Cô June thân mến: Làm sao tôi có thể giữ được thiện tâm cho con trẻ
Cô June thân mến,
Làm sao để giữ được thiện tâm của các con khi xung quanh chỉ toàn áp lực sống ích kỷ? Các con tôi từ 7-17 tuổi.
Chân thành gửi đến cô,
Một người cha đang bận lòng.
=========
Một người cha bận lòng thân mến,
Đây là một câu hỏi rất gần gũi với tôi. Ba đứa con tôi đều nhỏ hơn các cháu nhà anh, nhưng tôi đã cảm nhận được nền văn hóa hiện tại đang lôi kéo bọn trẻ như thế nào rồi. Tôi không có câu trả lời hoàn hảo, nhưng nghĩ rằng chúng ta, với tư cách là bậc cha mẹ, có thể làm rất nhiều điều để nuôi dưỡng những đứa con của chúng ta trở thành người có đức hạnh và tấm lòng yêu chuộng công lý.
Đầu tiên, điều rất quan trọng cần nhớ là tất cả chúng ta, gồm cả bậc cha mẹ và con cái, đều đang trong một quá trình liên tục thay đổi, rèn giũa và hoàn thiện bản thân. Rõ ràng là trẻ em sẽ thay đổi và lớn lên, nhưng người lớn chúng ta cũng vậy, và chúng ta có thể làm điều đó một cách có ý thức hơn. Dù ở độ tuổi nào, chúng ta cũng có thể cải thiện bản thân — trở nên dễ thương hơn, tử tế hơn, kỷ luật hơn và có tinh thần nhẹ nhõm hơn.
Để trở thành một bậc cha mẹ tốt, trước tiên bản thân chúng ta phải thể hiện ra phẩm chất ưu tú nhất của mình, và sau đó, khi điều đó là chưa đủ, chúng ta phải ngày càng cố gắng để trở nên tốt hơn, mạnh mẽ hơn, điềm tĩnh hơn và có năng lực hơn. Nhờ nỗ lực để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, chúng ta mới có được trí tuệ và năng lực dạy dỗ con cái trở thành những người tốt.
Một phương pháp hữu ích mà tôi thấy là thử thách bản thân để học một thói quen mới; có thể là một việc nào đó đơn giản như dọn giường mỗi ngày, hoặc một việc phức tạp hơn chẳng hạn như thực hành tử tế hơn. Điều này thực sự không dễ dàng! Tuy nhiên, từ những thất bại, chúng ta học cách hiểu bản thân mình, chúng ta rèn giũa được tánh khiêm tốn và kiên nhẫn, những đức tính quan trọng để nuôi dạy con cái, và bọn trẻ cũng sẽ có ấn tượng sâu sắc với những nỗ lực này của chúng ta.
Một thói quen giúp tôi trở thành một bậc cha mẹ tốt là giữ cho ngôi nhà ngăn nắp hơn. Tôi đã làm việc theo thói quen cất giữ mọi thứ ngay sau khi hoàn thành. Nghe có vẻ tầm thường nhưng thói quen này đã rèn luyện cho tôi tính điềm đạm, suy nghĩ rõ ràng hơn và vì tôi đã học được cách tự kỷ luật bản thân trong vấn đề này, nên tôi cũng có thể yêu cầu con mình giữ kỷ luật nhiều hơn trong những lĩnh vực khác.
Liên quan đến tánh ích kỷ, trong khi một ngôi nhà sạch sẽ làm tôi hài lòng (có phần ích kỷ), tôi cũng làm điều đó vì chồng mình bởi vì ngôi nhà sạch sẽ sẽ sẽ giúp anh ấy thư giãn đầu óc sau một ngày bận rộn. Với bọn trẻ, việc dọn dẹp nhà cửa gọn gàng trước khi chồng về cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng dành cho anh ấy; Tôi nhắc các con khi chúng tôi dọn dẹp cùng nhau, rằng cả ngày cha của các con đã làm việc thay chúng ta.
Niềm tôn trọng là liều thuốc giải độc rất quan trọng cho tính ích kỷ bởi vì để được như thế cần phải kiềm chế những bốc đồng cá nhân. Vì vậy việc tạo dựng văn hóa tôn trọng trong gia đình là một trong những cách giúp trẻ bớt ích kỷ hơn. Với những bà mẹ khi đọc đến đây, nếu muốn tiến thêm một bước nữa, hãy cố gắng thực sự hiểu điều gì khiến chồng bạn cảm thấy được tôn trọng và làm những điều đó. Nói chung, đàn ông đề cao sự tôn trọng hơn là tình yêu, vì vậy bằng cách tôn trọng anh ấy, bạn sẽ củng cố hôn nhân của mình. Theo kinh nghiệm của tôi, một cuộc hôn nhân vững chắc là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho con cái vì nó tạo ra sự hòa hợp xung quanh và làm cho gia đình trở thành một nơi an toàn và tuyệt vời. Ngoài ra, khi trẻ được dạy về sự tôn kính từ khi còn nhỏ, các em sẽ có nhiều khả năng tiếp tục thói quen này về sau khi lớn lên. Về mặt tôn trọng, tôi chú tâm đến những điều như cách cư xử tốt và đặc biệt là ngôn từ.
Bản tánh ích kỷ tự nhiên của con người
Chúng ta hãy xem xét sâu hơn một chút về vai trò của ích kỷ trong bản tánh của con người. Thấu hiểu điều này thật quan trọng nếu chúng ta muốn giúp trẻ vượt qua những bốc đồng ích kỷ.
Trước hết, tôi nhận thấy rằng con người được sinh ra với bản tánh lương thiện. Thời gian chúng ta bên cạnh trẻ nhỏ là minh chứng về điều này – các em cười vang, thích thú [khám phá] thế giới xung quanh đồng thời tha thiết tìm kiếm tình yêu và sự chấp thuận của chúng ta. Điều này rất quan trọng vì phản ứng của cha mẹ là cách đứa trẻ học điều đúng, điều sai như thế nào.
Thứ hai, bất cứ ai từng dành thời gian với một đứa trẻ mới biết đi đều biết rằng có một mặt ích kỷ trong bản chất con người xuất hiện. Trong suy nghĩ của tôi, từ sơ sinh đến tuổi chập chững biết đi là giai đoạn quan trọng khi trẻ bắt đầu bộc lộ tính ích kỷ. Khoảng một tháng trước, tôi quan sát thấy đứa con 1 tuổi của mình chủ động ngăn cản một người bạn chơi đồ chơi [của mình,] kể cả những thứ mà bé không chơi. Khi nhìn thấy điều này, tôi biết con mình đang trong một giai đoạn phát triển mới, và vì vậy cần phải dạy dỗ bé theo cách khác, nghĩa là tôi phải rất rõ ràng và nhất quán về điều đúng và điều sai và không đồng ý cho bé làm những điều không được cho phép (Bọn trẻ có lẽ dễ thương như vậy!).
Chúng ta nên nhận ra rằng ích kỷ cũng là bản tánh bẩm sinh của con người, và vì vậy khi tiếp cận vấn đề này ở trẻ em, chúng ta cũng đang trang bị cho bọn trẻ cách thức để chống lại, không chỉ ảnh hưởng văn hóa, mà còn là một khía cạnh trong bản chất trong mỗi con người.
Nuôi dạy con cái
Nhìn lại lịch sử, có vẻ như mọi nền văn hóa đều quan tâm đến câu hỏi làm thế nào để nuôi dạy con cái khôn lớn, để trẻ em không trở thành con mồi cho những ham muốn ích kỷ của bản thân. Bởi vì người ta đã nhận ra rằng những khao khát ngây thơ thời thơ ấu có thể trở thành tệ nạn khi trưởng thành nếu không có nền tảng đạo đức và việc kiểm soát tính bốc đồng chưa được thiết lập tốt.
Tuy nhiên, văn hóa hiện đại ngày nay dường như có tác động ngược lại – sự sung túc về vật chất đã tạo ra nhiều con đường khiến trẻ lạc lối, và người ủng hộ việc nuôi dạy con cái theo cách hiện đại dường như cho rằng chúng ta nên làm cho con mình cảm thấy hạnh phúc mà quên rằng chỉ có vượt qua khó khăn, chúng ta mới có cơ hội hoàn thiện bản thân theo cách tốt nhất.
Trong nhiều thế hệ trước, cha mẹ luôn nghiêm khắc với con cái, và nếu làm đúng cách, nghiêm khắc sẽ giúp trẻ vượt qua bản tính ích kỷ của mình.
“Đúng cách”, ý tôi là chúng ta phải luôn có tinh thần tôn trọng và yêu thương con cái và khi nghiêm khắc, chúng ta không nên tức giận, gay gắt hay hạ thấp con trẻ theo bất kỳ cách nào. Đối với tôi, cách đúng đắn để thực hiện nghiêm khắc là biết rằng về cơ bản con bạn là một người tốt đang nỗ lực để trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, trẻ em thiếu tính tự giác và tự chủ, vì vậy, là bậc cha mẹ, chúng ta cần là tiếng nói của lý trí và kỷ luật của bọn trẻ được phát triển đủ tốt để làm chủ bản thân. Là người lớn, tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm rằng những gì cha mẹ nói với mình hoặc nghĩ về mình khi còn nhỏ trở thành giọng nói bên trong* của chúng ta — dù tốt hơn hay xấu hơn — và vì vậy chúng ta nên ý thức về những gì mình nói với trẻ em về người lớn và cách dạy bọn trẻ giải quyết những việc khó khăn.
Nếu chúng ta có thể mang đến cho trẻ một giọng nói bên trong là tử tế, lý trí và yêu cầu các tiêu chuẩn hành vi cao, thì chúng ta đã hoàn thành tốt công việc.
Trẻ em thì hành động trước khi suy nghĩ, vì vậy hành động đúng sẽ dẫn đến suy nghĩ đúng và cuối cùng là cảm giác đúng đắn trong tâm. Vì vậy, một phần quan trọng của những gì chúng ta có thể làm với tư cách là bậc cha mẹ để giữ thiện tâm của con cái mình, là kiên quyết hành động đúng. Khóa đào tạo này tất nhiên sẽ dễ dàng hơn khi trẻ còn nhỏ nhưng cũng có thể với thanh thiếu niên.
Trong cuốn sách “The Collapse of Parenting,”(tạm dịch: Sự sụp đổ của nghề làm cha mẹ), tác giả Leonard Sax viết về tầm quan trọng của hành vi ngay chính, “Trong thực tế, hành vi ảnh hưởng đến tính cách, và cuối cùng trở thành bản chất. … Hành động của bạn, theo thời gian sẽ thay đổi tính cách của bạn. Nhiều bậc cha mẹ đã từng dạy những nguyên tắc đạo đức cơ bản nhưng nay nhiều người không còn làm nữa.”
Mặc dù chưa đọc toàn bộ cuốn sách này, nhưng thông qua những gì mình đã đọc tôi muốn giới thiệu phần kiến thức quan trọng trong vấn đề nuôi dạy con cái và tác giả đó có nhiều kinh nghiệm với thanh thiếu niên hơn tôi. Trong đó có một giai thoại về người cha, để ngăn các cậu thiếu niên uống rượu trong nhà của mình đã bắt đầu cho họ kiểm tra hơi thở và gọi cha mẹ đến đón những đứa nhỏ say rượu về nhà. Có một số người đặt ra nguyên tắc không rượu bia trong nhà, trong khi các bậc cha mẹ khác cho rằng “bất kể bọn trẻ uống thứ gì đều được, miễn là uống trong nhà của tôi.” Điều mà các gia đình này nhận thấy là trẻ em chỉ là muốn tụ tập và đi chơi trong lúc nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm khi không phải đối mặt với áp lực uống bia rượu.
Tác giả Sax cũng viết, “Bạn không dạy đức hạnh bằng cách rao giảng định nghĩa. Bạn dạy đức hạnh bằng cách yêu cầu hành vi đức hạnh được thực hành và dần trở thành thói quen.”
Hay nói sâu xa hơn, điều đó thiết lập một nền tảng để sau này bạn có thể xây dựng nhận thức đúng đắn và rõ ràng hơn về đúng và sai. Bởi vì hành vi đức hạnh sẽ mang đến cảm giác hài hòa giữa nội tâm và bên ngoài, từ đó các em sẽ có thể dễ dàng hiểu rằng những hành động này là tốt. Suy cho cùng, đức hạnh khó đạt đến, nhưng bạn sẽ cảm giác rất thư thái khi có được những đức tính tốt đẹp này.
Tác giả Sax, không những có cách diễn giải cô đọng hơn tôi, mà còn thẳng thắn giải đáp câu hỏi của bạn về cách giữ thiện tâm cho trẻ thơ như sau:
“Đứa trẻ mong đợi cha mẹ, mong được được cha mẹ chỉ dẫn, thực sự mong đợi cha mẹ cho những mệnh lệnh. Tuy nhiên trái lại, nếu cha mẹ chỉ chăm chú phục vụ con cái, thì mối quan hệ đó sẽ mất đi sự cân bằng tự nhiên. Bạn sẽ không có được tình yêu thương của con mình — và bạn càng cố gắng, càng thất bại một cách thảm hại. Tôi đã thấy chính xác màn kịch sống động này diễn ra ít nhất hàng trăm lần trong phòng khám của tôi trong hơn một phần tư thế kỷ qua. Cha mẹ đặt mong muốn của trẻ lên hàng đầu chỉ nhận được sự coi thường chứ không phải là tình yêu thương của trẻ.”
“Ngược lại, nếu bạn không quan tâm đến việc có được tình yêu thương và tình cảm của con mình mà thay vào đó, bạn chỉ tập trung vào bổn phận làm cha mẹ – Ví dụ như là dạy con bạn thế nào là đúng, là sai, thế nào là một người đàn ông hoặc phụ nữ có trách nhiệm, một quý ông hay một quý bà trong những ràng buộc của nền văn hóa mà bạn đang cố gắng khắc sâu và chia sẻ – thì bạn có thể thấy rằng con bạn sẽ yêu thương và tôn trọng bạn dù không tìm kiếm điều đó.”
Tôi muốn lưu ý thêm một điều rằng, chỉ những bậc cha mẹ có lòng nhân ái thật sự mới có thể rèn giũa con họ cách cư xử đúng mực. Tôi đã quan sát thấy một hiện tượng trong các gia đình có đức tin tôn giáo mạnh mẽ, quá chú trọng vào hành vi và không lắng nghe đầy đủ và không hiểu cảm giác của trẻ. Sau đó, khi trẻ mắc lỗi (thường là những đứa trẻ lớn hơn và có liên quan đến tội lỗi), cha mẹ sẽ phản ứng bằng cách lên án hành vi đó và tẩy chay đứa trẻ. Trong quá khứ, một số nền văn hóa đã sử dụng sự trốn tránh như một cách để đối phó với những hành vi sai trái, tuy nhiên tôi nghĩ rằng điều này phản tác dụng vì có rất nhiều người sẵn sàng đồng cảm và lợi dụng những thanh thiếu niên bất hạnh. Vì vậy, chúng ta cần phải tha thứ và yêu thương (bên cạnh cho đứa trẻ thấy hậu quả của hành vi sai trái) cho con cái mình, nếu không chúng ta sẽ đẩy đứa trẻ ra xa hơn.
Nguy cơ của văn hóa hiện đại và truyền thông xã hội
Bên cạnh đó, cần lưu tâm rằng văn hóa ngày nay ở Mỹ không giống như trong quá khứ. Chúng ta đang trong một cuộc cách mạng văn hóa và có những ý tưởng rất nguy hiểm đang được phổ biến cho trẻ em trong trường học, thông qua các phương tiện truyền thông xã hội và giải trí. Vì vậy, là bậc cha mẹ, chúng ta phải thực sự cảnh giác. Theo cách tôi nhìn nhận, truyền thông xã hội là một cuộc thử nghiệm khổng lồ với nhân loại, và theo cách tương tự một số người có thể quyết định từ chối y học thử nghiệm, các bậc cha mẹ có lý khi từ chối cho phép con mình tham gia vào các diễn đàn trực tuyến hoặc chỉ cho tham gia với sự giám sát rất chặt chẽ (tức là bạn có mật khẩu của trẻ và kiểm tra định kỳ).
Tóm lại, hai gợi ý cuối cùng để giúp con cái chúng ta giữ được tâm hồn trong sáng và hướng thiện là, thứ nhất, hãy chia sẻ với trẻ trí tuệ tâm linh và niềm tin tôn giáo đã hướng dẫn bạn như thế nào, và thứ hai, hãy đọc những tác phẩm văn học hay.
Trong tác phẩm “Những cuốn sách xây dựng tính cách,” các tác giả đã dẫn ra một số lý do tại sao chúng ta nên đọc cho con mình nghe:
“Thứ nhất, những câu chuyện có thể tạo ra chon con trẻ một kết nối cảm xúc với lòng tốt và ước muốn làm điều đúng đắn. Thứ hai, những câu chuyện cung cấp vô số ví dụ điển hình — loại ví dụ thường thiếu trong môi trường hàng ngày của trẻ. Thứ ba, những câu chuyện giúp trẻ quen thuộc với các quy tắc ứng xử cần biết. Và lý do cuối cùng, những câu chuyện trẻ hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, giúp chúng ta đúc kết cuộc sống của chính mình thành những câu chuyện. Và nếu ý nghĩa này không được tiếp thu ngay từ khi còn nhỏ và được củng cố khi chúng ta lớn lên, thì đơn giản là không có sự trưởng thành về mặt đạo đức. “
Tôi không cho rằng ý tứ cuối cùng là đúng tuyệt đối, vì tôi đã nghe nói về các chương trình đọc sách trong tù giúp giảm đáng kể việc tái phạm tội bằng cách cho các tù nhân cơ hội đọc những tác phẩm hay. Có nghĩa là đạo đức vẫn có thể được đánh thức trong quãng dường đời về sau. Tuy nhiên, tôi nghĩ tất cả chúng ta đều có thể đồng ý rằng tốt hơn hết là nên bắt đầu cho con mình đi trên con đường ngay chính từ sớm.
Một ví dụ tuyệt vời khác về sức mạnh của văn học là từ nhà văn Rod Dreher, tác giả của cuốn “Live Not By Lies,” (tạm dịch: Sống không bằng lời nói dối), đề cập đến chủ nghĩa toàn trị mềm mỏng đã và đang xâm lấn xã hội Tây phương như thế nào.
Trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình American Thought Leaders, nhà văn Dreher kể lại câu chuyện của 2 nhân vật Václav và Kamila Benda, những người Công giáo và những nhà bất đồng chính kiến hàng đầu chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Cộng hòa Séc. Họ có năm người con, tất cả đều phải theo học các trường do cộng sản quản lý, và tất cả đều lớn lên là người Công giáo và bất đồng chính kiến giống như cha mẹ của họ.
Ông Dreher nói rằng cha mẹ Benda đã sử dụng những câu chuyện và những bộ phim để dạy cho các con của họ. Anh nhớ lại cuộc trò chuyện với bà Benda về cách bà đã nuôi dạy các con của mình.
“Tôi nói,‘ Kamila, bạn đã làm gì để giúp cho những đứa trẻ này yêu chuộng chân lý, yêu Chúa và ngược dòng với trào lưu hiện tại, tìm thấy lòng can đảm? Bà nói, “À, tôi sẽ đọc cho bọn trẻ nghe hai hoặc ba giờ mỗi ngày.” Tôi hỏi, “Mỗi ngày?” Bởi vì bà ấy còn phải đi dạy ở trường đại học. Bà đáp, “Đúng vậy, mỗi ngày.” Ngay cả khi chồng bà là ông Václav đang ở trong tù, ông đã là một tù nhân chính trị trong bốn năm. Bà nói, “Tôi sẽ đọc cho các con nghe.” Tôi hỏi, “Bà sẽ đọc gì?”
Bà đáp, “Tôi sẽ đọc những câu chuyện thần thoại, và những tác phẩm văn học Tây phương kinh điển. Ngoài ra, tôi đã đọc cho các con nghe rất nhiều Tolkien, Chúa tể những chiếc nhẫn.” Tôi hỏi, “Tolkien, tại sao lại là Tolkien?” Bà nhìn tôi và nói, “Bởi vì chúng tôi biết rằng Mordor là có thật.” Và tôi nhận ra rằng khi nói về điều này, bà thật sự là một thiên tài bởi vì những đứa trẻ sẽ không thể hiểu được chủ nghĩa duy vật khoa học, và cũng không thể hiểu chủ nghĩa Mác hay bất cứ điều gì như thế. Tuy nhiên, bọn trẻ có thể hiểu chúa tể những chiếc nhẫn là gì, có thể hiểu Mordor là gì.
“Và họ dần hiểu ra phong trào mà cha mẹ mình đã tham gia, phong trào bất đồng chính kiến này cũng giống như chúa tể những chiếc nhẫn. Vì vậy, những gì bà có thể làm là từ việc xây dựng trí tưởng tượng về đạo đức dẫn đến bài học yêu chân lý, yêu cái thiện, yêu đức hạnh, đặc biệt là đức tính dũng cảm, để khi các em lớn hơn có thể tham gia phong trào thì các em sẽ tự nhiên bước vào đó. Điều này giúp tôi hiểu tầm quan trọng của công việc chuẩn bị ra sao.
“Bạn có thể cho rằng đây là cách giữ cho ký ức văn hóa sống động, bởi vì đây là những gì họ đã làm. Tất cả những người bất đồng chính kiến, họ biết rằng nếu thua, nếu cho phép cộng sản lấy đi ký ức về những gì có nghĩa là Séc hay Ba Lan hay Slovak, lấy đi lịch sử và văn hóa, họ sẽ mất tất cả.”
Tôi rất nghiêm túc xem xét những gì văn hóa hiện tại đang tác động đến trẻ em. Tôi nghĩ nó không quá khác với những gì xảy ra cho trẻ em dưới chế độ độc tài và tôi có nhiều cảm hứng về chuyện này. Bên cạnh những tác phẩm kinh điển, một tác phẩm văn học khác mà tôi sẽ đề xuất là bộ Little House (tạm dịch: Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên) của tác giả Laura Ingalls Wilder. Tôi đã đọc cuốn sách này cho bé lớn nhất nhà tôi nghe và thấy có rất nhiều minh họa tuyệt vời cho cả trẻ em và phụ huynh noi theo. (Cảnh báo về người hư hỏng: bậc cha mẹ nghiêm khắc và tốt bụng, và con cái rất yêu quý và kính trọng họ).
Và một lời khuyên cuối cùng, chúng ta đừng quên sức mạnh của vẻ đẹp trong âm nhạc và mỹ thuật bên cạnh việc giúp trẻ giữ được thiện tâm.
Thương mến gửi đến người cha của bọn trẻ,
June
________
Nếu bạn có câu hỏi về gia đình hoặc mối quan hệ cho chuyên mục tư vấn của chúng tôi, June thân mến, hãy gửi câu hỏi của bạn đến [email protected] hoặc Người nhận: Dear June, The Epoch Times, 5 Penn Plaza, August Fl. New York, NY, 10001
June Kellum là một bà mẹ ba con đã kết hôn và là nhà báo lâu năm của Epoch Times, chuyên viết về các chủ đề gia đình, các mối quan hệ và sức khỏe.
Chú thích của dịch giả:
(*) Giọng nói bên trong là giọng nói nội tâm, còn được gọi là đối thoại nội tâm hoặc độc thoại nội tâm, là một cuộc trò chuyện nội tâm dựa trên ngôn ngữ. Đó là