Cựu Bộ trưởng Ngân khố cho biết Hoa Kỳ ‘rất có khả năng’ xảy ra suy thoái
Ông Larry Summers, cựu Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đã tuyên bố rằng “rất có khả năng” một cuộc suy thoái sẽ ập đến Hoa Kỳ trong tương lai gần, khiến chuyên gia kinh tế này có sự bất đồng với nhiều thành viên của chính phủ hành pháp đương nhiệm.
Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Hai (25/07) với ông Fareed Zakaria của đài CNN, nhà kinh tế có tầm ảnh hưởng đồng thời là thành viên Đảng Dân Chủ này bày tỏ niềm tin rằng một cuộc suy thoái đã trở thành một viễn cảnh rất có thể xảy ra trong tương lai gần, đồng thời bày tỏ sự hoài nghi về quan điểm cho rằng Cục Dự trữ Liên bang và các nhà hoạch định chính sách kinh tế khác có thể giải quyết vấn đề lạm phát tràn lan mà không gây ra suy thoái — một chính sách được gọi là “hạ cánh mềm”.
“Tôi nghĩ khả năng suy thoái là rất cao,” ông Summers nói với ông Zakaria. “Khi chúng ta ở trong tình trạng này trước đây, về căn bản suy thoái luôn diễn ra sau. Khi lạm phát ở mức cao và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, hạ cánh mềm thể hiện một kiểu hy vọng chiến thắng kinh nghiệm đã từng. Tôi nghĩ rằng chúng ta rất khó có thể chứng kiến một tình huống như vậy.”
Nhận xét của cựu Bộ trưởng Ngân khố khiến ông trở nên bất đồng với người đảm nhận vị trí hiện tại, bà Janet Yellen, người trước đây từng đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama. Bà Yellen đã hạ thấp nguy cơ suy thoái trong các nhận xét mới đây, khi gần đây bà cho rằng thị trường là “vô cùng mạnh mẽ”.
“Đây không phải là một nền kinh tế đang suy thoái, mà chúng ta đang ở trong một giai đoạn chuyển đổi trong đó tăng trưởng đang chậm lại. Và điều đó là cần thiết và phù hợp, và chúng ta cần phát triển với một tốc độ ổn định và bền vững … nhưng quý vị không thấy bất kỳ dấu hiệu nào ngay lúc này. Suy thoái là một sự sụt giảm trên diện rộng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Chỉ là chúng ta không có hiện tượng đó.”
Với những nhận định gần đây của mình, ông Summers đã trở thành một nhà bảo trợ cho những người theo phái bảo tồn truyền thống của cánh tả và cánh hữu về phương diện kinh tế, những người đã chỉ trích chính phủ Tổng thống Joe Biden về một gói chính sách mà họ cho là tác nhân gây ra những rắc rối kinh tế hiện nay ở Hoa Kỳ.
“Giờ thì ngay cả ông Larry Summers cũng nghĩ rằng có hơn 50% khả năng suy thoái kinh tế sẽ xảy ra trong 30 tháng tới,” Dân biểu Hoa Kỳ Claudia Tenney cho biết. “Chi tiêu ngoài tầm kiểm soát của ông Biden sẽ đi vào lịch sử như một trong những thất bại chính sách tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta.”
Tuy nhiên, nhận xét của bà Tenney đã bị đồng sự Đảng Dân Chủ tại Hạ viện của bà, ông Ted Lieu phản đối. Ông Lieu đã lên Twitter để bày tỏ sự bất đồng với nhận xét của ông Summers và thách thức lập trường về chính sách có khuynh hướng bảo tồn truyền thống hơn của vị cựu bộ trưởng ngân khố này.
Ông Lieu nhận xét: “‘Lừa được tôi một lần, thì quý vị nên hổ thẹn. Lừa được tôi hai lần, thì tôi nên hổ thẹn.’ Ông Larry Summers đã sai khi thúc đẩy một gói kích thích chi tiêu quá nhỏ trong thời Chính phủ ông Obama.” Ông Summers từng là giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia dưới thời cựu Tổng thống Obama từ năm 2009 đến 2010. “Rất mừng là [Tổng thống Biden] sẽ không bị ông Summers lừa một lần nữa. Năm ngoái, chúng ta đã rơi vào tình trạng suy thoái. Chúng ta cần kích thích chi tiêu toàn diện.”
Ông Summers đã giải thích thêm về sự phản đối của ông đối với việc chi tiêu hơn nữa để kích thích trên Twitter khi nói rằng, “Chủ tịch Powell và Fed đã nhận ra những sai sót trong năm 2021 của họ và cam kết thực hiện những gì cần thiết để khôi phục sự ổn định giá cả và thừa nhận rằng chi phí có thể cao nhưng không có lựa chọn thay thế khả thi. Lạm phát càng kéo dài và càng tăng cao thì nó sẽ càng cố thủ và chi phí cuối cùng để khôi phục sự ổn định giá càng lớn.”
Ông tiếp tục cho biết, “Tôi ủng hộ cách tiếp cận chính sách này không phải vì tôi không quan tâm đến thất nghiệp mà là vì tôi có quan tâm. Tôi đã đọc kinh nghiệm của những năm 1970 để chứng minh rằng một cách tiếp cận dựa trên nỗi sợ hãi suy thoái, xem lạm phát dưới góc độ các yếu tố vi mô cụ thể, và tránh những nỗi đau ngắn hạn cuối cùng dẫn đến thảm họa thất nghiệp.”
Trong bất kỳ trường hợp nào, ngày càng nhiều có nhiều nhà kinh tế và chuyên gia kinh doanh dường như đồng tình với ông Summers. Nếu một cuộc suy thoái xuất hiện trong năm nay, thì các hậu quả chính trị có thể sẽ xảy ra đối với Đảng Dân Chủ trong các cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, và người tiêu dùng Mỹ sẽ thấy mình buộc phải đối mặt với tình trạng khan hiếm khi sự phát triển của nền kinh tế bị đình trệ.”
Anh Nicholas Dolinger là một phóng viên kinh doanh của The Epoch Times.