuộc mặc cả. Cảm giác tội lỗi của những lỗi lầm trong quá khứ sẽ ám ảnh chúng ta như những lời ăn năn thì thầm trong tâm trí.
Nhưng rồi có câu trả lời thứ ba cho chúng ta, chính là có thể.
Trong cuốn sách có nhan đề: “The Power of Regret: How Looking Backward Moves Us Forward,” (tạm dịch: Sức mạnh của sự hối tiếc: Việc nhìn lại sẽ thúc đẩy chúng ta tiến lên) tác giả Daniel Pink nói về đám đông không hối tiếc như sau:
“Thế giới quan này có ý nghĩa trực quan. Điều đó có vẻ đúng, có vẻ thuyết phục, nhưng cũng có một lỗ hổng không đáng kể. Đó là sai lầm. Những gì mà phía không hối tiếc đang đề xuất không phải là một kế hoạch cho một cuộc sống tốt đẹp.”
Tác giả Pink dành một chút thời gian cho những người hàng ngày bị trói buộc trong những tổn thương của hối hận và xấu hổ — những nỗi buồn khác nhau từ sự không chung thủy trong hôn nhân đến việc ăn cắp thanh kẹo khi còn nhỏ. Giống như nhiều người trong chúng ta, đây là những người bị cản trở bởi quá khứ, những người bị thương đang khập khiễng bước cho qua ngày tháng.
Nhưng khi nói đến hai từ “có thể”, đó là cách thứ ba để cân nhắc và giải quyết sự nuối tiếc. Pink dành hầu hết nội dung trong cuốn sách của anh ấy để bàn về phương án thứ ba này, giải thích làm cách nào sử dụng sự nuối tiếc như một thứ công cụ tự cải thiện bản thân.
Anh viết, “Mục đích chính của nuối tiếc là khiến chúng ta cảm thấy tệ, bởi vì hôm nay chúng ta thấy tệ, nuối tiếc giúp chúng ta làm tốt hơn vào ngày mai.”
Pink nói với chúng ta rằng để chinh phục những điều hối tiếc, đầu tiên chúng ta phải học từ chính những sai lầm của mình. Chúng ta nên mở lòng với chính mình tương tự như chúng ta thể hiện lòng trắc ẩn với người bạn có lỗi lầm tương tự. Nếu có thể, chúng ta nên sửa đổi những gì chúng ta đã làm một cách gián tiếp.
Như một trường hợp mà Pink đề cập, một người đàn ông ước được thể hiện tình cảm nhiều hơn với người vợ đã khuất của mình, có thể thấy nuối tiếc những khoảnh khắc đã qua với người vợ nhưng anh ta có thể bù đắp điều đó bằng việc quan tâm những đứa con, đứa cháu và bạn bè nhiều hơn.
Pink còn cho chúng ta biết rằng việc đó sẽ có ích nếu ta thú nhận những sai lầm của bản thân với những người khác — như linh mục, mục sư, nhà tâm lý học hoặc người bạn.
Như Pink đã nói, đối mặt với những điều hối tiếc có thể giúp chúng ta mở rộng trái tim và làm sâu sắc hơn sức mạnh của sự cảm thông. Chúng ta hãy ôm cô con gái đang khóc nức nở khi nói với ta rằng cô ấy mang thai thay vì từ chối cô ấy. Chúng ta cũng có thể khuyên giải người bạn gặp vấn đề trong hôn nhân.
Chúng ta có thể lấy những điều hối tiếc và nỗi đau chúng ta đã gây ra làm thành cầu nối cho lòng trắc ẩn.
Minh Chi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times