Cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công vẫn còn đang tiếp diễn
Cuộc đàn áp môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công vẫn đang tiếp diễn ở Trung Quốc—cùng với sự tiếp tay của các công ty Hoa Kỳ
Trong một mùa hè được ghi dấu bởi cuộc chiến tranh tàn phá Ukraine, lạm phát tràn lan, những đợt nắng nóng kéo dài, và những gián đoạn toàn cầu khác, thì cần phải thừa nhận thêm một cột mốc ảm đạm nữa của nhân loại trong số tất cả những điều khủng khiếp của mình.
Ngày 20 tháng 07 đánh dấu tròn hai mươi bốn năm kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu cuộc đàn áp môn tu luyện ôn hòa Pháp Luân Công. Mặc dù sự kiện này đều bị phần lớn các kênh truyền thông thiên tả phớt lờ, nhưng các học viên Pháp Luân Công ở Hoa Thịnh Đốn, New York, San Francisco, và các thành phố khác trên khắp thế giới trong tháng này đều tưởng nhớ đến sự kiện đau thương và bi thảm đó.
Chỉ thị của ĐCSTQ nhằm ‘xóa sổ’ Pháp Luân Công
Năm 1999, ước tính có khoảng 100 triệu học viên theo học Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Lo sợ về số lượng học viên ngày càng tăng, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã bắt đầu một chính sách mà theo đó Pháp Luân Công phải bị “xóa sổ.” Mặc dù số lượng học viên Pháp Luân Công thực tế ngày nay có sự thay đổi dựa trên các nguồn thông tin khác nhau, nhưng họ thực sự vẫn là mục tiêu mà ĐCSTQ nhắm đến với sự tàn bạo lên đến mức diệt chủng.
Hơn nữa, điều quan trọng là phải hiểu rằng việc ĐCSTQ thể chế hóa và bình thường hóa các hình thức tra tấn, hãm hiếp, và các hình thức tàn nhẫn khác do nhà nước bảo trợ hoàn toàn không có nghĩa là mức độ bức hại đối với các nhóm thiểu số như Pháp Luân Công đã giảm đi dưới bất kỳ phương thức nào, hình dạng nào, hay hình thức nào.
Tái diễn cuộc diệt chủng thời Đức Quốc Xã?
Trên thực tế, trong vài năm qua, mức độ bức hại đã gia tăng, và không thể phủ nhận rằng mức độ tàn ác mà ĐCSTQ gây ra đối với những người dân của mình ngang ngửa với Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Chẳng hạn, theo Hiệp hội Bác sĩ và Bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ, có “rất nhiều bằng chứng” về việc ĐCSTQ tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức đối với các học viên Pháp Luân Công và những người thuộc dân tộc thiểu số ở quy mô công nghiệp. Giống như các hình thức tra tấn khác mà ĐCSTQ gây ra cho người dân, hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức diễn ra khi nạn nhân vẫn còn sống, theo báo cáo của Tòa án Luận tội Trung Quốc năm 2020.
Nhưng ĐCSTQ không hành động đơn độc trong cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công, cũng như các hành động của họ không chỉ giới hạn ở bên trong Trung Quốc đại lục. Điều đáng hổ thẹn là ĐCSTQ đã được các công ty và tổ chức y tế của Hoa Kỳ viện trợ và tiếp tay trong hơn một thập niên qua.
Các công ty Hoa Kỳ được trả bằng những đồng tiền nhuốm máu cho ‘Lá chắn vàng’ của ĐCSTQ
Công ty công nghệ Cisco có trụ sở tại Hoa Kỳ vẫn là mục tiêu của một vụ kiện được đệ trình năm 2011. Đơn kiện cáo buộc rằng Cisco đã cung cấp cho ĐCSTQ sự trợ giúp về công nghệ, giúp chính quyền này tiến hành và mở rộng việc bắt giữ và bức hại các học viên Pháp Luân Công. Hai cựu giám đốc điều hành bị cáo buộc đã cố ý cung cấp công nghệ theo dõi và giám sát cần thiết để tăng cường năng lực bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Hệ thống mà Cisco bị cáo buộc trợ giúp ĐCSTQ xây dựng có tên gọi là “Dự Án Lá Chắn Vàng” (Golden Shield Project). Ngày nay, nền tảng giám sát dựa trên dữ liệu này có phạm vi bao phủ toàn bộ Trung Quốc. Cisco bị cáo buộc thiết kế, sản xuất, và cung cấp bí quyết công nghệ để khai triển và tinh chỉnh bộ máy Lá Chắn Vàng vào thời điểm ĐCSTQ thiếu khả năng kỹ thuật để làm được điều đó.
Nhưng Cisco không phải là công ty Hoa Kỳ duy nhất dính máu trên tay. Theo báo cáo “Nhà nước giám sát của Trung Quốc: Một dự án toàn cầu” (China’s Surveillance State: A Global Project), sự trợ giúp về công nghệ vẫn đang tiếp diễn. Báo cáo cũng chỉ ra rằng ngoài Cisco, các công ty công nghệ Hoa Kỳ như Dell, HP, IBM, Microsoft, Intel, và Oracle đã cung cấp “thiết bị quan trọng cho các sở cảnh sát Trung Quốc trên khắp cả nước.”
Rõ ràng, đối với các công ty công nghệ Hoa Kỳ này, thì thị trường công nghệ trị giá hàng tỷ dollar của Trung Quốc quan trọng hơn tội ác diệt chủng phản nhân loại mà các đối tác kinh doanh thân ĐCSTQ của họ tham gia một cách nhiệt tình nhất.
Một lần là chưa đủ?
Có thể rút ra bất kỳ kết luận nào khác không?
Đáng buồn thay, đây không phải là lần đầu tiên các công ty Hoa Kỳ đóng một vai trò không thể thiếu trong các chế độ diệt chủng. Một số công ty Hoa Kỳ trong đó có IBM đã từng là những thành phần trợ giúp trọng yếu cho các chính sách diệt chủng của Đức Quốc Xã.
Ngoài ra, các trường y và cơ sở y tế của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tiếp nhận và đào tạo sinh viên Trung Quốc đại lục, điều này đóng vai trò cho phép mở rộng nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức. Tiến sĩ Richard Amerling, cựu chủ tịch và hiện là thành viên hội đồng quản trị của Hiệp hội Bác sĩ và Bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ (AAPS), đã lên án việc các cơ sở y tế đào tạo sinh viên y khoa đến từ Trung Quốc bởi vì một số lượng lớn những người này sẽ tham gia vào cuộc diệt chủng những người hiến tạng bị cưỡng bức sau khi họ trở về quê nhà ở Trung Quốc.
“Điều đó thực sự quá man rợ, vô nhân đạo, phi đạo đức. Không có cách nào để biện minh cho điều này cả,” Tiến sĩ Amerling nói với The Epoch Times về hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức của ĐCSTQ.
Tất nhiên, Tiến sĩ Amerling đã đúng khi lên án vai trò trợ giúp của cơ sở y tế Hoa Kỳ trong nạn thu hoạch nội tạng cưỡng bức và tội ác diệt chủng Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Nhưng đâu là sự lên án dành cho những tập đoàn quyền lực của Hoa Kỳ?
Có vẻ chưa có nhiều lời lên án lắm, nếu có, thì nó sẽ sớm xuất hiện thôi.
Giống như các “đồn cảnh sát” chìm ở các thành phố của Hoa Kỳ mà ĐCSTQ tiếp tục điều hành ở những địa điểm dễ thấy, với sự cản trở tối thiểu về mặt pháp lý hoặc ngoại giao từ các giới chức Hoa Kỳ, cuộc chiến tranh diệt chủng của ĐCSTQ nhắm vào Pháp Luân Công cho thấy rõ ràng rằng quá nhiều công ty công nghệ có ảnh hưởng của Mỹ và các tổ chức giáo dục đại học thiếu các yếu tố cơ bản nhất của nhân tính hoặc khuôn phép đạo đức.
Nếu quá khứ chỉ là phần mở đầu, thì cái giá mà chúng ta phải trả cho việc trợ giúp ĐCSTQ có lẽ là khá đắt. Rốt cuộc, ai sẽ đứng lên chống lại sự tàn bạo của chế độ diệt chủng ĐCSTQ nếu không phải là “Một quốc gia dưới sự bảo hộ của Thượng Đế”?
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Xem thêm video: Cuộc Đại Thảm Sát của thế kỷ 21
Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times