Cặp vợ chồng cao niên Thượng Hải chia sẻ phương pháp để giữ an toàn trước đại dịch COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID bùng phát mạnh ở Trung Quốc đại lục, nhiều người lớn tuổi đã nhiễm bệnh và qua đời. Một cặp vợ chồng hơn 90 tuổi trong một viện dưỡng lão ở Thượng Hải vẫn bình an vô sự. Con gái của họ đã chia sẻ những gì mà hai vợ chồng cao niên này tin rằng đã bảo vệ được họ.
Theo cô Sở Mẫn (Chu Min), con gái của cặp vợ chồng trên, người đã nói chuyện với The Epoch Times bằng bí danh vì sợ bị trả thù, hầu hết những người cao niên trong viện dưỡng lão này đều đã nhiễm COVID-19.
Viện dưỡng lão này đã bị cô lập với thế giới bên ngoài kể từ năm ngoái khi Thượng Hải bị phong tỏa do một đợt bùng phát COVID trước đó. “Nhưng vì nhân viên về nhà mỗi tuần một lần trong hai ngày, nên một số nhân viên có thể đã mang theo virus này vào khi họ trở lại viện dưỡng lão và virus đã lây lan ra toàn bộ viện dưỡng lão. Bây giờ là thời điểm nghiêm trọng nhất. Theo những người chăm sóc trong viện dưỡng lão, mỗi ngày có ba đến năm người cao niên qua đời,” cô cho hay.
Những người cao niên ở nhiều phòng cùng tầng với cha mẹ cô Sở đã bị nhiễm bệnh. Cô nói, “Cha mẹ tôi vẫn ổn. Họ đã 92 và 93 tuổi. Hai ông bà rất may mắn và được ban phước lành.”
Cô Sở kể lại, trong chuyến đi cùng gia đình đến Hồng Kông 10 năm trước, cha mẹ cô đi ngang qua một gian hàng giới thiệu môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.
Pháp Luân Công bao gồm các bài tập thiền định và một bộ các bài giảng đạo đức bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của Trung Quốc xoay quanh các nguyên lý chân, thiện, và nhẫn. Môn tu luyện này đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc trong những năm 1990, với ước tính có khoảng 100 triệu người theo học. Xem đây là một mối đe dọa, chính quyền cộng sản nước này đã phát động một cuộc đàn áp sâu rộng nhắm vào Pháp Luân Công, khiến hàng triệu học viên bị tống vào các cơ sở giam giữ, nơi họ bị tra tấn, bị đối xử tàn bạo, và bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.
Không giống như ở Trung Quốc đại lục, các học viên Pháp Luân Công có thể tự do tập luyện ở Hồng Kông.
Trong chuyến đi đó, một số học viên Pháp Luân Công đã thuyết phục gia đình họ thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên đới để thoát khỏi ảnh hưởng nguy hại của các tổ chức này cũng như những hậu quả bởi sự ràng buộc với một tổ chức vốn chịu trách nhiệm cho vô số vụ bức hại và tội ác chống lại người Trung Quốc trong thế kỷ qua.
Vào thời điểm đó, hai vợ chồng cao niên này không tin điều đó lắm, nhưng họ cảm thấy rằng việc thoái xuất khỏi ĐCSTQ sẽ không gây hại gì cho mình, và có thể sử dụng bí danh vì lý do an toàn, vì vậy cả gia đình đã đồng ý thoái [đảng]. Cha của cô Sở từng là Bí thư Đảng của một công ty ở Thượng Hải trước khi về hưu.
“Chúng tôi được ban phước vì điều đó. Tôi và chồng tôi có các triệu chứng rất nhẹ và đã hồi phục ngay sau khi bị nhiễm bệnh.”
Bà ấy cho biết có quá nhiều thi thể trong các nhà tang lễ ở Thượng Hải đang chờ được hỏa táng trong đợt bùng phát COVID mới nhất này.
“Bây giờ mọi người đang xếp hàng cả ngày lẫn đêm để được sử dụng dịch vụ hỏa táng. Nếu muốn lấy số [thứ tự] sớm hơn một chút trong hàng đợi, thì quý vị cần trả 30,000 nhân dân tệ [khoảng 4,300 USD] cho mỗi số. Nếu có người tử vong tại nhà thì rất thương tâm, do phải chờ đợi lâu tại lò hỏa táng, khó mà lấy được số để được hỏa táng, và một số thi thể được lưu giữ ở nhà sáu bảy ngày [mới được đem đi hỏa táng].”
Bệnh dịch và cách để phòng tránh
Ông Hoành Hà (Heng He), một nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc sống tại Hoa Kỳ, vốn có kiến thức về khoa học y học, nói với The Epoch Times rằng trước khi ĐCSTQ đột ngột dỡ bỏ các hạn chế đối với COVID hồi tháng Mười Hai vừa qua, nhiều người đã bị nhiễm bệnh nhưng có các triệu chứng nhẹ.
“Làm sao những người nhiễm bệnh có thể bị bệnh nặng một khi chính sách của ĐCSTQ thay đổi? Tình trạng này trong các bệnh viện không thể che giấu được. Các bác sĩ biết được bao nhiêu người bị bệnh nặng. Tình trạng này thực sự là một cái gì đó vượt ra ngoài phạm vi hiểu biết và khoa học của con người.”
Ông cho biết, “Ngay từ đầu chúng ta đã biết rằng loại virus này nhắm vào ĐCSTQ, vì vậy mới được gọi là virus Trung Cộng (ĐCSTQ). Virus này được gọi như vậy cách đây ba năm. Nhiều người không tin điều đó, và ĐCSTQ cũng phản đối điều đó.”
“Trên thực tế, đối với loại virus này, chúng ta thực sự không thể sử dụng kiến thức nhân loại hiện có của mình … để giải thích nó được. Ở một mức độ lớn hơn, chúng ta thực sự phải xem xét virus này từ một khía cạnh khác.”
Ông Hoành lưu ý nhiều người đã quan sát thấy rằng trước khi một triều đại thay đổi, một bệnh dịch luôn xuất hiện, và bệnh dịch đó sẽ biến mất sau sự thay đổi của một triều đại. Đây là một mô hình lịch sử.
Ông lấy ví dụ về sự sụp đổ của Đế chế La Mã. “Thực ra, bệnh dịch đa phần cho thấy sự thay đổi chế độ, nghĩa là chế độ đó không còn có thể duy trì được nữa. Trên thực tế, chính Chúa hoặc thế lực cao hơn sẽ từ bỏ chế độ này,” ông cho hay.
Ông Hoành tin rằng điều tương tự đang xảy ra ở Trung Quốc cộng sản. “ĐCSTQ cai trị Trung Quốc đã quá nhiều năm, đặc biệt là trong những thập niên gần đây, đảng này đã mắc nợ người dân Trung Quốc quá nhiều, và những tội lỗi mà họ đã gây ra là quá lớn. Vì vậy, nơi đó đầy nghiệp lực và oán than,” ông cho biết, đồng thời đề cập đến tín ngưỡng cổ xưa của người Trung Quốc rằng thiện ác hữu báo.
Ngài Lý Hồng Chí, người sáng lập môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công, đã viết trong một bài báo hồi tháng 03/2020: “Bản thân ôn dịch là do Thần an bài, là tất nhiên trong phát triển của lịch sử. Nhân tâm không tốt nữa thì sẽ tạo nghiệp, mắc bệnh, gặp nạn.”
“Nhưng mà ôn dịch “virus Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng,” ngài Lý viết. “Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải. Không tin thì hãy đợi xem.”
Trong bài báo trên, ngài Lý đề nghị mọi người “tam thoái,” hoặc “thật tâm niệm chân ngôn,” đề cập đến “Falun Dafa Hao; Zhen, Shan, Ren Hao,” có nghĩa là “Pháp Luân Đại Pháp là tốt; Chân, Thiện, Nhẫn là tốt.”
“Đó đều là linh đan diệu dược tốt nhất,” ngài Lý viết.
Bản tin có sự đóng góp của cô Lạc Á
Nhã Đan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times