Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế của đài truyền hình NTD trở lại vào năm 2023
Chủ tịch hội đồng giám khảo nói về chủ đề thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ của cuộc thi
Đài truyền hình Tân Đường Nhân cho biết Cuộc thi Vẽ tranh Nhân Vật Quốc tế sẽ quay trở lại New York vào tháng Mười Một năm nay.
Đây là lần thứ sáu cuộc thi được tổ chức kể từ sự kiện khai mạc vào năm 2008. Sứ mệnh của cuộc thi này là tôn vinh sự thuần mỹ, thuần thiện và thuần chân của tranh sơn dầu truyền thống. Các họa sĩ theo trường phái hiện thực từ khắp nơi trên thế giới được mời gửi những bức tranh nhân vật truyền tải các giá trị truyền thống cùng những lý tưởng tích cực như vẻ đẹp, lòng trắc ẩn và công lý.
Giáo sư Trương Côn Luân (Zhang Kunlun), trưởng ban giám khảo của cuộc thi này, cho biết vẽ tranh sơn dầu tả thực là một loại hình nghệ thuật được ban tặng cho nhân loại và tuân theo quan niệm về vẻ đẹp thuần khiết được Thần truyền lại. Theo ông, nhiều nghệ sĩ và khán giả hiện nay đã đánh mất sự hiểu biết của họ về vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật, đây là kết quả sự suy thoái đạo đức nói chung của nhân loại. Ông cho biết cuộc thi này nhằm mục đích dẫn dắt mọi người quay về với văn hóa và truyền thống Thần truyền.
Trong một buổi phỏng vấn với The Epoch Times, hãng truyền thông cùng hệ thống với NTD, giáo sư Trương đã nói về những điểm đặc biệt và phương hướng nghệ thuật của cuộc thi này.
The Epoch Times: Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế đã luôn nhấn mạnh về chủ đề thuần chân, thuần thiện, và thuần mỹ, đồng thời hướng đến việc đưa nghệ thuật quay về với truyền thống Thần truyền. Đó có phải là điều khiến cho cuộc thi này trở nên đặc biệt không, thưa ông?
Giáo sư Trương Côn Luân: Đúng vậy. Nghệ thuật truyền thống theo đuổi cái đẹp và phụng sự cho việc thanh lọc tâm hồn và tâm trí con người cũng như thăng hoa cảnh giới tinh thần tốt đẹp và đạo đức của họ. Tuy nhiên, khi nhân loại đi chệch hướng trong những mưu cầu cá nhân của mình, thì nghệ thuật đã lệch khỏi ý định ban đầu của các vị Thần và trở thành phương tiện để nhiều người bộc lộ ma tính của họ đồng thời là công cụ để đầu độc tâm tính của con người.
Trong bối cảnh như vậy, từ năm 2008, NTD đã tổ chức cuộc thi này dựa trên chủ đề về thuần chân, thuần thiện, thuần mỹ. Cuộc thi này nỗ lực đưa nghệ thuật trở về chính lộ, mang lại niềm hy vọng cho các nghệ sĩ, cho nghệ thuật, và cho tương lai của nhân loại.
The Epoch Times: Đề cập đến chủ đề thuần chân, thuần thiện, và thuần mỹ mà các họa sĩ tham gia cuộc thi hướng tới, ông có thể cho chúng tôi biết tác động cụ thể của chủ đề này đối với sáng tạo nghệ thuật không ạ?
Giáo sư Trương: Các họa sĩ cống hiến cả cuộc đời mình để theo đuổi sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên, một số họa sĩ hiện đại, dù họ có làm việc chăm chỉ đến đâu, hay thậm chí là cường điệu lên, và dù tác phẩm của họ có kỳ lạ thế nào, cũng không thể mang lại sinh khí thực sự cho tác phẩm của họ, điều này bộ lộ ma tính của nhân loại thời nay. Trên thực tế, nguyên nhân căn bản nằm ở sự thiếu đạo đức trong xã hội nhân loại, một vấn đề hiếm khi được phơi bày trong lịch sử.
Sáng tạo nghệ thuật không phải để phô trương năng lực cá nhân của một người nghệ sĩ, cũng không chỉ đơn thuần là để duy trì đạo đức của nhân loại. Quan trọng hơn, sáng tạo nghệ thuật là để thăng hoa đạo đức, tôn vinh các vị Thần và Đấng Sáng Thế Chủ, vận dụng nghệ thuật mà Thần đã ban tặng cho con người. Tuy nhiên, do quy luật thành, trụ, hoại, diệt của vũ trụ mà đạo đức của nhân loại, trong đó có các nghệ sĩ thời nay, đã trượt dốc đến một cảnh giới rất thấp, thậm chí đến mức độ phản Thần. Vì thế nhân loại có nguy cơ bị hủy diệt bất cứ lúc nào. Nếu quý vị nhìn vào sự hỗn loạn trong xã hội đương đại, bất cứ ai có trái tim đều có thể nhận ra rằng tôi chắc chắn không phải là người gieo rắc sự hoang mang thiếu cơ sở.
Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế của NTD đã thực sự giúp các họa sĩ trở về với truyền thống thiêng liêng. Trong các cuộc thi trước đây, một số họa sĩ đã từ con đường sai lệch trở về với chính lộ do Thần truyền, thực hành nghệ thuật chính thống, và gặt hái được những thành quả nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật của mình thông qua việc tham gia cuộc thi này. Trên thực tế, việc sáng tạo của hầu hết các tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi trước đây là một hành trình khó nhọc nhưng hạnh phúc, xuyên suốt hành trình đó các họa sĩ đã rũ bỏ những chấp trước vị tư và vị kỷ, đồng thời đề thăng đạo đức của họ.
The Epoch Times: Vì đạo đức là rất quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật, nên phải chăng điều này ngụ ý rằng sáng tạo nghệ thuật là một hình thức thuyết giáo đạo đức không, thưa ông?
Giáo sư Trương: Chắc chắn là không. Trong quá khứ, các nghệ sĩ đã dùng những kỹ pháp tả thực truyền thống, sự thành tâm tôn kính đối với các vị Thần, và sự lĩnh hội của họ về nghệ thuật Thần truyền trong các sáng tạo nghệ thuật của mình. Một số họa sĩ chân chính trong lịch sử đã để lại cho chúng ta những kho báu nghệ thuật ngày càng có giá trị trong tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, bởi vì đạo đức nhân loại dần dần trượt dốc, con người thời nay khó lòng nhận ra ý nghĩa đích thực của những tác phẩm đó đối với nhân loại chúng ta. Một số người đo lường các tác phẩm đó bằng giá trị tiền bạc, và thậm chí nhiều người còn xem những tác phẩm đó như điều kỵ húy đồng thời bài xích chúng như là thuyết giáo đạo đức. Thực chất, cụm từ “thuyết giáo đạo đức” là một thành kiến đối với đạo đức và điều đó cho thấy rằng con người thời nay không xem trọng đạo đức và trầm mê trong ma tính.
Tôi cũng muốn nói rằng, ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn sử dụng nghệ thuật như một công cụ để phục vụ các mục đích chính trị của họ. Thế nên, những thứ mà đảng này tạo ra đều thiển cận cả về ý nghĩa lẫn hình thức, do đó làm suy giảm sự hứng thú của người dân đối với nghệ thuật.
Trên thực tế, nghệ thuật chân chính là một nền văn hóa Thần truyền siêu xuất khỏi [phạm trù] chính trị. Nội hàm thâm sâu, cách diễn đạt tinh tế, và ngôn ngữ nghệ thuật độc nhất vô nhị của [nền văn hóa đó] có thể bất tri bất giác tẩy tịnh tâm hồn và đề cao đạo đức của mọi người, điều mà không có lời thuyết giáo đạo đức nào có thể đạt được.
The Epoch Times: Đối với các họa sĩ nói chung, họ có thể đã thành thạo các kỹ pháp tả thực cơ bản, nhưng họ cần thêm thời gian để tạo nên những tác phẩm vĩ đại. Đúng vậy không, thưa ông?
Giáo sư Trương: Đúng vậy. Nhiều họa sĩ cả đời không thể sáng tác được một tác phẩm nào mà họ cảm thấy hài lòng hoặc được mọi người công nhận. Họ không thiếu kỹ thuật. Vấn đề là những tác phẩm bị giới hạn trong cảnh giới đạo đức của chính họ, do đó thiếu sự biểu đạt. Thế nên, những tác phẩm của họ không hàm chứa ý nghĩa. Đây không phải là vấn đề của một họa sĩ cụ thể nào mà là một vấn đề phổ biến của thời kỳ lịch sử hiện nay.
Tuy nhiên, một họa sĩ sẵn lòng tham gia cuộc thi này và tuân theo chủ đề thuần chân, thuần thiện, và thuần mỹ sẽ bước trên con đường văn hóa Thần truyền chính thống, và sẽ trải ra con đường quay trở về thiên thượng của họ.
The Epoch Times: Các họa sĩ có cần sáng tạo những tác phẩm mới để tham gia cuộc thi này không?
Giáo sư Trương: Chúng tôi hoan nghênh các họa sĩ sáng tạo những tác phẩm mới phù hợp với chủ đề cuộc thi của chúng tôi, nhưng điều đó không bắt buộc, điều này chúng tôi đã nêu trong các thể lệ và quy định của cuộc thi. Các họa sĩ có thể mang đến những tác phẩm mà họ nghĩ là phù hợp nhất với mục tiêu của cuộc thi này, bất kể năm sáng tác, bởi vì về bản chất, cuộc thi này là một nền tảng để trình diễn tài năng của các nghệ sĩ.
Cuộc thi cũng đặt ra Giải thưởng Kỹ pháp Xuất sắc (Outstanding Technique Award) dành cho những tác phẩm có kỹ thuật cao, và một Giải thưởng [Giá trị] Nhân văn Sâu sắc (Profound Humanities Award) dành cho những tác phẩm có nội hàm sáng tạo hay. Cuộc thi này mang đến một nền tảng để đặt định vị trí lịch sử cho các họa sĩ trên [con đường] trở về với truyền thống nghệ thuật trong lịch sử. Tôi chân thành chào đón các họa sĩ có cùng lý niệm tham gia cuộc thi này.
The Epoch Times: Ông có kỳ vọng gì dành cho các họa sĩ tham gia [cuộc thi này] không?
Giáo sư Trương: Vâng, tôi có hai kỳ vọng.
Đầu tiên, tôi hy vọng tất cả những họa sĩ có chung những giá trị [cốt lõi] sẽ tham gia cuộc thi này và quay trở về con đường mà Thần đã ban cho chúng ta.
Như một họa sĩ từng tham gia một cuộc thi trước đây đã nói: “Miễn là một họa sĩ tham gia Cuộc thi Vẽ tranh Nhân vật Quốc tế của NTD, thì người đó sẽ là người chiến thắng, cho dù người đó có đạt giải hay không.”
Trên thực tế, điều mà một người nghệ sĩ đạt được chính là cơ hội để trải ra con đường trở về thiên thượng của họ.
Thứ hai, tôi hy vọng rằng các họa sĩ sẽ tham gia [cuộc thi này] đọc hai bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” và “Tại Sao Cần Phải Cứu Độ Chúng Sinh” của Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Cả hai bài viết này đều có thể xua tan sự mơ hồ của các nghệ sĩ và truyền tải đến họ tình yêu thương vô hạn của Đấng Sáng Thế Chủ.
Bản tin có sự đóng góp của Sherman Zhu.
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times