Các học viên Pháp Luân Công được mời đến dạy các bài công pháp tại Đại học VNSG ở Ấn Độ
Hôm 08/06, các học viên Pháp Luân Công đã được mời đến Đại học Veer Narmad South Gujrat (VNSG), Surat, Ấn Độ, để tổ chức dạy công pháp tình nguyện. Hoạt động này đã được các giáo viên và sinh viên hoan nghênh.
Đại học VNSG là một thị trấn đại học với các sinh viên đến từ Surat, Navsari, Valsad, Narmada, Dhanas, Bharuch, Tapi, Daman, Lãnh thổ Liên minh Dadra, và Nagar Haveli. Ngôi trường này có hơn 3,000 sinh viên theo học.
Minh Huệ Net đưa tin rằng, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức sự kiện này theo lời mời của ông Rameshdan C. Ghadvi, Hiệu trưởng trường VNSG. Có khoảng một trăm giáo viên và sinh viên đã tham gia sự kiện. Khi sự kiện kết thúc, rất nhiều người hy vọng sẽ tiếp tục học và tu luyện Pháp Luân Công trong tương lai.
Giáo viên và sinh viên tìm hiểu Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công từ Surat, Mumbai, và Bangalore ở Ấn Độ đã tham gia sự kiện này.
Đầu tiên, họ giới thiệu với các giáo viên và sinh viên trong khoảng một tiếng về những lợi ích của việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sự phổ biến và được công nhận của Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới, cũng như sự thật về cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Pháp Luân Đại Pháp còn được gọi là Pháp Luân Công, là Đại Pháp tu luyện thượng thừa của Phật gia do Đại Sư Lý Hồng Chí sáng lập, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ là “chân, thiện, và nhẫn” làm chỉ đạo căn bản, chiểu theo nguyên lý diễn hóa của vũ trụ để tu luyện. Vào ngày 13/05/1992, Đại Sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên công khai truyền thụ Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng. Chỉ trong vài năm, pháp môn này đã thu hút hơn 100 triệu người tu luyện, xuất hiện vô số kỳ tích chữa bệnh khỏe người, nâng cao đạo đức. Tất cả các bài công pháp và tài liệu giảng dạy của Pháp Luân Đại Pháp đều có thể được tải xuống miễn phí từ Internet.
Vào năm 1999, vì lo sợ số lượng học viên Pháp Luân Công đông hơn số đảng viên cộng sản, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã sử dụng mọi nguồn lực của nhà nước để phát động một cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công. Để tạo ra cái cớ cho cuộc bức hại, ĐCSTQ đã tung tin đồn và vu khống, sau đó là bắt giữ, kết án, và tra tấn phi pháp, thậm chí còn thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống. Để cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tu luyện, ĐCSTQ đưa ra chính sách đàn áp là “bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể, và vắt kiệt tài chính.” Chính sách này vẫn đang được tiếp tục thực hiện cho đến ngày nay.
Một học viên Pháp Luân Công đã nói với các giáo viên và sinh viên tham gia sự kiện rằng ĐCSTQ sử dụng dối trá, lừa dối, và bạo lực để duy trì sự cai trị của mình, nhưng việc tu luyện Pháp Luân Công là dựa trên “chân, thiện, và nhẫn.” Tư tưởng vô thần của ĐCSTQ trái ngược với giá trị quan của Pháp Luân Công, do đó họ bắt đầu trấn áp tàn bạo.
Rất nhiều người tham gia đã bày tỏ sự cảm thông và ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Sự ủng hộ từ ban tổ chức và người tham gia
Các học viên Pháp Luân Công đã biểu diễn năm bài công pháp trên sân khấu. Những người tham gia ở dưới chỗ ngồi chăm chú lắng nghe. Họ đã học bài công pháp thứ hai “Pháp Luân Trang Pháp” và bài công pháp thứ ba “Quán Thông Lưỡng Cực Pháp” trong tiếng nhạc luyện công nhẹ nhàng vang vọng khắp giảng đường. Những người tham gia đã đáp lại bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Ông Rameshdan C Ghadvi, Hiệu trưởng Đại học VNSG, cũng đã tham gia lớp hồng Pháp. Ông cho biết môn tu luyện Pháp Luân Công “vô cùng tuyệt vời.” Ông hy vọng nhiều người hơn nữa có thể hiểu được Pháp Luân Công. Các học viên đã tặng một bộ sách Pháp Luân Đại Pháp cho thư viện trường, và ông Rameshdan lập tức đọc ngay sau khi nhận được sách.
Sau khi sự kiện kết thúc, tất cả giáo viên và sinh viên có mặt đều nhận được tờ rơi giới thiệu Đại Pháp do các học viên Pháp Luân Công tặng. Một nhân viên của trường muốn quảng bá Pháp Luân Đại Pháp trong cộng đồng của mình và tập hợp những người muốn học môn tu luyện này lại với nhau. Một số người còn lưu thông tin liên lạc của các học viên Pháp Luân Công ở địa phương để có thể liên lạc với họ trong tương lai và tổ chức thêm các lớp hồng Pháp.
Pháp Luân Công hồng truyền khắp Ấn Độ
Ấn Độ là một đất nước cổ xưa, chứa đựng di sản văn hóa hàng ngàn năm và là nơi sản sinh ra văn hóa Phật Giáo. Ở một vùng đất mà việc khám phá truyền thống tâm linh đã cắm rễ như vậy, Pháp Luân Công được rất nhiều người tại đất nước này hoan nghênh.
Theo báo cáo trên Minh Huệ Net, từ năm 2000 đã có người Ấn Độ ở New Delhi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Vào tháng 06/2001, tờ “Tin tức Quốc gia” của Ấn Độ đã giới thiệu Pháp Luân Công cho người dân nước này. Vào ngày 30/12 cùng năm, tờ Deccan Herald của Ấn Độ đã đăng một bài báo giới thiệu rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện đang bắt đầu trở nên phổ biến ở Ấn Độ.
Vào tháng 02/2003, Ấn Độ đã công khai phát hành cuốn sách “Pháp Luân Công” bằng tiếng Hindi. Đây là tác phẩm chính của Đại Sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công. Cuốn sách này hiện đã được dịch sang 48 thứ tiếng và phát hành trên khắp thế giới. Hiện tại, “Chuyển Pháp Luân” và “Pháp Luân Công” đã được dịch sang sáu ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, bao gồm cả tiếng Malayalam.
Vào tháng 05/2003, The Times of India, tờ báo tiếng Anh có số lượng phát hành lớn nhất ở Ấn Độ, đã đưa tin về việc Pháp Luân Công truyền vào Ấn Độ với tiêu đề “Làn sóng Pháp Luân Công lan đến bờ biển Ấn Độ” (Falun Gong wave reaches Indian shores). Vào ngày 20/01/2004, tờ báo này đã đăng bài với tiêu đề “Một sự say mê về thiền định Pháp Luân Đại Pháp” (A fancy for Falun Dafa meditation), nói rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện tâm linh với năm bài công pháp đơn giản, tuân theo nguyên lý “chân, thiện, và nhẫn,” đồng thời nâng cao thể chất, tâm hồn, và giảm bớt căng thẳng.
Vào tháng 09/2004, Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Ấn Độ đã được thành lập tại Mumbai, trở thành một tổ chức hợp pháp được chính phủ công nhận.
Năm 2009, Bengaluru là khu vực có số lượng học viên Pháp Luân Công lớn nhất ở Ấn Độ. Vào thời điểm đó, hơn 80 trường học có giáo viên và học sinh tập Pháp Luân Công.
Trong những năm qua, dựa vào phương thức “người truyền người, tâm truyền tâm,” rất nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ đều đã có điểm luyện công Pháp Luân Đại Pháp. Ngày nay, mọi tầng lớp xã hội ở Ấn Độ đều có người tu luyện Pháp Luân Công.