Đi tìm ý nghĩa trong nửa đời sau của bạn
Lời khuyên về cách định hướng cho giai đoạn chuyển tiếp từ đi làm sang về hưu
Với hầu hết mọi người, thời thanh niên và trung niên thường ấp ủ theo đuổi các mục tiêu sự nghiệp, xây dựng và vun đắp mái ấm gia đình, đồng thời tìm kiếm cảm giác thỏa nguyện từ bên ngoài. Có vẻ như đời người là sự chuẩn bị cho những chặng đường này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau đó — khi những đứa trẻ rời khỏi vòng tay cha mẹ và đến lúc bạn về hưu?
Đó là chủ đề của cuốn sách mới “Climbing Down the Ladder: A Journey to a Different Kind of Happy” (Leo Xuống Bậc Thang: Hành Trình Tìm Đến Một Loại Hạnh Phúc Khác) của tác giả Laura Black. Bà là luật sư, tác giả, kiêm diễn giả đã về hưu. Trong tác phẩm này, bà hướng tới việc giúp độc giả nên trân trọng những chương cuối trong cuộc đời mình và tìm kiếm ý nghĩa bên ngoài sự nghiệp của họ. Tôi đã hỏi bà Laura lời khuyên dành cho những người sắp hướng tới giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Dưới đây là những gì bà đã chia sẻ.
The Epoch Times: Điều gì đã truyền cảm hứng để bà viết cuốn sách “Climbing Down the Ladder: A Journey to a Different Kind of Happy” (Leo Xuống Bậc Thang: Hành Trình Tìm Đến Một Loại Hạnh Phúc Khác)?
Bà Laura Black: Tựa như cách phụ nữ thiếu các hình mẫu trên con đường thăng tiến, chúng ta cũng thiếu các hình mẫu trên con đường thoái lui. Khi ta không còn đi làm nữa, đó là khoảng thời gian hụt hẫng: Các con tôi dọn ra khỏi nhà để có cuộc sống của riêng mình, cha mẹ tôi mắc bệnh và cuối cùng họ qua đời, tôi cũng thấy mình mất phương hướng — không còn tấm danh thiếp nào, vậy tôi là ai? Tôi không đơn độc — còn có 29 triệu người thuộc thế hệ bùng nổ dân số (những người sinh từ năm 1946 đến năm 1964,) đã về hưu. Tôi hy vọng hành trình của mình sẽ khích lệ những người khác tìm thấy “loại hạnh phúc khác” của riêng họ.
The Epoch Times: Nhiều người mong chờ tuổi về hưu với mộng tưởng sẽ có thời gian rảnh rỗi và thảnh thơi. Bà cảm thấy ngạc nhiên về những khía cạnh nào của chặng đường này trong cuộc đời?
Bà Black: Tôi không phải là một trong những người đó. Đối với chúng ta, mẫu người loại A (có tính cách cạnh tranh và cầu toàn) là những người chú trọng vào mục tiêu, lúc ban đầu, chúng ta sẽ cảm thấy trống rỗng. Đối với những ai có thể nhàn nhã và tận hưởng thời gian rảnh rỗi, điều đó thật tuyệt vời. Tuy nhiên, hành trình của tôi buộc tôi phải nhìn lại và giải mã điều gì đã thúc đẩy tôi ngay từ ban đầu. Tôi phải chứng minh điều gì? Khi tôi nhận ra điều đó, tôi sẽ dễ dàng cho phép mình hiện diện và tận hưởng khoảnh khắc đó hơn. Tôi nhận ra mình đã làm đủ rồi, chứng minh bản thân đủ rồi, và thế là đủ. Tôi cảm thấy đầy đủ và phải tận hưởng không gian đáng quý giữa việc về hưu và chấm dứt sự nghiệp.
The Epoch Times: Đối với những người sắp về hưu hoặc đang chứng kiến con cái trưởng thành và hướng đến giai đoạn tiếp theo của cuộc đời, bà khuyên họ nên chuẩn bị như thế nào?
Bà Black: Khi chúng ta không đi làm thì sẽ có cảm giác trống trải. Tôi so sánh điều này giống như một phần trên chiếc bánh xe. Nó có nhiều ô tam giác giống như hình dạng của một chiếc bánh. Chúng ta không cần phải thay thế phần sự nghiệp này, mà chúng ta có thể mở rộng những phần khác trên bánh xe của mình: các mối quan hệ, cộng đồng, sức khỏe, học tập, tâm linh, và giải trí. Tôi khuyên bạn nên xây dựng những phần này trước khi chúng ta về hưu.
The Epoch Times: Bà thấy mọi người thường mắc phải sai lầm phổ biến nào khi họ bước vào tuổi về hưu?
Bà Black: Không chuẩn bị tâm lý — nhận ra sự hụt hẫng về địa vị, danh tính, và mục đích.
The Epoch Times: Bà mong muốn nhiều người hơn hiểu được điều gì khi về hưu?
Bà Black: Một khi chúng ta tìm ra được điều gì đã thúc đẩy chúng ta ngay từ đầu và cho phép bản thân chúng ta tận hưởng, thì chúng ta sẽ khám phá ra một loại hạnh phúc có ý nghĩa hơn, phong phú hơn.
The Epoch Times: Nếu có độc giả nào đó đọc bài viết này đang ở những chương cuối của cuộc đời, họ đang vất vả tìm kiếm ý nghĩa và sự viên mãn, thì điều đầu tiên bà gợi ý họ nên làm là gì?
Minh Chi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch TImes