Chủ tịch Johnson bảo vệ ‘truyền thống Do Thái-Cơ Đốc Giáo’ giữa những lời gièm pha về đức tin
Trong bài diễn văn đầu tiên trước cộng đồng quốc tế, Chủ tịch Hạ viện mới được bổ nhiệm Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) đã đưa ra một số khái niệm then chốt để mang lại một “tầm nhìn lạc quan” cho tương lai của Mỹ quốc, bao gồm cả việc dựa trên “truyền thống Do Thái-Cơ Đốc Giáo” mà ông cho biết đã giúp định hướng “di sản phi thường” của nền văn minh phương Tây.
Ông Johnson đã đưa ra nhận định này trong một bài diễn văn trực tuyến hôm 30/10 tại hội nghị khai mạc Liên minh vì Công dân có Trách nhiệm ở London.
“Tôi tin rằng Chúa tập hợp các nhà lãnh đạo lại với nhau để giải quyết những thách thức nhất định,” ông nói với khán giả. Nhận định này đã gợi lại bài diễn văn đầu tiên hồi tuần trước với tư cách Chủ tịch Hạ viện, trong đó ông nói với các nhà lập pháp đồng sự của mình tại Quốc hội rằng ông tin “Chúa là người nâng đỡ những người có thẩm quyền” và rằng “ngày nay mỗi người chúng ta có trách nhiệm trọng đại trong việc sử dụng những ân điển mà Chúa đã ban cho chúng ta để phục vụ những con người phi thường của quốc gia vĩ đại này.”
Thế giới quan hữu thần rõ rệt của ông Johnson đã khiến cánh tả khó chịu. Ví dụ, cựu Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã chỉ trích ông Johnson trong một tập của chương trình “Inside With Jen Psaki” hôm Chủ Nhật (29/10), gọi ông là một “người theo trào lưu chính thống tôn giáo” và “có chút khiêm tốn giả tạo” khi ông cho biết ông cảm nhận được Chúa kêu gọi [ông] phụng sự đất nước này.
Nhưng không hề lùi bước trước những lời chỉ trích, ông Johnson đã bảo vệ đức tin của mình và sự đóng góp của các giá trị làm nền tảng cho nền văn minh phương Tây trong bài diễn văn hôm thứ Hai (30/10).
Sau khi bày tỏ niềm tin rằng các vị Thần cũng đang hiện diện ở đó khi các nhà lãnh đạo tập hợp lại để giải quyết các thách thức, ông nói rằng bây giờ là lúc để “bắt đầu công việc đầy thách thức nhằm đẩy lùi những tầm nhìn thất bại hiện đang mang tai họa cho phương Tây.”
Một số vấn đề đang đè nặng lên nước Mỹ và khuấy động nền văn minh phương Tây bao gồm năng lực quản trị kém của một số nhà lãnh đạo chính trị, sự thiếu niềm tin của công chúng vào các tổ chức, sự chia rẽ chính trị sâu sắc và mang tính phá hoại, và một “cuộc khủng hoảng bản sắc” ở phương Tây nói chung.
Ông nêu ra một “tầm nhìn lạc quan” và “câu chuyện tốt đẹp hơn” cho thế giới, đó là cách khôi phục việc quản trị tốt và niềm tin vào các tổ chức, cách củng cố cơ cấu xã hội và tái tập trung vào gia đình, cách cung cấp năng lượng giá rẻ và đáng tin cậy, và cách thuyết phục mọi người rằng việc tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này “là chìa khóa để đạt được sự thịnh vượng lớn hơn trên toàn cầu.”
Ông nói rằng, ngày nay, việc thiếu một khuôn khổ đạo đức và lối đưa tin chung “cần thiết” có thể gắn kết mọi người lại với nhau là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề mà thế giới đang gặp phải, bao gồm cả những căng thẳng bùng phát ở nhiều điểm nóng khác nhau như Trung Đông, Đài Loan, và Ukraine.
Nói rằng nước Mỹ — và thế giới — đang đối mặt với một cơ hội duy nhất để “chọn đổi mới,” ông kêu gọi một sự tập trung đổi mới vào trách nhiệm lớn hơn từ chính phủ cho tới người dân và một ý thức lớn hơn về mục đích cá nhân trong việc góp phần biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn.
Ông Johnson nói: “Cuối cùng, và quan trọng nhất, câu chuyện hay hơn của chúng tôi nói rằng chúng tôi ở phương Tây dựa trên một di sản phi thường được xây dựng dựa trên những điều tốt đẹp nhất của truyền thống tự do cổ điển và Do Thái-Cơ Đốc Giáo.”
Thanh Nguyên lược dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times