Giáo sư Đại học Fordham chia sẻ cảm nhận sau khi đọc bài viết của nhà sáng lập Pháp Luân Công
Vào hôm giao thừa của Tết Nguyên Đán (2023), Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, đã công bố một bài viết với nhan đề “Vì sao Có Nhân loại.” Đại Sư Lý cho biết ông đã tiết lộ những thiên cơ trong bài viết này là để “con người biết được chân tướng, lại [lần nữa] cấp cơ hội được cứu cho con người.”
Sau khi đọc xong bài viết này, ông William Baumgarth, một giáo sư môn khoa học chính trị tại Đại học Fordham ở Thành phố New York, nói rằng ông cảm thấy “con đường khả thi duy nhất” để một người tốt vượt qua thời khắc khó khăn là nâng cao đức hạnh và trở thành người tốt hơn.
Hôm 27/01, ông Baumgarth chia sẻ với The Epoch Times rằng, “Những đoạn [của bài viết này] nói về những thuở đầu và chu kỳ sáng thế khiến tôi liên tưởng đến những chủ đề thường được đề cập trong triết học Hy Lạp (và La Mã) cổ đại: Triết gia Plato, đặc biệt là trong tác phẩm Timaeus của ông, và cũng xuất hiện trong trường phái triết học Khắc Kỷ Stoics, trong [quan điểm] vũ trụ học của họ về quá trình phát triển của toàn thể vũ trụ và, cuối cùng, là hủy diệt và tái sinh. Tôi thấy những thuyết này sáng tạo, sâu sắc, nhưng về mặt tri thức lại không thuyết phục.”
Ông tiếp tục: “Lời giải thích của Đại Sư Lý Hồng Chí về nguyên nhân vì sao chúng ta lại đang ở một cõi thấp như vậy trong vũ trụ thuyết phục hơn rất nhiều. Điều này khiến tôi phần nào liên tưởng đến Thần Thoại về Chiến Binh Er trong phần cuối tác phẩm ‘Republic’ (Cộng Hòa) của triết gia Plato. Việc Đại Sư Lý Hồng Chí chỉ ra tầm quan trọng của việc tăng cường tri thức, nâng cao đức hạnh, và chấp nhận những gì chúng ta được an bài, cũng như tình thế của chúng ta hiện nay, dường như cho thấy một sự hủy diệt đang cận kề. Đức hạnh và [thái độ] chấp nhận có thể là lối thoát khả thi duy nhất của chúng ta.”
Tốt nghiệp Tiến sĩ từ trường Đại học Harvard, ông Baumgarth hiện là giáo sư Khoa Khoa học Chính trị và đồng thời giữ chức phó chủ tịch quản lý tại Khoa Kinh tế. Ông từng là Chủ tịch Khoa Khoa học Chính trị, chủ tịch lâm thời Khoa Kinh điển, chủ tịch Hội đồng giảng viên, chủ tịch Ủy ban Xét duyệt việc Bổ nhiệm Chính thức, chủ tịch quy trình Xét duyệt Fordham Middle States, và giám đốc Chương trình Rose Hill Honors. Ông giảng dạy trong các lĩnh vực Triết học Chính trị Cổ điển, Trung cổ, Hiện đại, và Đương đại.
Ông Baumgarth nói rằng điều đầu tiên ông học được từ bài viết này là “cuộc sống là có mục đích,” và thứ hai, đích đến của cuộc đời một con người là kết quả của những quyết định mà người đó đã đưa ra.
“Những quyết định sai lầm sẽ dẫn đến những sự việc không tốt, và rằng chúng ta, thay vì cáu giận hoặc phiền muộn hay chán chường, thì chúng ta nên chấp nhận những gì đã xảy ra và tiến về phía trước,” ông lưu ý.
Ông Baumgarth tin rằng Đại Sư Lý biết rất rõ về thế giới này cũng như về nhân loại. “Tôi nghĩ khi ông nói về nhân loại, thì tôi cho rằng thông điệp mà ông gửi đến trước hết là không nên cảm thấy tiêu cực về hoàn cảnh của chúng ta … Thứ hai, hãy tích đức, nâng cao tâm tính và phẩm hạnh của mình. Con đường duy nhất để những người thiện lương vượt qua được thời khắc khó khăn này là trở thành những người tốt hơn. Đây là tình thế mà ông thấy chúng ta đang rơi vào, là một tình huống của thời kỳ hoại. Có lẽ chúng ta đang trên bờ vực của thời kỳ diệt, [nhưng tôi] không rõ là chúng ta đang tiến gần tới thời điểm đó đến mức nào.”
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, được Đại Sư Lý Hồng Chí phổ truyền ra công chúng vào năm 1992. Môn tu luyện tinh thần này dựa trên những nguyên lý chỉ đạo là “chân, thiện, và nhẫn,” dạy các học viên trở thành người tốt và nỗ lực tốt hơn nữa cho đến khi họ có thể trở về với chân ngã của mình.
Âu Định biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times