Cuộc khủng hoảng ngân hàng vừa mới bắt đầu
Những người giám sát tinh hoa của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ đã dành phần thời gian ưu ái hơn trong tuần để bảo đảm với chúng ta rằng tất cả đều ổn với hệ thống này. Quý vị chỉ cần tin tưởng họ. Họ biết. Và tất cả chúng ta đều biết chúng ta có thể tin tưởng các lãnh chúa của chúng ta nói sự thật cho chúng ta đến mức nào, phải không? Một hồ sơ theo dõi tuyệt vời như vậy trong ít nhất ba năm, mà trong thời gian đó bất kỳ ai có quyền lực đều vui vẻ nói dối chúng ta về mọi thứ quan trọng. Nhưng lần này, họ nói, thì chúng ta có thể tin tưởng họ.
Có một vài điều bất thường. Hãy lần lượt xem xét những lời chứng giống hệt nhau của Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen trước Thượng viện Hoa Kỳ và Hạ viện Hoa Kỳ hôm 22/03 và 23/03. Nội dung lời chứng của hai lần này là giống nhau nhưng trừ một câu. Trong lời chứng lần thứ hai, bà đã bỏ ra ngoài một câu: “Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ hoạt động lành mạnh.”
Điều đó hơi lạ, quý vị có nghĩ vậy không? Có lẽ, bà ấy không muốn lời chứng đó đi vào lịch sử theo cách mà những dự đoán hết sức xấu có xu hướng trở thành như vậy. Vì vậy, bà muốn trấn an mọi người nhiều như thế, nhưng bà cũng không muốn bị tai tiếng trong vài tháng nữa.
Tại sao ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) nổ tung? Ồ, vâng, đó là sự không phù hợp giữa lợi suất trong danh mục đầu tư trái phiếu của họ và lợi suất hiện tại kết hợp với việc rút tiền mặt bất ngờ từ cơ sở khách hàng có đòn bẩy [vay nợ] cao của họ. Chắc rằng SVB là cá biệt, phải không? Không: Vấn đề tương tự đã làm tổn hại nhiều ngân hàng.
Vấn đề là các khoản lỗ chưa thực hiện đối với các tài sản hiện hữu của ngân hàng trong bối cảnh các mức lợi suất trái phiếu thay đổi nhanh chóng. Không cách nào mà người ta không thể biết được vấn đề này. Ông David Stockman đã giải thích:
Vì lý do đó, có thể vấn đề này đã cảnh báo SVB từ lâu rồi, rất lâu trước khi ông Jay Powell và cộng sự cuối cùng đã phải chật vật với một cuộc khủng hoảng khác vào cuối tuần mà hẳn là đã xảy đến một cách không xa lạ huyền bí gì. Trên thực tế, một diễn biến đầu tiên sẽ cho thấy rằng HTM (chứng khoán có thu nhập cố định được phân loại là giữ đến ngày đáo hạn) của SVB đã tăng từ 17 tỷ USD lên 98 tỷ USD chỉ trong vòng một năm và có khoản lỗ chưa thực hiện vừa đúng là 800 triệu USD vào quý 4/2021.
“Và sau đó, trong bước sát nút tuyệt đối và hoàn toàn có thể dự đoán được với chiến dịch tăng lãi suất của Fed và kết quả lợi suất trái phiếu tăng vọt, rắc rối sắp xảy ra tại đấu trường (OK Corral) đã gây chú ý từ báo cáo tài chính của SVB theo đúng nghĩa đen của nó. Đến tháng Bảy năm ngoái (2022), rõ ràng là khoản lỗ chưa thực hiện 14.2 tỷ USD chiếm gần như toàn bộ vốn chủ sở hữu trên sổ sách của công ty. Và bên cạnh đó, ngân hàng này còn có 150 tỷ USD tiền gửi không được bảo hiểm và có khả năng thay đổi.”
Và vì vậy chúng ta có thể ngờ vực về sức khỏe của phần còn lại của ngành ngân hàng. Nhìn chung, tình hình trông có vẻ không tốt hơn nhiều. SVB xảy ra trước vì họ phải đối mặt với vấn đề này trước, nhưng các ngân hàng còn lại đang giải quyết một thứ gì đó rất gần giống như vậy. Đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Trong số đó thì chính Fed, tổ chức đã ngừng kiếm tiền lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử của mình. Tạp chí Wall Street đưa tin:
“Giống như tất cả các ngân hàng trung ương, Cục Dự trữ Liên bang được lập ra để kiếm tiền cho chính phủ từ việc độc quyền phát hành tiền tệ. Fed đã tạo ra lợi nhuận và gửi đến Bộ Ngân khố hàng năm kể từ năm 1916 trở đi — cho đến mùa thu năm ngoái. Trong một diễn biến chưa từng có trước đây, Cục Dự trữ Liên bang đã chịu khoản lỗ hoạt động khoảng 42 tỷ USD kể từ tháng 09/2022.
“Tháng đó, rủi ro lãi suất lớn do sự không phù hợp giữa kỳ hạn của tài sản và nợ phải trả của Fed đã bắt đầu tạo ra các khoản lỗ hoạt động bằng tiền mặt, và khoản lỗ này hiện trung bình là 7 tỷ USD một tháng. Hậu quả này là do hàng ngàn tỷ USD đầu tư dài hạn của Fed mang lại lợi suất 2% nhưng chi phí tài trợ là 4.6%. Fed sẽ sớm có vốn chủ sở hữu âm thôi, và khi các khoản lỗ hoạt động tiếp tục gia tăng, thì thâm hụt vốn chủ sở hữu sẽ tăng lên.
“Mặc dù Đạo luật Dự trữ Liên bang yêu cầu Fed tránh nhận các khoản lỗ liên quan đến tín dụng vốn có thể tạo ảnh hưởng đến người nộp thuế, nhưng không đề cập đến các khoản lỗ do những sự liên quan đến rủi ro lãi suất. Các tác giả của đạo luật này không bao giờ tưởng tượng được những khoản lỗ như vậy. Trước năm 2008, chính sách tiền tệ đã gần như chắc chắn sẽ tạo ra lợi nhuận cho Fed. Sự chắc chắn đó đã thay đổi khi Fed bắt đầu phải trả lãi cho các ngân hàng đối với những số dư dự trữ của họ và thực hiện các giao dịch mua Công khố phiếu kỳ hạn dài (nguyên văn) và chứng khoán có bảo đảm bằng thế chấp trên thị trường mở.
Vậy đấy: Một lần nữa lại là vấn đề của ông Ben Bernanke. Ông được tôn vinh như một anh hùng tuyệt vời vào năm 2008 vì chính sách nới lỏng định lượng của mình. Ông thậm chí còn nhận được Giải thưởng Nobel cho sự thiên tài của mình! Nhiều người, trong đó có tôi, đã cảnh báo về một đợt lạm phát đã không xảy ra. Điều thực sự đã xảy ra là sự biến dạng to lớn nhất của cấu trúc sản xuất trong lịch sử ngành công nghiệp. Sự biến dạng này mở ra DEI, ESG, triết lý “thức tỉnh,” và một sự thay đổi hoàn toàn những bản quyền thương mại, hợp nhất công nghiệp và nhà nước thành một băng đảng độc ác duy nhất áp bức người dân cho đến ngày nay.
Và giờ đây, thì hóa ra, sự thay đổi này đã làm phá sản ngành ngân hàng và thậm chí làm sụp đổ cả Cục Dự trữ Liên bang, đơn giản chỉ vì hóa đơn cuối cùng cũng đã đến hạn. Tình trạng lạm phát đó cuối cùng cũng đã đến, và Fed đã hoảng loạn, tăng lãi suất nhanh hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn bao giờ hết. Điều đó về căn bản đã làm xáo trộn bảng cân đối ngân hàng và khiến toàn bộ hệ thống dễ bị sụp đổ.
Xin lỗi đã trình bày theo cách đó, nhưng đó là tình trạng của chúng ta. Tình trạng này có thể được sửa chữa thông qua những nỗ lực của ông Powell nhằm bắt chước ông Paul Volcker ngày xưa không? Ông Powell có thể tin tưởng điều đó, nhưng có một số tin xấu. Hãy cùng xem lại quan điểm của ông Stockman:
“Xét theo đồng dollar, nền kinh tế lạm phát mà ông Jay Powell đang cố gắng chế ngự sẽ gánh thêm khoản nợ 50 ngàn tỷ USD so với thu nhập (GDP) hơn cả khoản nợ mà ông Paul Volcker đã gây ra vào đầu những năm 1980.
“Điều đó có nghĩa là, theo tỷ lệ nợ trên GDP là 160% ở thời ông Volcker, thì tổng dư nợ vào năm 2022 lẽ ra đã là tròn 42 ngàn tỷ USD, so với mức thực tế hiện nay là 94 ngàn tỷ USD, theo tỷ lệ [nợ trên GDP] hiện tại là 360%. Tương tự như vậy, lãi suất trung bình tăng 1% sẽ gây ra một mức tăng thanh toán lãi trên toàn nền kinh tế là 420 tỷ USD ở thời ông Volcker so với mức tăng 940 tỷ USD sẽ xảy ra ở mức nợ ngày nay.
“Chúng tôi cá rằng một sự khác biệt 52 ngàn tỷ USD trong tổng nợ và 500 tỷ USD chênh lệch trong dòng thanh toán lãi suất nợ hàng năm không chỉ đơn thuần là một sự kỳ lạ về mặt học thuật. Trên thực tế, nó tương đương với một vấn đề kinh tế vĩ mô rất lớn, mà vấn đề này xác định lại toàn bộ tác động có thể xảy ra của quy định chống lạm phát nguyên thủy của Fed.
“Điều đó có nghĩa là, nền kinh tế Hoa Kỳ hiện nay mong manh hơn rất nhiều so với năm 1980, có nghĩa là việc tăng lãi suất sẽ dẫn đến nhiều thứ bị đổ vỡ hơn nhiều so với thời của ông Volcker.”
Những cân nhắc này còn chưa tính gì đến vấn đề quốc tế, vốn chỉ làm tăng thêm các vấn đề. Giống như các đợt phong tỏa đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu, cuộc khủng hoảng ngân hàng cũng sẽ như vậy. Quý vị chắc chắn đã thấy những gì đã xảy ra với Deutsche Bank hồi cuối tuần qua.
Cuộc khủng hoảng này cũng được tạo ra trong một phòng thí nghiệm, một cuộc khủng hoảng được dàn dựng bởi giới tinh hoa biết tuốt với cái giá phải trả của người dân. Rõ ràng là, họ bị mất uy tín. [Và] đây là một ý tưởng. Hãy lật đổ hệ thống đã tạo ra cuộc khủng hoảng này và xem xét lại sự khôn ngoan của chính phủ tự trị nhiệm kỳ cũ. Điều đó dường như có hiệu quả tốt hơn nhiều cho tất cả chúng ta.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times