Các nhà lập pháp chất vấn các ngân hàng lớn về mối liên hệ của của họ với Trung Quốc
Hôm thứ Tư (21/09), các nhà lãnh đạo của các ngân hàng lớn nhất quốc gia đã được dò xét kỹ lưỡng khi các nhà lập pháp tìm cách khẳng định một quan điểm cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ.
Việc Đài Loan tiếp tục độc lập và hành vi bị cáo buộc là tội ác diệt chủng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Tân Cương là những vấn đề chính được thảo luận.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ, Dân biểu Blaine Luetkemeyer (Cộng Hòa-Missouri) đã hỏi các giám đốc điều hành ngân hàng về cách các tổ chức của họ sẽ ứng phó với cuộc xâm lược Đài Loan của ĐCSTQ.
Giám đốc điều hành Bank of America Brian Moynihan cho biết: “Chúng tôi sẽ tuân theo hướng dẫn của chính phủ, vốn đã có hàng chục năm làm việc với Trung Quốc.”
“Nếu họ thay đổi quan điểm đó, chúng tôi sẽ ngay lập tức thay đổi theo, như chúng tôi đã làm ở Nga.”
Các Giám đốc điều hành đến từ JPMorgan Chase và Citigroup đồng ý với tuyên bố của ông Moynihan và nói rằng các tổ chức của họ sẽ tuân theo chỉ dẫn của chính phủ nếu họ thay đổi.
Cuộc dò xét kỹ lưỡng này đã nhấn mạnh những thách thức mà các tổ chức tài chính lớn nhất quốc gia phải đối mặt trong một thời đại được đặc trưng bởi sự cạnh tranh quyền lực lớn và áp lực của các nhà hoạt động gia tăng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Điều đó cũng nhấn mạnh những lợi ích kinh doanh lâu đời mà những ngân hàng này có ở Trung Quốc và khả năng hiện diện mong manh của họ ở đó.
Cả Citigroup và JPMorgan đều đã hoạt động ở Trung Quốc lâu hơn sự tồn tại của ĐCSTQ, trong đó Citigroup thiết lập sự hiện diện ở đó vào năm 1902 và JPMorgan vào năm 1921. ĐCSTQ, được thành lập vào năm 1921, nhưng đến tận năm 1949 mới giành được quyền cai trị đất nước.
Kể từ đó, mối liên hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trở nên căng thẳng vì cả hai bên đều tuyên bố là người thừa kế hợp pháp hòn đảo này.
Những quan điểm đối lập gần đây giữa ĐCSTQ, Đài Loan, và Hoa Kỳ về việc Đài Loan tiếp tục độc lập trên thực tế chỉ làm gia tăng căng thẳng này, và làm dấy lên lo ngại rằng ĐCSTQ có thể phát động một cuộc xâm lược quân sự vào hòn đảo này.
Như vậy sẽ là một vấn đề lớn đối với nhiều đại tập đoàn ở Wall Street, nhất là những công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc trong những năm gần đây ngay cả khi giới lãnh đạo ĐCSTQ đang tìm cách khẳng định quyền kiểm soát chưa từng có đối với nền kinh tế của đất nước.
Để đạt được điều đó, ông Luetkemeyer đã hỏi Giám đốc điều hành Citigroup Jane Fraser rằng Citigroup sẽ làm gì nếu chiến sự Đài Loan nổ ra.
Bà Fraser nói: “Đó là một câu hỏi giả định. Rất có thể chúng tôi sẽ giảm bớt sự hiện diện.”
Sau đó, Dân biểu Lance Gooden (Cộng Hòa-Texas) hỏi rằng liệu bà có lên án vô vàn những vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc hay không, bà Fraser chần chừ một hồi, có lẽ đây là một dấu hiệu cho thấy sự dè dặt chung của rất nhiều tập đoàn về việc chọc giận ĐCSTQ.
Bản tin có sự đóng góp của Reuters
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times