Các tác phẩm văn học ngắn và phong thái thanh tao
Nét thanh lịch của văn học dường như dần trôi vào dĩ vãng trong thời đại ngày nay của chúng ta.
Giả sử chúng ta lấy một loạt các bài văn ngắn và khoác lên chúng những bộ trang phục phù hợp với từng phong cách riêng của mỗi loại.
Những tác phẩm [thuộc dạng] cung cấp thông tin – như viết về một bước đột phá trong khoa học, một sự kiện lịch sử, một bài phê bình về một vài tác giả hoặc tác phẩm văn học nào đó – nếu ta nhân cách hóa những tác phẩm này lên, thì chúng có thể khoác lên mình một chiếc áo khoác giản dị, chiếc quần tây, một chiếc áo sơ mi màu trơn cùng chiếc cà vạt. Nếu là một cây bút nữ, chúng ta có thể mong đợi tác phẩm văn chương của cô ấy sẽ mặc một chiếc váy, cùng với chiếc áo khoác phù hợp và đeo một chiếc mặt dây chuyền đơn giản thành vòng cổ. Những tác phẩm ngắn đó giống như được khoác bộ trang phục của những ông chủ ngân hàng, bác sĩ và luật sư.
Đối lập với những chuyến phiêu du trên trên trang sách tinh mỹ này là những bài viết công kích thường xuyên xuất hiện trên mạng. Những bài viết này bỏ qua mọi phong thái lễ độ, và dùng cách này cách khác để thốt lên những lời chói tai về các chủ đề chính trị và văn hóa. Nếu chúng ta ăn vận cho những lời lẽ sôi trào này, thì áo phông với những câu khẩu hiệu hoặc nắm đấm giơ cao, quần jean sờn rách, giày bốt chiến đấu và vòng tay da nạm đinh sẽ khá thích hợp. Đây là bộ phận chiến binh đường phố nổi loạn.
Tất cả các bài văn ngắn về chủ đề cá nhân mang tính gây shock chắc chắn sẽ phù hợp với trang phục đi biển (hoặc trong trang phục không được kín đáo lắm): Các tác giả là nam có thể hiện lên trong phong cách quần bơi bó sát, còn các tác giả nữ sẽ trong trang phục bikini dây. Các tác giả của những bài văn ngắn thường viết theo kiểu “để tất cả đi chơi,” giống như những người xuất hiện trong những bộ trang phục thiếu vải trên bãi cát ở bờ biển, để lại một chút không gian dành cho trí tưởng tượng, đôi khi để ghi công trạng của họ (nhưng lại thường là sự đáng xấu hổ của họ).
Các chuyên mục mang tính động viên [độc giả] có thể mặc bộ trang phục giống như của các huấn luyện viên ở trường trung học chúng ta vậy: áo thun polo, quần tây chất liệu nhẹ, giày chạy bộ và một chiếc còi quanh cổ. Những lời thúc giục và tư vấn của họ về các lựa chọn phong cách sống lành mạnh thường giống như mặc những trang phục giản dị để lấy được sự tin tưởng của chúng ta: phần cổ để hở, áo sơ mi hoặc áo khoác kín đáo, quần kaki và giày lười hoặc những đôi giày hơi sờn.
Điều này dẫn ta đến phòng khiêu vũ và các quán bar phục vụ cocktail về một bài văn ngắn đầy tính hùng biện.
Những phụ nữ học thức
Bộ suit nơ đen cổ điển cùng một ly martini sẽ phù hợp với những cuộc trao đổi dông dài của các quý ông hào hoa thuộc tầng lớp đầy tinh tế này. Các luận thuyết của quý cô sẽ được tô điểm bằng một chiếc váy dạ hội cho buổi tiệc tối hoặc một “chiếc váy đen ngắn đơn giản” phối cùng những món đồ trang sức lấp lánh và thậm chí là một chiếc vương miện để trông nổi bật hơn. Hãy liên tưởng đến Cary Grant trong phim “Notorious” hoặc Audrey Hepburn trong phim “Bữa sáng ở Tiffany’s.”
Trong trường hợp này, mọi thuật hùng biện đều ngang bằng với sự thanh lịch.
Những tác phẩm ngắn này thuộc cái từng được gọi là văn hóa “trí thức.” Họ thông minh, sắc sảo trong lựa chọn từ ngữ và sử dụng các kỹ năng văn học, trí tuệ sắc bén như một thanh kiếm, và thường xuyên hài hước nhưng không bao giờ nhàm chán.
Hãy cùng gặp gỡ ba nhà văn nữ thuộc phong cách Audrey Hepburn và khám phá xem phong thái văn chương của họ tỏa sáng và lấp lánh như thế nào. Chúng ta có thể tìm ra những người đàn ông phù hợp với thể loại này vào một ngày nào đó, nhưng hiện tại xét theo phong cách dịu dàng thanh nhã, hãy ưu tiên cho người phụ nữ trước.
Nữ hoàng của lễ nghi
Cách đây nhiều năm, khi tôi thỉnh thoảng viết các bài cho một tạp chí bảo thủ và muốn áp dụng một giọng điệu sắc lẻm nhưng có phần răn dạy, tôi thường xuyên tìm đến một trong những cuốn sách về cách cư xử của Judith Martin để lấy cảm hứng. Bà Martin (1938 – nay), hay được biết đến với cái tên Miss Manners (Tạm dịch: “Quý bà Lễ nghi”), là người đã cung cấp gia vị và nước sốt nóng hổi cần thiết cho bài văn xuôi của tôi. Những cuốn sách của bà Martin, một số lượng lớn bài viết trong đó là kết quả của nhiều năm ròng phục vụ cho chuyên mục tư vấn của các tờ báo. Đây chỉ là một ví dụ từ những bài tổng hợp này, được trích từ quyển “Hướng dẫn của Quý bà Lễ Nghi cho bước-ngoặt thiên-niên-kỷ”:
“Ngay cả với những người quen biết, sự biến chất trong phong cách bắt tay kiểu thân mật và đứng đắn của người Mỹ lại trở thành những nụ hôn xã giao lăng nhăng khiến Quý bà Lễ Nghi phản cảm. Đó là bởi vì hành động cố tỏ ra thân mật ấy lại đầy giả tạo. Tuy nhiên, là một người hay nhún nhường trước các quy tắc đã được công nhận, thay vì ra vẻ kiêng kị, trong những dịp sau đó, bà đã phải chịu đựng một cái ôm tại nơi công cộng từ vị quý ông nọ, mà không một chút phản kháng, ngụ ý cho những người đang nhìn vào biết rằng họ là những người bạn cũ của nhau, mặc dù thực tế là họ chỉ mới biết nhau từ vài phút trước đó.”
Bạn hãy để ý các từ ngữ được chọn lọc kỹ càng, những dấu câu chính xác và hình thức [được sử dụng]. Hãy chú ý đến giọng điệu hơi theo lối cổ trong câu thứ hai, rất nhiều mệnh đề trong đó đã vi phạm các quy tắc chuẩn mực về sự gãy gọn đề cập trong các sách hướng dẫn văn phong báo chí và viết lách.
Nói tóm lại, văn chương của quý bà Martin cũng đầy nghiêm nghị và tuyệt hảo giống như lời khuyên của bà về cách cư xử và phép xã giao vậy.
Nữ hoàng của lễ nghi có một phong cách [hành văn] nghiêm nghị nhưng giàu tính hùng biện, lối văn này được thể hiện trong cuốn sách của bà vẫn phù hợp với thời đại hiện nay.
Phong cách kiệm lời
Ngài Alice Thomas Ellis (1932–2005), một nhà văn học người Anh, là tác giả của một số tiểu thuyết được công chúng và giới phê bình đón nhận nồng nhiệt, và những cuốn tiểu thuyết này đến hiện này vẫn còn thu hút độc giả. Chuyên mục “Cuộc sống tại gia” mà bà đã viết cho tạp chí “The Spectator” sau đó đã được tổng hợp thành bốn tập (tôi hiện có ba trong số bốn tập này), nhưng chúng không còn được xuất bản nữa.
Như ngụ ý trong tiêu đề của bài viết, những tác phẩm văn học ngắn này [xoay quanh các hành xử liên quan] đến cuộc sống và gia đình bà. Mặc dù chủ đề không giống nhau, một số quan sát của bà có vẻ chẳng mấy giá trị, trong khi số khác lại rất sâu sắc. Phong cách văn chương của Bà Ellis tặng cho người đọc một điệu sáo vang vang sau [khi đã thưởng thức] một ly rượu champagne hảo hạng. Ngọng nghịu, lập dị và hài hước khô khan, những chuyến hành trình văn chương của bà thường mang đến cho khán giả nụ cười và những cái gật gù công nhận.
Ví dụ, trong bài văn ngắn “Hãy uống đi”, bà mô tả việc đưa một trong những đứa con của mình đến bác sĩ để khám mụn cóc,” một chứng bệnh mà tôi chưa hề biết đến. Dù vẫn đang điều trị cho đứa trẻ, bác sĩ nhận thấy rằng Bà Ellis không vui, phát hiện ra bà đang “chịu đựng cảnh mất đi người thân” và tốt bụng kê cho bà một số viên thuốc để uống. Và bà đã uống những viên thuốc này.
“Một tuần sau đó, tôi không thể đọc được báo, miệng khô khốc như bánh quy dành cho cún, và mỗi khi đứng dậy tôi đều ngã nhào. Rượu vodka chưa bao giờ làm tôi ra nông nỗi đó.”
Xin lưu ý rằng Bà Ellis không đưa ra lời giải thích nào về “mụn cóc,” một dạng mụn cơm, trong khi “nỗi đau mất người thân” của bà [thì độc giả] có thể liên hệ đến sự ra đi của người con trai 19 tuổi của bà trong một tai nạn rơi từ mái nhà xuống. Trong tất cả các truyện ngắn này, bà luôn ôm giữ những gã đàn ông của mình trước ngực, khi muốn, bà chia sẻ với độc giả, nhưng không bao giờ tiết lộ những chi tiết đau đớn hoặc đắm chìm vào cảm xúc ủy mị.
Sự tiết chế của Quý bà Ellis là một điểm đáng ghi nhận nữa của một nhà văn viết luận ngắn đầy thanh lịch.
Con đường cao tốc dẫn đến những điều đã quen
Nhà văn Anne Fadiman bày tỏ hy vọng trong lời giới thiệu cho quyển sách “At Large and At Small” (Tạm dịch: Khi to lớn và khi nhỏ bé”) rằng bà có thể giúp hồi sinh thể loại văn ngắn vốn đã quen thuộc. “Độc giả ngày nay phải đọc rất nhiều bài viết chỉ trích (với nhiều lý trí hơn tình cảm) và nhiều bài luận cá nhân – rất cá nhân – (với nhiều tình cảm tim hơn lý trí), nhưng lại có rất ít những bài văn ngắn đã quen thuộc (với thước đo cả hai là ngang nhau).”
Và trong cuốn sách này, Quý bà Fadiman mang đến cho độc giả 12 tác phẩm song hành cùng thể loại này với các tựa đề như “Lá thư, “Thần Procrustes và những cuộc chiến văn hóa,” và “Kem.” Bà đã thổi cái nhìn uyên bác vào những tác phẩm này bằng kiến thức sâu rộng về văn học cổ điển. Với bảng màu tươi sáng, bà tô màu cho văn chương của mình bằng nét dí dỏm, những trải nghiệm cá nhân và các ví dụ lịch sử.
Hãy cùng suy ngẫm câu văn sau, được trích từ đoạn đầu tiên của tác phẩm “Cà phê.” Sau khi kể cho chúng ta về việc chia sẻ cà phê với bạn bè khi còn là sinh viên năm thứ hai đại học, bà đã tiếp lời với câu văn trang nhã này, mặc dù dài nhưng vẫn rất đáng để được viết đầy đủ ở đây:
“Mặc dù cà phê đã được đóng hộp; mặc dù sữa đã được lấy trộm từ phòng ăn và làm lạnh trên bệ cửa sổ phòng ký túc xá của bạn tôi, ở đó, nó đã bị pha loãng bởi tuyết và bị lẫn muội than; mặc dù cái bếp điện bẩn đến đóng váng của Alex trông như có thể làm chúng tôi bị điện giật bất cứ lúc nào; và mặc dù chúng tôi đã rửa “batterie de cuisine” (bộ đồ nấu bếp) của mình trong bồn rửa mặt phòng tắm và để nó tự khô trên chồng khăn giấy cạnh nhà vệ sinh — và mặc dù, ngắn gọi mà nói, là Dunster F-13 không hẳn là nhà bếp của Escoffier, chúng tôi đều xem nghi thức uống cà phê hàng đêm của mình là một phong thái đỉnh cao và một sự tao nhã tột bậc.”
Một lần nữa, chúng ta có một nhà văn đang giả sử người đọc đủ thông minh để hiểu tiếng Pháp và nhận ra rằng Dunster F-13 là một phòng ký túc xá, một phụ nữ với cảm thức hoàn hảo về nhịp và điệu trong các câu văn, người luôn coi trọng sự hóm hỉnh, và người mà trong phần còn lại của bài văn ngắn này, đã kết hợp những chi tiết như lịch sử ngắn gọn về các quán cà phê đầu tiên của London và tác dụng hóa học của caffein trong những cuộc giao thiệp cá nhân giữa bà và cà phê.
Giống như thói quen uống cà phê hàng đêm của bà từ thời đại học, bài văn của bà Fadiman “là một phong thái đỉnh cao và một sự tao nhã tột bậc.”
Lời khen ngợi
Mặc dù tôi thích đọc nhiều thể loại văn học ngắn, nhưng những cây bút của câu chữ tài hoa này khiến đã níu chân tôi lại. Phải thú thật rằng, tôi phải cúi đầu khâm phục trước tài năng của họ. Nếu tôi quay trở lại với những so sánh và ẩn dụ như đã giới thiệu ở phần đầu bài viết, và nếu văn của tôi trở nên kín cổng cao tường trong bộ trang phục gồm một chiếc áo len bị giãn sau quá trình sử dụng với vài lỗ khâu, quần kaki nhăn nhúm và đôi giày vải – tôi có thể quỳ gối để bày tỏ lòng kính trọng đối với bậc cao nhân vạn trượng này và cam kết trở thành một độc giả trung thành của họ bằng tấm lòng thành của mình.
Trong thời đại hiện nay của chúng ta, nét thanh lịch dường như đã lui về sống đời hưu trí, có lẽ đó là một thương binh của sự thoải mái vô độ đã trở thành một phần trong nền văn hóa chúng ta. Tuy nhiên, trong các tác phẩm của mình, các Quý bà Martin, Ellis và Fadiman nhắc nhở chúng ta về vẻ đẹp và sự duyên dáng thanh lịch đích thực của văn chương. Họ cũng thì thầm với chúng ta một cách tinh tế rằng, sự thanh lịch, nét đẹp và sự duyên dáng này có thể là của chúng ta, nếu ta mở lòng yêu cầu.
Ông Jeff Minick có bốn người con và rất nhiều cháu đang ở tuổi lớn. Trong 20 năm, ông đã dạy lịch sử, văn học, và ngôn ngữ Latin cho các học sinh tại Asheville, Bắc Carolina. Ông là tác giả của hai cuốn tiểu thuyết có nhan đề “Amanda Bell” và “Dust On Their Wings,” và hai tác phẩm hiện thực có nhan đề “Learning As I Go” and “Movies Make The Man.” Hiện tại, ông sống và làm việc tại Front Royal, Virginia. Quý vị có thể theo dõi ông tại trang JeffMinick.com.