Chuyên gia: Hoa Kỳ thiếu ‘ý chí chính trị’ để đối đầu với Trung Quốc
Trung Quốc và Hoa Kỳ đang tầm cầu các chính sách ngày càng khiến họ có nguy cơ xung đột, nhưng theo một số chuyên gia, Hoa Kỳ hiện không có ý chí theo đuổi nỗ lực này đến cùng.
Đó là sự đồng thuận đạt được trong cuộc thảo luận hôm 07/09 do Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, tổ chức, nhằm tìm cách đánh giá “cuộc xung đột sắp tới với Trung Quốc.”
Một thành viên cấp cao tại AEI, cho biết: “Khi mọi chuyện trở nên căng thẳng, các cường quốc phải có những hành động quyết đoán,” ông Michael Beckley. “Và những điều đó đôi khi đẩy họ vào cuộc xung đột lớn hơn với các cường quốc khác.”
Ông Beckley cho biết Trung Quốc, về phương diện này, đang hành xử phù hợp với những gì có thể được mong đợi từ bất kỳ quốc gia nào ở một vị thế kinh tế và chính trị tương tự. Các cường quốc đang trỗi dậy thường phải đối mặt với khủng hoảng, trong đó họ có thể cố gắng mạo hiểm hành động khác thường hoặc đối mặt với sự lụi tàn.
“Chúng ta từng chứng kiến trong lịch sử, khi các cường quốc đang trỗi dậy phải đối mặt với những kiểu nghịch cảnh này, họ có hai sự lựa chọn,” ông nói. “Họ có thể ‘án binh bất động’ và để cho tiêu chuẩn của thời kỳ tăng trưởng chậm hơn và sự bao vây tự bộc phát. Hoặc họ có thể thực hiện các hành động quyết đoán để cố gắng hồi sinh nền kinh tế của họ, đánh bại các đối thủ, và cố gắng hoàn thành các mục tiêu quốc gia lâu dài trước khi quá muộn.”
Khiến cho ông Tập Cận Bình nhụt chí
Ông Hal Brands, một thành viên cao cấp của AEI, cho biết vô số cuộc khủng hoảng trong mối bang giao Trung-Mỹ thường được so sánh với khái niệm “Bẫy Thucydides,” một vòng xoáy những căng thẳng giữa một cường quốc đang trỗi dậy và cường quốc hiện hữu cuối cùng dẫn đến chiến tranh. Tuy nhiên, ông Brands đã bác bỏ khái niệm này như là một “chuyện hoang đường,” và cho biết bước trượt chậm chạp dẫn đến chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không phải là không thể tránh khỏi.
Thay vào đó, sự tầm cầu để tái lập trật tự hệ thống quốc tế hiện tại của Trung Quốc chỉ đơn giản là làm cho sự lãnh đạo của họ trở nên thất thường hơn bởi vì chính quyền này ngày càng trở nên chấp nhận mạo hiểm, theo ông Brands.
Ông nói, xu hướng đó không phải là dấu hiệu cho thấy sự tự tin của Trung Quốc trong việc vượt qua Hoa Kỳ mà là dấu hiệu cho thấy sự lo sợ rằng sức mạnh của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm.
“Những gì chúng ta thường thấy là các cường quốc theo chủ nghĩa xét lại, những quốc gia muốn tái lập trật tự hệ thống quốc tế, họ trở nên hung hăng, thất thường và ưa mạo hiểm nhất không phải khi họ cho rằng họ đang tự tin vươn lên vĩnh viễn trong tương lai mà là khi họ lo lắng rằng sức mạnh của họ đã lên đến đỉnh điểm và bắt đầu suy giảm.”
Theo ông Brands, để đạt được điều đó, nhiệm vụ của giới lãnh đạo Hoa Kỳ là bằng cách nào đó phải phá vỡ xu hướng này để khiến lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhụt chí trong việc chấp nhận những nguy cơ cao. Một cuộc chiến giữa hai cường quốc đơn giản sẽ là quá thảm khốc đối với thế giới.
“Một cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ rất thảm khốc,” ông nói. “Cuộc chiến đó sẽ gây ra một mức độ tàn phá kinh tế, khiến cho sự tàn phá do cuộc chiến tranh ở Ukraine gây ra trông có vẻ nhỏ nhặt.”
Hoa Kỳ ‘không nghiêm túc’ về vấn đề Trung Quốc
Tuy nhiên, theo ông Derek Scissors, một thành viên cao cấp của AEI, những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm hạn chế hành vi ưa mạo hiểm của ông Tập có thể sẽ không đạt được kết quả mong đợi.
“Chúng ta đã không thể hiện được ý chí chính trị trong việc xây dựng quân đội để đối đầu với Trung Quốc,” ông Scissors nói.
Ông chỉ ra sự chênh lệch về mặt quân sự giữa hai quốc gia ngày càng rút ngắn và việc Hoa Kỳ rõ ràng thiếu thiện chí tầm cầu các biện pháp kinh tế cứng rắn có ý nghĩa để chống lại Trung Quốc là bằng chứng cho thấy ý chí lúng túng để đối đầu với chính quyền này.
Ngay cả trong các lĩnh vực đang có nhiều tranh chấp nhất như không gian và sản xuất chất bán dẫn, ông Scissors lưu ý rằng các hạn chế để ngăn Trung Quốc hưởng lợi từ kỹ thuật tân tiến được Đạo luật CHIPS gần đây tài trợ đã không được đưa ra cùng với đạo luật này. Chỉ sau đó, vào tháng Chín, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo mới giới thiệu những hạn chế này.
Do đó, ông cho biết giới lãnh đạo Hoa Kỳ đang bàn về một cuộc chơi lớn với một nỗ lực được coi là cứng rắn với Trung Quốc, nhưng họ đã không làm những gì được yêu cầu để bảo đảm rằng họ có thể thực sự bảo vệ chính họ và các lợi ích của họ trước sự gây hấn của Trung Quốc.
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times