Goldman Sachs cắt giảm dự báo GDP, cảnh báo về tác động kinh tế từ sự đổ vỡ ngân hàng
Tập đoàn Goldman Sachs (GSG) đã cắt giảm dự báo GDP của Hoa Kỳ và cảnh báo về một tác động kinh tế từ các vụ sụp đổ ngân hàng mới đây.
Hôm 15/03, ngân hàng đầu tư này đã nâng ước tính của họ về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái ở Mỹ lên 35% trong 12 tháng tới do gia tăng lo ngại về tác động kinh tế của tình trạng căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng.
GSG đã cảnh báo về một loạt các tác động đối với nền kinh tế sau sự sụp đổ của các ngân hàng Silicon Valley và Signature trong tuần lễ vừa qua (06-12/03), lần lượt là sự sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai và thứ ba trong lịch sử Hoa Kỳ, chỉ sau sự sụp đổ của ngân hàng Washington Mutual hồi năm 2008 trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính.
Các kinh tế gia do kinh tế gia trưởng của Goldman, ông Jan Hatzius, dẫn đầu, đã nâng dự đoán của GSG về một sự suy giảm so với ước tính trước đó là 25% sau sự sụp đổ của SVB.
Tuy nhiên, theo các nhà kinh tế được hãng thông tấn Bloomberg khảo sát, thì ước tính mới này vẫn dưới mức trung bình 60%.
Ông Hatzius viết rằng, các chỉ số tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ của GSG vẫn tích cực, với các thước đo tăng trưởng kinh doanh trung bình ở mức 52 trong tháng Hai, ngay trên ngưỡng 50 điểm của hoạt động tiêu cực.
Ông Hatzius đã cắt giảm 0.3% dự báo GDP năm 2023 của Goldman, và hiện đang xem xét mức tăng trưởng GDP cả năm là 1.2%.
Ông Hatzius cho biết: “Tác động kinh tế vĩ mô của một sự thu hẹp cho vay sẽ vẫn rất bất ổn cho đến khi mức độ căng thẳng đối với hệ thống ngân hàng trở nên rõ ràng.”
Các nhà quản lý liên bang cố gắng trấn an ngành ngân hàng
Trong tuần này, các nhà quản lý liên bang đã hành động để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng và sự sa thải hàng loạt trong lĩnh vực công nghệ sau cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến nhiều công ty khởi nghiệp không có quyền truy cập vào các tài sản của họ.
Ước tính theo thời gian thực của Goldman về dữ liệu việc làm đã cho thấy tỷ lệ sa thải đã tăng lên 1.2%, vẫn ở mức thấp trong lịch sử, trong khi khoảng cách giữa những người lao động và số việc làm sẵn có đã giảm xuống mức trên mốc 2 triệu, mà theo các nhà kinh tế, vốn là mức cần thiết để “tái cân bằng thị trường lao động.”
Trong khi đó, một tuyên bố chung hôm 12/03 của Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, và Chủ tịch FDIC Martin Gruenberg đã hứa với những người gửi tiền rằng họ sẽ có quyền tiếp cận tất cả tài sản của mình được lưu trữ tại các ngân hàng đã sụp đổ này, sau khi có những lo ngại rằng giới hạn về khoản bảo hiểm hợp pháp trị giá 250,000 USD sẽ ngăn chặn quyền truy cập đó.
Họ giải thích rằng người nộp thuế sẽ không phải gánh chịu bất kỳ tổn thất nào, mọi tổn thất đối với Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi trong khi thanh toán đầy đủ cho những người gửi tiền không được bảo hiểm sẽ được bù đắp bằng một khoản phí bảo hiểm áp lên các ngân hàng.
Fed cũng cung cấp nguồn vốn bổ sung sẵn có cho những bên cho vay đủ điều kiện để giúp bảo đảm rằng họ có thể đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và ngăn chặn tình trạng rút tiền hàng loạt tại ngân hàng trong tương lai.
Những tin tức xấu ở Thụy Sĩ làm tăng thêm những lo ngại về khủng hoảng tài chính sắp xảy ra
Cuộc khủng hoảng ngân hàng hiện nay cũng đã thúc đẩy các nhà giao dịch hoán đổi đưa ra những kỳ vọng về việc Fed sẽ giảm lãi suất.
Việc tăng lãi suất cho vay đã dẫn đến một sự thay đổi đột ngột trên thị trường trái phiếu, vốn là một phần được cho là nguyên nhân khiến SVB và Signature sụp đổ.
Những lo lắng của các nhà đầu tư về tình trạng căng thẳng tài chính có hệ thống đối với lĩnh vực ngân hàng đã leo thang hơn nữa sau khi cổ phiếu của Credit Suisse Group AG giảm 30% trong ngày 15/03, chạm đến một mức thấp mới.
Điều này xảy ra sau khi cổ đông lớn nhất của ngân hàng này, Ngân hàng Quốc gia Saudi, từ chối cung cấp thêm trợ giúp tài chính do các vấn đề pháp lý, buộc Credit Suisse phải cố gắng và tái thiết lập niềm tin, mặc dù thu được rất ít kết quả.
Ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ báo cáo rằng dòng tiền của khách hàng trong quý 4 đã tăng lên hơn 120 tỷ USD.
Ông Hatzius cho rằng những tin tức hàng đầu đầy tiêu cực liên tục được đưa tin trong ngành ngân hàng có thể khiến hoạt động cho vay chậm lại và từ đó làm suy yếu tăng trưởng kinh tế.
Ông Hatzius cho biết: “Các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã thực hiện các bước tích cực để củng cố hệ thống tài chính, nhưng những lo ngại về tình trạng căng thẳng tại một số ngân hàng vẫn còn dai dẳng.”
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times