Các chiến lược kinh tế thất bại của Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái vì các chiến lược kinh tế của quốc gia này đang thất bại. Con đường dành cho cộng sản là như thế.
Chiến lược kinh tế chính của Bắc Kinh là khôi phục quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế với phương Tây, đặc biệt là với châu Âu. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xem Brussels là mềm mỏng hơn so với Hoa Thịnh Đốn, nhận thức này là đúng ngay cả khi Ủy ban Âu Châu hồi tháng trước đã ban hành chính sách nhằm “giảm thiểu rủi ro” cho chuỗi cung ứng của châu Âu đối với Trung Quốc và hạn chế xuất cảng các công nghệ quân sự nhạy cảm sang Trung Quốc.
Hôm 15/07, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã yêu cầu Liên minh Âu Châu “làm rõ” “quan hệ đối tác chiến lược” với Trung Quốc, vốn đã được đồng thuận vào năm 2003. Mối quan hệ này đã đặc biệt căng thẳng kể từ năm 2019 khi EU chính thức công nhận Trung Quốc là một “đối thủ kinh tế” và “đối thủ có hệ thống” vì Bắc Kinh ủng hộ sự hiếu chiến của Moscow, chưa kể đến sự ưa chuộng lớn hơn của họ đối với chủ nghĩa cộng sản và chế độ độc tài so với các nền dân chủ thị trường.
Ông Vương đã sử dụng giọng điệu nghiêm nghị thường thấy của mình để đáp lại, nói rằng quan hệ đối tác Trung Quốc-EU “không nên bị dao động.” Tuy nhiên, mối bang giao này khó có thể cải thiện nếu Bắc Kinh không tuân thủ tốt hơn đáng kể các quyền con người và luật pháp quốc tế. Điều đó khó có thể xảy ra do những tham vọng bá quyền của ĐCSTQ. Các chiến lược đồng hóa về mặt văn hóa của Bắc Kinh — đến mức diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và các học viên Pháp Luân Công — càng không giúp cải thiện tình hình mà còn khiến cho sự việc tệ hại hơn.
Thứ hai, Bắc Kinh được cho là đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc bằng cách định hướng lại sản xuất theo tiêu dùng trong nước thay vì tiêu dùng quốc tế. Định hướng này có thể gồm có các yếu tố chi tiêu kích cầu lớn hơn, gồm cả trong lĩnh vực địa ốc đang xuống dốc. Trung Quốc cũng đang kéo nền kinh tế của họ đi xuống với quá nhiều tuyến đường sắt cao tốc chở khách kém hiệu quả. Thị trường ảm đạm trong các thành phố ma và các chuyến tàu trống là một triệu chứng, chứ không phải là một nguyên nhân, của tình trạng bất ổn kinh tế nói chung hơn và chính quyền chuyển hướng từ thúc đẩy kích thích sang sản xuất kém hiệu quả. Kích thích chi tiêu đã bị lạm dụng quá mức ở Trung Quốc và tỷ lệ nợ trên GDP của họ, gồm cả nợ ẩn, là một con số hết sức lớn (300%).
Thêm vào đó, dân số giàu có hơn trong lịch sử đã tìm cách dân chủ hóa. Dân chủ hoá đã là niềm hy vọng lớn lao không được hồi đáp lại của phương Tây khi chấp nhận tham gia hoạt động kinh tế với các nhà độc tài, cho rằng nhờ sự can dự này mà có thể dân chủ hóa họ. Trong trường hợp của Trung Quốc, sự can dự đã có tác dụng ngược lại, làm gia tăng sức mạnh kinh tế và tiếp thêm dũng khí cho một đối thủ, nếu không muốn nói là một kẻ thù.
Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn xem tài sản cá nhân của công dân mình là một mối đe dọa. Những công dân giàu có ít phụ thuộc vào Đảng hơn và có nhiều khả năng tìm kiếm những cải thiện cho cuộc sống của họ ngoài những điều căn bản như thực phẩm để ăn, mái nhà để ở, và sự chăm sóc sức khỏe. Họ có thể muốn nhiều hơn trong cuộc sống, như các quyền tự do gắn liền với các nền dân chủ theo truyền thống.
Quyền tự do ngôn luận và quyền bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử thực sự để bầu ra các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ sẽ kết thúc ông Tập Cận Bình và phần còn lại của ĐCSTQ một cách nhanh chóng và hiệu quả, giống như những gì đã diễn ra ở Liên Xô cũ. Vì vậy, Bắc Kinh từ chối những quyền tự do này, và sự giàu có tư nhân vốn khiến dân chủ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Thay vào đó, ĐCSTQ tìm cách loại bỏ toàn bộ của cải tư nhân ở ngoài và phần vượt lên nhu cầu tăng trưởng kinh tế cần thiết cho sự điều động để mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của mình ra ngoại quốc. Hành động này của họ đã dẫn đến sự kém hiệu quả về kinh tế trong nước.
Thứ ba, Bắc Kinh tìm cách tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và, thông qua đó, gây ảnh hưởng kinh tế hoặc thậm chí kiểm soát đối với các quốc gia ngoại quốc Đông Nam Á ở khu vực lân cận. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lạm dụng các mối bang giao của mình ở Đông Nam Á trong nhiều thập niên, chẳng hạn như thực hiện các cuộc tấn công quân sự đối với các lực lượng Việt Nam vào năm 1973, 1979, và 1988, và xâm chiếm các đảo của Philippines vào năm 1994 và 2012. Còn rất ít quốc gia ở Đông Nam Á thực sự tin tưởng Bắc Kinh. Mặc dù họ sẽ giao dịch với Trung Quốc — kể cả cho phép Bắc Kinh sử dụng lãnh thổ của họ để trung chuyển hàng hóa đến những nơi như Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu — nhưng họ sẽ không tin tưởng ĐCSTQ đến mức cho phép nhà cầm quyền này có nhiều ảnh hưởng chính trị hơn ở quốc gia của họ.
Chuyên gia về Trung Quốc Gordon G. Chang lập luận trên tờ The Hill hôm 21/07 rằng với nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc, ông Tập có hai lựa chọn rõ ràng. Ông Chang viết, “Ông ấy có thể để cho các lực lượng kinh tế đi theo tiến trình của các lực lượng này và hạ bệ hệ thống chính trị Trung Quốc, vốn phụ thuộc vào việc mang lại sự thịnh vượng làm cơ sở chủ yếu cho tính hợp pháp, hoặc ông ấy có thể kích động tư tưởng bài ngoại và chủ nghĩa dân tộc bằng cách gây ra một cuộc xung đột với Hoa Kỳ hoặc các nạn nhân khác.”
Việc ông Tập thường xuyên vận động tinh thần chiến đấu trong các bài diễn thuyết trong nhiều năm, bao gồm cả trước các sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân, và báo cáo kế hoạch xâm chiếm Đài Loan trong vòng vài năm chứ không phải vài thập niên, cho thấy rằng ít nhất ông Tập đang xem xét lựa chọn thứ hai.
Ông Chang viết: “Lãnh đạo Trung Quốc đang huy động toàn xã hội cho chiến tranh,” Một cuộc xung đột là điều mà ông ta đã lên kế hoạch từ lâu.”
Có điểm sáng trong những đám mây bão đến từ Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc đang bỏ phiếu bằng chân, đó là cách duy nhất để họ có thể bỏ phiếu. Họ đang rời khỏi Trung Quốc với số lượng hàng trăm ngàn người mỗi năm.
Trong năm 2022, hơn 350,000 công dân Trung Quốc đã may mắn thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ thông qua di cư. Điều đó là tốt cho họ và thế giới nếu như họ đóng góp về mặt kinh tế, văn hóa, và chính trị cho các quốc gia mới của họ, mà nhiều quốc gia trong số đó là các nền dân chủ. Sự di cư này cũng tước đi trí tuệ, nguồn nhân lực, và các khoản đầu tư sẵn có cho ĐCSTQ mà những công dân Trung Quốc này có thể mang theo. Đôi khi, việc lấy của cải tư nhân ra khỏi chế độ độc tài cộng sản đòi hỏi phải có phép kế toán sáng tạo, vốn nên nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ các nền dân chủ nhưng lại thường là không.
Hy vọng rằng, giống như những người Nga và Việt Nam di cư và tị nạn khỏi chủ nghĩa cộng sản trong nhiều thập niên trước, những người Trung Quốc mới di cư của chúng ta sẽ bổ sung thêm lý lẽ và kinh nghiệm ở các quốc gia trên thế giới đang tìm cách chống lại chủ nghĩa toàn trị, kể cả chủ nghĩa cộng sản.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times