ĐCSTQ hủy bỏ môn Giáo dục Khai phóng để ngăn chặn các phong trào của sinh viên
Sau khi các học sinh tham gia phong trào chống dẫn độ vào năm 2019, những người ủng hộ chính quyền đã đổ lỗi rằng “cuộc nổi loạn này” là do sự xuất hiện của môn học mới là Công dân và Phát triển xã hội (CSD).
Do vậy, chính quyền Hồng Kông (HKGov) sau đó đã tập trung vào việc cải cách hoàn toàn môn học này.
Sau khi hàng loạt học sinh trung học tham gia kỳ thi cuối cùng để lấy bằng tốt nghiệp bộ môn Giáo dục Khai phóng, môn học này sẽ bị chôn sâu dưới mồ mãi mãi.
Môn học này sẽ được thay thế bằng môn Công dân và Phát triển xã hội, đây sẽ là một môn thi bắt buộc đối với học sinh trung học phổ thông. Môn học này cũng sẽ chính thức được đưa vào kỳ thi tuyển sinh đại học và sẽ được đưa vào Học phần Phát triển Dân sự và Xã hội, để đánh giá xem liệu nhận thức về quốc gia của học sinh có đạt yêu cầu hay không.
Khi môn Giáo dục Khai phóng bị hủy bỏ, hai trong số các tổ chức lớn của các giáo viên Giáo dục Khai phóng, cụ thể là Hiệp hội Giáo dục Khai phóng Hồng Kông và Hiệp hội các Giáo viên Giáo dục Khai phóng Hồng Kông sẽ lần lượt bị giải thể.
Ông Trương Thụy Huy (Zhang Ruihui), cựu chủ tịch Hiệp hội các Giáo viên Giáo dục Khai phóng Hồng Kông, đã mô tả sự bóp nghẹt đối với môn học Giáo dục Khai phóng và sự bắt buộc giải thể của các tổ chức này; “Đây chỉ là một số điều mà chính quyền Hồng Kông-Trung Quốc đã làm để đàn áp người dân Hồng Kông kể từ năm 2019, và những điều này tạo nên bước lùi lớn cho tự do và nhân quyền.”
Nhìn lại quá khứ, ông Trương cho biết, “Kể từ khi phong trào phản đối giáo dục quốc gia vào năm 2012 và phong trào Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central Movement) vào năm 2014, các chính trị gia ủng hộ chính quyền bắt đầu đổ lỗi cho những sai sót trong chính sách của chính quyền là nguyên nhân dẫn đến sự phẫn nộ của công chúng, và việc giảng dạy các môn Giáo dục Khai phóng — môn học này rõ ràng đã khiến các học sinh trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, trớ trêu thay, ngay từ đầu chính quyền này đã luôn công nhận các mục tiêu và kết quả giảng dạy của các môn học Giáo dục Khai phóng.”
Ông Trương nhớ lại rằng Bộ trưởng Giáo dục vào thời điểm đó, là ông Eddie Ngô Khắc Kim (Ng Hak-kim), đã lắng nghe các giáo viên tuyến đầu, các quan chức hiệp hội, và các nhà tư vấn, trước khi có một cuộc truy vấn đối đầu với các nhà lập pháp ủng hộ chính phủ (đảng DAB) tại Hội đồng Lập pháp. Ông Trương cũng nhấn mạnh rằng các môn Giáo dục Khai phóng trau dồi tư duy đa chiều đồng thời khẳng định tính chuyên nghiệp của các giáo viên bộ môn Giáo dục Khai phóng.
Ông Trương nhận xét: “Giáo dục Khai phóng ban đầu là một môn học mạnh dạn và tiến bộ ở trường trung học. Thật không may, bộ môn đã hoàn toàn bị hoen ố bởi chế độ này, vốn đã loại bỏ quy trình thảo luận được cho là có hiệu quả. Điều này cho chúng ta thấy bản chất thực sự và sự xấu xa của chính phủ. Thật đáng xấu hổ hơn là tiếc nuối.”
ĐCSTQ sẽ không nương tay với môn Giáo dục Khai phóng trong nền giáo dục
Nhà phê bình Shi Shan của Epoch Times chỉ ra rằng, sau phong trào chống dẫn độ vào năm 2019, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cử người của họ đến “điều tra” và kết luận rằng không có đủ lòng yêu nước trong nền giáo dục của Hồng Kông, vì nó gần với các giá trị phổ quát ở Tây phương hơn.
Vì vậy, tối thiểu họ phải cải cách việc giảng dạy kiến thức phổ thông và các quan điểm xã hội ở trường học. Hơn nữa, Giáo dục Khai phóng thường thảo luận về các chủ đề và vấn đề xã hội Hồng Kông, trong đó bao gồm một cuộc thảo luận về việc các sinh viên nhìn nhận về phong trào chống dẫn độ như thế nào. ĐCSTQ đã mất ăn mất ngủ vì điều này.
Ông Shi cũng cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa các môn học giáo dục khai phóng ở Hồng Kông và các môn học liên quan đến chính trị ở Trung Quốc đại lục chính là, tại Trung Quốc, các trường học sẽ cung cấp cho quý vị mọi câu trả lời mẫu. Không được phép thảo luận. Kể cả các câu hỏi cũng mang tính định hướng. Thay vì đặt câu hỏi “cái nào tốt hơn, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội?” Họ lại hỏi các em học sinh rằng “Vì sao chủ nghĩa xã hội tốt hơn chủ nghĩa tư bản?”
Ông Shi tiếp tục cho hay rằng: “Chính quyền Trung Quốc yêu cầu tất cả học sinh phải có câu trả lời mẫu về lịch sử, triết học, văn học, v.v. Hiện tại, đây chính xác là những gì mà Trung Quốc đang thực hiện tại Hồng Kông – họ đang nhân bản phương pháp và quan điểm của mình tại Trung Quốc và áp đặt điều đó lên Hồng Kông. Họ cho rằng đó là cách duy nhất để cai trị Hồng Kông; cách duy nhất để làm cho người Hồng Kông ôm ấp đất mẹ “một lần nữa.”
“Sự cai trị chuyên quyền của ĐCSTQ tập trung vào tuyên truyền và giáo dục. Họ sẽ không yên tâm trừ khi mọi thứ được kiểm soát và giữ kín. Dưới chế độ độc tài, ĐCSTQ kiểm soát xã hội bằng cách đóng kín mọi thứ. Ông Shi Shan giải thích rằng: “Những người cực tả trong ĐCS đều liên quan đến giáo dục và tuyên truyền. Họ bảo thủ hơn các công chức đang quan tâm đến nền kinh tế. Giáo dục Khai phóng có lẽ là mối nguy hiểm lớn nhất đối với họ. Họ phải loại bỏ nó bằng mọi giá.”
Ông Shi Shan mô tả việc xóa bỏ Giáo dục khai phóng là bước đầu tiên trong việc thắt chặt sự kiểm soát ngày càng tăng của họ đối với các trường học ở Hồng Kông. “Tại sao ư? Bởi vì ĐCSTQ không biết cách thực hiện môn Giáo dục Khai phóng như thế nào vì môn học này không tồn tại ở Trung Quốc đại lục, nên họ nghĩ tốt nhất là nên loại bỏ nó trước. Bước tiếp theo sẽ là thực thi một nền giáo dục với [sức ảnh hưởng] mạnh mẽ hơn tương đương với nền chính trị ở đại lục. Họ có ý định bóp nghẹt tư duy phản biện của người Hồng Kông từ khi còn là một đứa trẻ.
Vậy chính xác là khi nào môn Giáo dục Khai phóng đã bị ĐCSTQ coi là thủ phạm khiến học sinh tham gia vào các phong trào xã hội? Khi chúng ta xem xét một số mốc thời gian, đó là vào năm 2019, trong khoảng thời gian diễn ra các phong trào chống dẫn độ. Sau khi những người biểu tình xông vào hội đồng lập pháp hôm 01/07, ông Đồng Kiến Hoa (Tung Chee Hwa), Phó chủ tịch của NPCPC – Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, và là cựu đặc khu trưởng Hồng Kông, cho rằng lý do chính cho các vấn đề ở những người trẻ tuổi là vì Giáo dục Khai phóng. Chính trong nhiệm kỳ của ông Đồng mà môn Công dân và Phát triển xã hội trở thành một môn học bắt buộc tại trường trung học phổ thông.
Xóa sổ các môn học được coi là ‘gây nguy hại cho An ninh Quốc gia’
Theo Giáo sư Benson Hoàng Vĩ Quốc (Wong Wai-kwok), cựu giáo sư phụ tá về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Baptist Hồng Kông, năm 2019 là bước ngoặt đối với các chính sách giáo dục của Hồng Kông. Ông Hoàng cho biết trước năm 2019, các quan chức của Bộ Giáo dục (EDB) vẫn sẽ giải quyết các vấn đề về chương trình giảng dạy một cách chuyên nghiệp, khách quan và cởi mở.
Chẳng hạn, trước khi Giáo dục Khai phóng trở thành môn học bắt buộc ở trường trung học phổ thông, thì họ đã xem các học sinh Hồng Kông là những người có tầm nhìn quốc tế, hiểu biết về quốc gia và quan hệ công chúng, cũng như am hiểu về sự phát triển cá nhân.
Ông Hoàng chỉ trích rằng sau khi Bộ trưởng Giáo dục lúc đó là ông Kevin Dương Nhuận Hồng (Kevin Yeung Yun-hung) nhậm chức, ông Dương ngay lập tức thực hiện các cuộc thanh trừng chính trị đối với các quan chức giáo dục. Ông Dương tin rằng trước đây Bộ Giáo dục có thể đã bị xâm nhập dưới nhiều hình thức khác nhau; hoặc thông qua một vài sự cố về “mối lo ngại về an ninh quốc gia.” Ông Dương muốn loại bỏ bất kỳ môn học nào “gây nguy hại cho an ninh quốc gia,” có thể là để đạt được các mục tiêu chính trị hay các mệnh lệnh của bản thân.
Ông Hoàng mô tả rằng chính trị hóa và cộng đồng hóa giáo dục của Hồng Kông đã nhằm vào an ninh quốc gia. Chính phủ không còn quan tâm đến nền giáo dục sẽ ra sao; “Bài hát chủ đề hiện tại là an ninh quốc gia. Bất cứ thứ gì từ giáo dục, kinh tế, sinh kế xã hội và lợi ích xã hội đều bị quẳng đi. ĐCSTQ luôn đặt ‘Chính trị lên trên hết.’”
Ông Hoàng Vĩ Quốc cũng than thở rằng nền giáo dục hiện tại ở Hồng Kông cũng đã bị làm cho “rỗng tuếch” và chính phủ Hồng Kông đã từ bỏ các giá trị của tư duy phản biện và độc lập, tính sáng tạo, thậm chí là tính tự chủ và linh hoạt mà bản thân nền giáo dục phải có. Vắt kiệt các giá trị của chúng ta và thay thế các giá trị đó bằng những thông tin một chiều, chẳng hạn như lòng trung thành tuyệt đối với một đảng hoặc quốc gia, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh, tuân thủ luật pháp một cách mù quáng, bóp méo lịch sử và kiến thức, đang khiến cả một thế hệ bị cầm tù, “Trong tư tưởng của họ, miễn là một giá trị hoặc quá trình hình thành tư tưởng nào đó còn in sâu trong tâm trí của họ, thì người dân có thể dễ dàng bị thao túng và kiểm soát; không còn ai sẽ nổi loạn cả.”
Ông Hoàng cũng cho rằng nền giáo dục hiện tại đã đánh mất bản chất của chính sự giáo dục. Ông gọi đó là “sự tẩy não mang tính cưỡng đoạt.” Ông nhắc đến đứa con trai sáu tuổi của một người bạn thường nói là “Hồng Kông Trung Quốc,” nhưng thuật ngữ này không được sử dụng để chỉ Hồng Kông ngoại trừ trong nền chính trị của Trung Quốc Đại lục.
Ông đặt câu hỏi liệu những đứa trẻ có thể hiểu được khi còn đang ở độ tuổi nhỏ như vậy hay không, chứ chưa nói đến ý nghĩa của cả một quốc gia, hay liệu lời của bài quốc ca có phản ánh đất nước một cách chân thực hay không: “Thông qua việc xóa bỏ giáo dục để hủy hoại cả một thế hệ, các trường học, tổ chức, giáo viên và học sinh không có lựa chọn nào ngoài việc phải chấp nhận.”
Ông Hoàng cho rằng các tổ chức giáo dục ở Hồng Kông nên xem xét liệu họ có nên tiếp tục [hoạt động] hay không, nếu họ không còn có khả năng điều hành một không gian học tập bình thường, thích hợp, thì “Hoặc quý vị trở thành một kẻ đồng phạm của chế độ này, hoặc quý vị hãy ngừng đầu độc các thế hệ tiếp theo của người Hồng Kông.”
Từ bỏ Giáo dục Khai phóng để phục hưng nền giáo dục quốc gia
Vào năm 2020, Bộ Giáo dục đã không chấp nhận các đề nghị giữ lại bộ môn giáo dục khai phóng và hệ thống đánh giá của nó, vốn được đề nghị bởi Nhóm Đặc nhiệm về Đánh giá Chương trình Giảng dạy tại Trường học. Bộ Giáo dục đã thông báo rằng họ sẽ đơn giản hóa mô hình thi cử của Giáo dục Khai phóng để đánh giá đạt hay không đạt.
Đặc khu trưởng Carrie Lam vào thời điểm đó đã nói trong Bài diễn văn về chính sách của mình rằng Giáo dục Khai phóng đã bị xa lánh, do đó cần phải có một cuộc cải cách. Bà Lam nói rằng cuộc tranh cãi về bộ môn này chưa bao giờ kết thúc trong 10 năm qua. Bà cũng nói rằng không có khung chương trình giảng dạy hoặc sách giáo khoa được chấp thuận và đó là vấn đề ngay từ ngày đầu tiên.
Bộ Giáo dục tuyên bố rằng, vào năm 2021, sự xa lánh đối với Giáo dục Khai phóng là do có quá nhiều cuộc thảo luận chính trị mang tính khái quát, vì sinh viên thiếu kiến thức về hệ thống. Do bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong định hướng của các câu hỏi được biên soạn trong các kỳ thi công khai, các cuộc thảo luận trở nên có tính nhị nguyên và tập trung quá nhiều vào các chủ đề chính trị. Bộ đã diễn giải sai tư duy phản biện thành việc thách thức chế độ, nghiêng về chỉ trích hoặc phản đối trong mọi vấn đề. Bộ cũng tuyên bố giáo dục khai phóng đã bỏ qua các nguyên tắc xây dựng thực tế và phán đoán sau khi đánh giá thận trọng.
Cuối cùng, giáo dục khai phóng đã được thay thế bởi môn học Công dân và Phát triển xã hội (CiSD) với một chương trình giảng dạy hoàn toàn mới.
Tuy nhiên, thực tế là Giáo dục Khai phóng có một khuôn khổ. Dữ liệu được Bộ Giáo dục công bố cho thấy ba lĩnh vực nghiên cứu của bộ môn này là: sự phát triển của bản thân và cá nhân; xã hội và văn hoá; và khoa học, công nghệ và môi trường. Ngoài ra, bộ môn này cũng bao gồm sáu yếu tố: phát triển cá nhân và mối quan hệ giữa các cá nhân, Hồng Kông ngày nay, Trung Quốc hiện đại, toàn cầu hóa, sức khỏe cộng đồng, công nghệ năng lượng và môi trường, cộng thêm 82 giờ khám phá chuyên đề độc lập về các chủ đề được gợi ý. Chúng bao gồm truyền thông, giáo dục, tôn giáo, thể thao, nghệ thuật, công nghệ và công nghệ truyền thông, chiếm 50% số điểm của môn học.
Theo Hướng dẫn của Bộ Giáo dục về Chương trình giảng dạy và Đánh giá sự phát triển công dân và xã hội, chương trình học này lấy Hồng Kông, quốc gia, và thế giới hiện đại làm ba nội dung cốt lõi và chương trình học này trở thành một môn học bắt buộc. Tuy nhiên, môn học này không yêu cầu đánh giá của trường. Môn học cũng đưa sinh viên đi thực địa đến Trung Quốc, để “Cho phép sinh viên tự kiểm tra sự phát triển của Trung Quốc và mở rộng tầm nhìn của họ.”
Điều này đã làm hồi sinh môn học giáo dục quốc gia vốn đã bị công chúng phản đối vào năm 2012 và trở thành môn học bắt buộc. Để làm cho môn học này đạt tiêu chuẩn, môn học Công dân và Phát triển xã hội cũng trở thành một tiêu chí của trường học để học sinh Hồng Kông có thể vào các trường đại học.
Hướng dẫn cũng nêu rõ rằng môn Công dân và Phát triển Xã hội, “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng các giá trị tích cực của học sinh, thái độ nhiệt tình và công nhận bản sắc dân tộc, học tập phát triển quốc gia, hiến pháp, Luật cơ bản và pháp quyền.”
Ngoài ra, hai trong số các kết quả học tập là, công nhận bản sắc dân tộc và có tầm nhìn toàn cầu: hiểu về mối quan hệ qua lại và tác động của chúng đối với sự phát triển và tác động của thế giới đương đại, từ các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, tính bền vững và sức khỏe cộng đồng, như cũng như hiểu được vai trò của Hồng Kông, nhà nước và cộng đồng quốc tế; học cách đánh giá cao, công nhận, trân quý và kế thừa văn hóa Trung Quốc, đồng thời có thái độ tôn trọng, hòa nhập và trân trọng đối với các nền văn hóa khác nhau, trở thành một công dân có trách nhiệm.
Sinh viên phải ủng hộ các chính sách của chính quyền
Mặc dù bộ môn Công dân và Phát triển xã hội sẽ chỉ bắt đầu vào năm 2024 cho kỳ thi mở đầu tiên, Bộ Giáo dục đã ban hành một đề thi mẫu. Điểm khác biệt là phần lớn các câu hỏi yêu cầu học sinh ủng hộ các chính sách của chính quyền.
Chẳng hạn, một câu hỏi về luật an ninh quốc gia yêu cầu học sinh loại bỏ những nghi ngờ mà một số người đặt ra dựa trên dữ liệu đã có. Đề thi cũng yêu cầu học sinh minh họa tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng những quan niệm về quốc gia của học sinh Hồng Kông.
Khi đề cập đến sự phát triển của khu vực Vịnh Lớn, đề thi này yêu cầu các em học sinh giới thiệu với các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài rằng vùng Vịnh Lớn có lợi thế hơn trong việc phát triển công việc kinh doanh của họ, theo quan điểm của hội đồng thương mại và phát triển Hồng Kông.
Đáng kinh ngạc là bốn cuốn sách giáo khoa của bộ môn Công dân và Phát triển xã hội đã được đệ trình chấp thuận vào năm 2022, thì vài ngày sau đó, giới truyền thông phát hiện ra trong sách viết rằng “Hồng Kông chưa bao giờ là một thuộc địa.”
Lập luận ở đây là chính phủ Trung Quốc sau triều đại nhà Thanh chưa bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát Hồng Kông. Những gì Vương quốc Anh đã thực thi ở Hồng Kông, chỉ là quyền cai trị, nhưng không phải quyền cai trị thuộc địa và thậm chí trước năm 1997, Trung Quốc luôn có Chủ quyền đối với Hồng Kông.
Nhà sử học Hồng Kông Dương Vinh Vũ (Yeung Wing-yu) đã chỉ trích những điều viết trong các cuốn sách này đứng từ các khía cạnh của lịch sử, rằng đó là một phần của những gì cần thiết để trấn áp “nền độc lập của Hồng Kông.” Ông Dương mô tả nền giáo dục của Hồng Kông là “Hoàn toàn, ‘khác xa với sự thật của lịch sử’ và là một phần trong cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với nền độc lập của Hồng Kông — dẫn đến hệ thống giáo dục trở nên sa sút trong các trường học ở Hồng Kông, tại đó học sinh sẽ không học được gì ngoài sự dối trá. Sẽ không có bất kỳ sự thật nào đối với việc nhận thức.”
An ninh Quốc gia và giáo dục Quốc gia đã hoàn toàn xâm nhập vào các trường đại học, tiểu học, trung học cơ sở và cả các trường mầm non.
Ngoài môn học Công dân và Phát triển xã hội ở các trường trung học, sau khi ĐCSTQ áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông, giáo dục an ninh quốc gia đã trở thành mục tiêu chính của giáo dục ở Hồng Kông. Ông Kevin Dương Nhuận Hồng thuộc Bộ Giáo dục chia sẻ rằng giáo dục quốc gia và giáo dục an ninh quốc gia là không thể tách rời.
Bộ Giáo dục cũng đã công bố một thông báo nêu rõ rằng, “các trường mẫu giáo cũng nên giúp trẻ mới biết đi hiểu được rằng Hồng Kông là một phần của đất nước Trung Quốc và là một với Trung Quốc; các em nên biết về quốc kỳ, lễ chào cờ, và để phát triển ý thức thuộc về đất mẹ tổ quốc, với tư cách là một công dân.” Bộ Giáo dục sẽ cung cấp khoản trợ cấp lên đến 3000 dollar Hồng Kông (385 USD) cho các trường mẫu giáo tham gia chương trình phiếu mua hàng để mua cờ quốc gia và cột cờ di động để treo cờ tại các trường mẫu giáo.
Trong tháng Hai và tháng Năm 2021, Bộ Giáo dục đã ban hành Khung Chương trình Giáo dục An ninh Quốc gia ở Hồng Kông, cũng như Khung Giáo dục An ninh Quốc gia cho 15 trường tiểu học và trung học.
Các chương trình này nhằm xây dựng chi tiết các chủ đề, các ưu tiên giảng dạy và các yếu tố học tập liên quan đến an ninh quốc gia ở các môn học khác nhau trong chương trình giảng dạy của nhà trường, bao gồm: khái niệm quốc gia, bản sắc dân tộc, Một quốc gia, Hai chế độ, và những chủ đề khác.
Khung chương trình này cũng đề cập rằng thông qua các hoạt động giảng dạy và học tập 360, để thúc đẩy giáo dục an ninh quốc gia, nhằm củng cố kiến thức về pháp quyền và chủ nghĩa dân tộc cho học sinh. Chương trình này nhằm giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của an ninh quốc gia, nâng cao ý thức về bản sắc của một công dân Trung Quốc. Ngoài an ninh quốc gia, nội dung liên quan cũng có thể giúp học sinh hiểu về văn hóa và lịch sử của nước mẹ và sự phát triển mới nhất, đồng thời đào sâu kiến thức về hiến pháp và luật cơ bản của đất nước.
Khung chương trình cũng đề cập đến việc các trường học có thể lấy chương trình tiểu học và trung học làm kiểu mẫu thông qua việc giảng dạy trên lớp và các hoạt động học tập toàn diện, vốn đã yêu cầu học sinh phải:
“Biết được tên gọi của bốn hành vi phạm tội được quy định bởi Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông, nhận biết những người bảo vệ cho chúng ta (gồm cảnh sát, đội ngũ chăm sóc y tế, và PLA-Quân Giải phóng Nhân dân)
“Nhận biết các cơ quan của Chính quyền HK vốn thực thi và duy trì pháp quyền (nghĩa là lực lượng cảnh sát và tòa án), hiểu được rằng việc giữ vững luật pháp và trật tự là trách nhiệm của chính quyền, biết rõ nguồn gốc của ‘một quốc gia, hai chế độ’ và Luật cơ bản,” và còn vô số thứ khác.
Theo chương trình giảng dạy ở cấp tiểu học, khung chương trình này đã yêu cầu học sinh hiểu được tên của bốn [hành vi] tội phạm chính theo luật an ninh quốc gia, nhận biết những người bảo vệ cho chúng ta như PLA-Quân Giải phóng nhân dân, y tá, cảnh sát, hiểu rằng các cơ quan khác nhau của chính quyền thực thi và bảo vệ pháp quyền, chẳng hạn như sở cảnh sát và tòa án, hiểu rằng bảo vệ pháp quyền là trách nhiệm của chính quyền, hiểu biết về nguồn gốc của một quốc gia hai chế độ và luật cơ bản.
Các trường đại học cũng đã phản ứng nhiệt tình với kế hoạch do Bộ Giáo dục đề nghị, nhằm biến hiến pháp, luật cơ bản, và an ninh quốc gia trở thành một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy đại học của họ.
Tháng Chín năm ngoái (2021), sinh viên tại Đại học Baptist Hồng Kông đã được yêu cầu học và buộc phải vượt qua học phần bắt buộc, vừa được khai triển về an ninh quốc gia để được tốt nghiệp. Đại học Hồng Kông Trung Quốc (CUHK) cũng đang có kế hoạch đưa các khóa học về an ninh quốc gia như một yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên để được tốt nghiệp.