Dữ liệu GDP sửa đổi xác nhận nền kinh tế Hoa Kỳ rơi vào ‘suy thoái kỹ thuật’ trong nửa đầu năm 2022
Theo một báo cáo sửa đổi của chính phủ, nền kinh tế Hoa Kỳ đã suy giảm hai quý liên tiếp trong năm nay, mà về mặt kỹ thuật là đã đáp ứng tiêu chí cho một cuộc suy thoái.
Hôm 29/09, Cục Phân tích Kinh tế công bố bản cập nhật thứ ba và cũng là bản cập nhật cuối cùng khi mà lạm phát gia tăng và lãi suất cao hơn đè nặng lên chi tiêu của người tiêu dùng.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ, đo lường sản xuất hàng hóa và dịch vụ, đã giảm 0.6% hàng năm trong quý thứ hai, không thay đổi so với số liệu trước.
Trong quý đầu tiên, GDP thực tế đã giảm 1.6% trong những tháng đầu năm.
Nửa đầu năm 2022 chứng kiến sự suy thoái tồi tệ nhất kể từ đại dịch cách đây hai năm, đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái ngắn hạn nhưng đau đớn.
Trong khi đó, tổng thu nhập quốc nội GDI đã chậm lại, giảm xuống 0.1%, trong quý thứ hai, so với tốc độ 1.4% được báo cáo trước đó, do ước tính về lợi nhuận doanh nghiệp, tiền lương, và thu nhập của chủ sở hữu được điều chỉnh thấp hơn.
GDI, là một thước đo khác của tăng trưởng kinh tế, có tính đến hoạt động từ thu nhập kiếm được và chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
GDI và GDP, thường có sự tương đồng với nhau, gần đây đã có sự khác biệt.
Theo báo cáo này, tổng ước tính điều chỉnh của GDI đã giảm 47.4 tỷ USD xuống còn 305.7 tỷ USD.
Theo truyền thống, nền kinh tế mà tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp thì được các nhà kinh tế định nghĩa là suy thoái
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER), suy thoái có đặc trưng là tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tăng trưởng GDP thấp hoặc âm, cùng với sự sụt giảm tiền lương và doanh số bán lẻ.
Theo NBER, các tiêu chí cho một cuộc suy thoái đòi hỏi “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trên toàn nền kinh tế và kéo dài hơn một vài tháng”; hai quý tăng trưởng âm phù hợp với định nghĩa đó.
Chờ đợi dấu hiệu suy thoái chính thức
NBER, là trọng tài không chính thức về tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ, thường mất một năm để xem xét tất cả các dữ liệu trước khi chính thức công bố một cuộc suy thoái.
Nhóm nghiên cứu này, khi đưa ra đánh giá, có xu hướng dựa nhiều hơn vào dữ liệu thất nghiệp và chi tiêu của người tiêu dùng, vốn tiếp tục tăng trong nửa đầu năm nay, hơn là dựa trên GDP. Nhóm cũng xem xét tổng khối lượng suy giảm trong hoạt động kinh tế.
NBER cho biết họ đang xem xét một số yếu tố trong hai quý, bao gồm sự sụt giảm trong hàng tồn kho của doanh nghiệp tư nhân, đầu tư vào nhà ở và phi nhà ở, và tổng chi tiêu của chính phủ ở tất cả các cấp.
Tuy nhiên, sự gia tăng xuất cảng ròng và chi tiêu tiêu dùng, chiếm 2/3 GDP, mạnh hơn dự kiến, bù đắp phần nào sự sụt giảm trên.
Ngoài lạm phát gia tăng và chi phí đi vay, tình trạng dư thừa hàng tồn kho bán lẻ đang gây ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực tư nhân, vì các doanh nghiệp đang có một kho dự trữ hàng hóa lớn hơn so với ước tính trước đây.
Các hành động của Fed làm chậm nền kinh tế
Các nhà đầu tư ngày càng lo lắng rằng chính sách lãi suất tích cực của Cục Dự trữ Liên bang sẽ gây ra tình trạng đình trệ qua việc tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập niên nhằm giảm lạm phát cao.
Fed muốn giảm thị trường lao động để đưa lạm phát xuống mức mục tiêu 2% của họ, nhưng việc tăng lãi suất đang làm gia tăng đáng kể nguy cơ suy thoái kinh tế.
Có 11.2 triệu cơ hội việc làm vào cuối tháng Bảy, với hai việc làm cho mỗi người thất nghiệp, điều mà ngân hàng trung ương cho biết là quá cao.
Các nhà hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương đã thực hiện đợt tăng lãi suất thứ 5 liên tiếp kể từ tháng Ba vào tuần trước, với mức tăng 75 điểm cơ bản.
Lãi suất theo chính sách của Fed hiện hiện đang ở trong phạm vi 3.00–3.25% và có khả năng sẽ tiếp tục được đẩy lên trên 4%.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cuối cùng cũng thừa nhận rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không đối mặt với một cuộc hạ cánh mềm, vì việc tăng lãi suất để chống lạm phát sẽ không xảy ra nếu không kìm hãm tăng trưởng.
Ông Powell cho biết: “Cơ hội hạ cánh mềm có thể giảm đến mức chính sách cần phải hạn chế hơn hoặc hạn chế hơn trong thời gian dài”. Ông nói rằng nhiều người và doanh nghiệp sẽ bắt đầu cảm thấy “đau đớn” về kinh tế.
“Tuy nhiên, chúng tôi cam kết giảm lạm phát xuống 2%. Chúng tôi nghĩ rằng nếu việc khôi phục sự ổn định giá cả mà thất bại thì sẽ đồng nghĩa với nỗi đau lớn hơn nhiều.”
Ông Gus Faucher, trưởng kinh tế gia của Tập đoàn Dịch vụ Tài chính PNC, viết trong một ghi chú hôm 29/09: “Các sửa đổi hàng năm đối với GDP và tổng thu nhập quốc nội cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2022 suy yếu hơn so với báo cáo ban đầu.”
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times