Độc giả thấy tính phổ quát trong bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’
Độc giả cho hay, bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công mang tính phổ quát vượt khỏi những lời giáo huấn của tôn giáo.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa cổ xưa và xoay quanh các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Đại Sư Lý đã phổ truyền pháp môn này ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992.
Bà Megan Lorimer, người đứng đầu của một nhóm liệu pháp tâm linh ở miền trung Arizona, chia sẻ rằng bài viết của Đại Sư Lý “dường như thực sự thiết lập một hoàn cảnh công bằng cho tất cả các sinh mệnh, nhìn nhận quá trình sinh mệnh từ góc độ nhân quả” “Lấy nhân quả của mỗi người để đo lường là công bằng,” bà nói thêm.
Bà nói, từ góc độ chuyên môn trong lĩnh vực tư vấn của mình, bà đã thấy xã hội tập trung đến mức nào vào nạn nhân hoặc “đặt nạn nhân vào một bàn đạp”. “Xã hội muốn đổ lỗi cho người ta nếu họ thành công hoặc có của cải. Và bài viết này chỉ rõ đây là những thứ mà chúng ta đã đắc được trong các đời trước và trong đời này,” bà chia sẻ với The Epoch Times, và nói thêm rằng bà “giàu có về tinh thần” và không có của cải đồ sộ.
“Và nếu số mệnh của chúng ta trong cuộc đời là để phụng sự, thì đó là một vinh hạnh trong đời vì chúng ta có thể ở đó để đề cao bản thân bằng cách vượt qua các thử thách mà chúng ta gặp trong cuộc sống. Và không thể đổ lỗi cho bất cứ ai vì họ có [của cải] nhiều hay ít. Mà cần hiểu rằng đó là số mệnh của chúng ta trong đời này,” bà nói thêm.
Bà Lorimer, 64 tuổi, có bằng thạc sĩ trong lĩnh vực tư vấn chuyên nghiệp. Bà cũng từng làm giáo sĩ cho tổ chức Nhà thờ Unity. Bà nói, bà sẽ không xếp mình vào phạm trù Phật giáo, mặc dù bà đã từng tham gia một vài nhóm thiền định Phật giáo.
Bà nói, bài viết của Đại Sư Lý đã đến “đúng lúc” trong cuộc đời của bà khi bà đối diện với một thử thách gần đây trong cuộc sống, “Xem lại bài viết này đã giúp tôi nhớ rằng tất cả đều nằm trong an bài của Thần.”
“Thật là một bài viết hay. Tôi cảm nhận được lòng từ bi trong đó,” bà viết trong lời bình gửi tới The Epoch Times. “Bài viết mang lại ánh sáng cho những người đã đang thành tựu hoặc có được một cuộc sống sung túc vào đoạn thời gian này. Tôi thấy sự phẫn nộ và đố kỵ của những người theo chủ nghĩa tự do đối với những người được hưởng nhiều may mắn. Vấn đề này đã đang góp phần rất lớn vào sự chia rẽ và băng hoại của xã hội chúng ta.”
Đối với bà Lorimer, bài viết của Đại Sư Lý bao hàm tính phổ quát vượt khỏi những lời giáo huấn của tôn giáo. “Bài viết đã cho tôi một cơ hội để có những niềm tin về tất cả mọi thứ mà tôi nghĩ không hoàn toàn giống với bất kỳ trường phái tư tưởng nào.”
Bà yêu thích Kinh Dịch, một cuốn cổ thư của Trung Quốc cổ đại, được biết đến như là “Cuốn Sách của sự Biến Đổi”. Bà nói, bà thấy những lời dạy của Pháp Luân Công tương tự với những gì bà đã nghiên cứu từ Kinh Dịch và bà muốn học thêm từ Đại Sư Lý.
‘Các giá trị phổ quát’
Bà Đường Bách Hợp (Lily Tang Williams), một cựu ứng cử viên Đảng Cộng Hòa cho Khu vực Bầu cử Quốc hội số 2 của New Hampshire, đã đọc ba lần ấn bản Anh ngữ và Hoa ngữ của bài viết của Đại Sư Lý cũng như đã nghe bản thu âm của bài viết.
“[Đại Sư Lý] giảng rõ về vũ trụ, nhân loại và mục đích cao hơn là gì,” bà chia sẻ với The Epoch Times. “Tôi ấn tượng nhất khi tác giả nói rằng tất cả chúng ta đều được Đấng Sáng Thế Chủ của chúng ta tạo ra. Đồng thời, chúng ta là bình đẳng bất kể màu da và chủng tộc.”
Đối với bà, thời điểm [công bố] bài viết này khá thích hợp, “Chúng ta cần thúc đẩy các giá trị phổ quát về chân, thiện, và nhẫn.” Bà đã bộc bạch rằng các giá trị này không chỉ dành cho học viên Pháp Luân Công mà là dành cho toàn nhân loại.
Từ nhỏ đã được nuôi dạy như một tín đồ Phật giáo, bà Williams nói chân, thiện, và nhẫn nhất quán với các niềm tin của mình, và người ta, dù thuộc về tôn giáo nào đi chăng nữa, thì đều có thể vận dụng các nguyên lý này để chỉ dẫn bản thân.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times