Giang Trạch Dân: Kẻ cầm đầu việc thảm sát hàng loạt người vô tội
Sự qua đời của ông Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhắc nhở chúng ta về vai trò chủ chốt của ông ta trong vụ thảm sát hàng loạt các tù nhân lương tâm để lấy nội tạng của họ.
Vụ thảm sát hàng loạt đó sẽ không xảy ra nếu không có quyết định của ĐCSTQ vào năm 1999 nhằm đàn áp môn tu luyện Pháp Luân Công, một quyết định do ông Giang khởi xướng và lãnh đạo. Sự đàn áp đó đã dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ của các học viên vốn không hiểu tại sao một bộ công pháp vô hại có nền tảng dựa trên tinh thần mà chính quyền này đã khuyến khích trước đây lại đột nhiên trở thành đối tượng bị Đảng đàn áp. Những cuộc biểu tình này tiếp tục dẫn đến các vụ bắt bớ hàng loạt và giam giữ tùy tiện vô thời hạn đối với những người không chịu từ bỏ Pháp Luân Công cũng như phản bội đồng môn của họ.
Lý do ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công là do sự phổ biến của môn tu luyện này. Vào thời điểm đàn áp, số học viên nhiều hơn đáng kể so với số đảng viên của Đảng Cộng sản. Những niềm tin tâm linh của Pháp Luân Công là phi chính trị. Nhưng điều đó có nghĩa là những niềm tin của họ không phải là niềm tin cộng sản. Và điều đó, đối với Đảng, là sự xúc phạm.
Về mặt công khai, Đảng không thể biện minh cho việc đàn áp dựa trên sự phổ biến của môn tu luyện này. Đảng cần một cái cớ. Cái cớ đó đã trở thành một chiến dịch phỉ báng và bôi nhọ Pháp Luân Công, không liên quan gì đến tình hình thực tế của Pháp Luân Công và hoàn toàn vì nhu cầu của Đảng nhằm dập tắt bất kỳ niềm tin nào không tôn thờ chính họ. Sự khác biệt giữa tình hình thực tế của Pháp Luân Công và sự tuyên truyền về pháp môn này đã tạo ra các cuộc biểu tình từ nhiều người vốn có hiểu biết rõ hơn.
Ông Giang cũng tiếp tục cuộc chuyển đổi ĐCSTQ từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản, một sự chuyển đổi do cựu lãnh đạo Đảng Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Sự chuyển đổi đó đã dẫn đến tư nhân hóa và rút tiền từ khu vực công, bao gồm cả lĩnh vực y tế.
Trung Quốc bắt đầu cấy ghép mà không có hệ thống hiến tặng. Các cơ quan nội tạng để cấy ghép, với một ngoại lệ kỳ lạ, là đến từ các tù nhân bị kết án tử hình. Với sự thay đổi ở Trung Quốc từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản và việc chính quyền rút ngân quỹ khỏi lĩnh vực y tế, các bệnh viện cần một nguồn vốn mới. Với việc giam giữ hàng loạt, tùy tiện, vô thời hạn các học viên Pháp Luân Công bị xem như ma quỷ, các bệnh viện đã tìm ra nguồn đó — nội tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Nguồn đó không chỉ trở thành một nguồn lấp chỗ trống để bù đắp cho số tiền bị chính quyền rút đi, mà còn là một món hời. Hệ thống bệnh viện nhanh chóng nhận ra rằng số lượng học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tùy tiện, vô thời hạn là quá lớn đến nỗi việc bán nội tạng của họ có thể trở thành một ngành kinh doanh toàn cầu sinh lời.
Các bệnh viện và nhà môi giới bắt đầu quảng cáo trên toàn thế giới bằng nhiều ngôn ngữ về sự sẵn có của các cơ quan nội tạng theo nhu cầu với giá đáng kể nhưng cố định. Các bệnh viện cấy ghép mới và các bộ phận cấy ghép mới của các bệnh viện hiện có được xây dựng để tận dụng nguồn nội tạng dường như vô tận này. Một số lượng đáng kể nhân viên cấy ghép mới đã được đào tạo không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn cầu để làm việc trong ngành công nghiệp mới này.
Đối với hệ thống y tế này, sự công nghiệp hóa việc bán nội tạng đã trở thành một chứng nghiện. Các nội tạng mới liên tục cần thiết để giữ cho hệ thống vận hành. Hoạt động sát hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ trở nên rất lớn, và việc đàn áp Pháp Luân Công trở nên rất hiệu quả. Với việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ cũng trở thành nguồn cấy ghép.
Những điều này sẽ không xảy ra nếu không có ông Giang. Cuộc đua tranh cho trách nhiệm trong vụ sát hại hàng loạt người vô tội ở Trung Quốc có nhiều bên tham dự. Tuy nhiên, trong lịch sử đẫm máu này, ông Giang là một kẻ cầm đầu. Nếu không có ông kéo Đảng vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công, thì việc thảm sát hàng loạt những người vô tội, những tù nhân lương tâm, để lấy nội tạng của họ, sẽ không bao giờ xảy ra.
Vì ông Giang đã qua đời nên đã quá muộn để đưa ông ta ra trước công lý vì tội ác của mình. Nhưng sẽ không bao giờ là quá muộn để ghi nhớ ông ta là ai và ông ta đã làm gì, những đau khổ không kể xiết mà ông ta đã gây ra cho những người vô tội, những tội ác mà ông ta đã gây ra cho nhân loại, cho tất cả chúng ta.
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times