Bình phẩm sách ‘Cậu Bé Rừng Xanh’ của tác giả Rudyard Kipling
Bởi sự thú vị và thông thái, “The Jungle Book” (với nhan đề tiếng Việt quen thuộc là ‘Cậu Bé Rừng Xanh’ có thể là cuốn sách tốt nhất cho bạn và các con của bạn.
Bạn đang tìm kiếm một quyển sách hay và thú vị trong hè này để thắp lên những ngày tươi đẹp của tuổi trẻ? Hay có thể là để đọc cho trẻ vào những đêm hè muộn? Dường như không có quyển sách nào cho bạn và cho các em tốt hơn “The Jungle Book” bởi những điều kỳ lạ và thông thái mà tác phẩm này đem tới.
Bộ sưu tập những truyện nổi tiếng của Rudyard Kipling có tên “The Jungle Book” là một chuyến hành trình tinh thần và thú vị với những khoảnh khắc vô cùng hấp dẫn, vừa gợi lên vừa lưu giữ ý nghĩa của việc trở thành con người trong một vùng hoang dã giữa muôn loài — nghĩa là có được vị thế và quyền làm chủ.
Bộ sưu tập những câu chuyện tò mò và hấp dẫn về vương quốc động vật và vị vua của các loài động vật tìm cách chỉ ra vị trí mà các loài vật lớn nhỏ thuộc về thế giới rộng lớn và hoang dã.
Thế giới của các loài hổ, hải cẩu, voi… và con người
Cậu bé Mowgli là người được bầy sói nuôi dưỡng trong một khu rừng ở Ấn Độ, lớn lên để tìm hiểu vị trí của mình trước tiên trong đàn, sau đó là trong ngôi làng của con người, và cuối cùng là vượt qua con hổ đáng sợ Shere Khan.
Trong khi các tập truyện về Mowgli là nổi tiếng nhất, thật đáng tiếc khi bỏ rơi chú hải cẩu trắng Kotick, đã cứu đồng loại của mình khỏi những thợ săn ở Biển Bering; hay chú cầy mangut Rikki-Tikki-Tavi, đã bảo vệ một gia đình người Anh khỏi một cặp rắn hổ mang; hay Toomai of the Elephants, một người điều khiển voi trẻ tuổi, bằng lòng tốt của mình, đã khám phá ra vũ điệu bí ẩn của những con thú đang ì ạch đó.
“The Jungle Book” chứa đầy những câu chuyện muông thú có mục đích và niềm vui ở những vùng đất xa xôi. Quyển truyện giống như một khu rừng hơn là một cuốn sách, và niềm vui trong những câu chuyện là sự hân hoan của những điều hoang dã cùng với chủ quyền cao cả và đáng sợ của con người – điều hoang dã nhất trên tất cả mọi thứ. Như cái cách mà Mowgli thể hiện, chỉ với cái nhìn chằm chằm của anh ta đủ khiến cho các loài vật phải run sợ khi gặp.
Một viễn cảnh cũ kỹ nhưng trường tồn
Một điều cần thận trọng trong “The Jungle Book:” tác giả Kipling thường bị chỉ trích vì xoáy sâu vào điều mà ông gọi là chủ nghĩa yêu nước (hay chúng ta thường gọi là chủ nghĩa đế quốc,) và các chế độ đẳng cấp ảnh hưởng đến những câu chuyện của ông. Điều khác biệt là họ không hống hách.
Sự hiện diện Anh ngữ ở Ấn Độ, Phi châu và Afghanistan, cho dù trong gia đình như truyện “Rikki-Tikki-Tavi” hay trong các đơn vị quân đội như chương cuối truyện “Những người hầu của Nữ hoàng,” không được thể hiện như là một cuộc xâm lược về chủng tộc hoặc ý thức hệ, mà chỉ là một vấn đề đơn giản và được chấp nhận về công việc.
Các tình tiết câu chuyện mang một thái độ thực tế hơn là cố ý xem thường, tạo ra sự hấp dẫn theo thứ bậc giúp tổ chức vương quốc động vật với một cách thức giống như hợp tác hơn là cạnh tranh – như một chuỗi thức ăn. Từ những con vật đi lảng vảng trong những khu rừng rậm rạp đến những con vật diễu hành trong trại quân đội Anh, bí mật tuyệt vời của khu rừng là có một luật rừng “không bao giờ ra lệnh cho bất cứ điều gì mà không có lý do chính đáng”.
Một quyển sách dành cho mọi lứa tuổi
“The Jungle Book” được độc giả lớn tuổi và trẻ tuổi yêu thích nguồn năng lượng mà người trẻ có thể liên hệ vào cuộc sống và người già có thể chiêm nghiệm. Những cuộc phiêu lưu của Mowgli rất ly kỳ đối với trẻ em và gợi nhớ lại những nghi thức trong quá trình trưởng thành đối với người lớn.
Chú hải cẩu Kotick nghịch ngợm phải nhận một nhiệm vụ nguy hiểm để giải cứu gia đình mình. Rikki-Tikki-Tavi tìm lại bản năng cổ xưa để chống lại kẻ thù loài rắn của mình để bảo tồn cuộc sống mới trong vườn ươm. Cậu bé Mowgli phải sử dụng kiến thức tích lũy được thời hoang dại lúc nhỏ để trở thành một người đàn ông có trách nhiệm và giải cứu cộng đồng loài người khỏi sự đe dọa của con hổ.
Về văn phong, những câu chuyện của Kipling được kể lại với hình thức khiến độc giả đắm chìm với giọng điệu cổ kính nhưng sống động. Kỹ năng kể chuyện của Kipling khiến “The Jungle Book” trở thành một chuyến phiêu lưu hấp dẫn, làm rực sáng một dấu vết xuyên qua bầy thú với sức sống và sự mãnh liệt trong mỗi hành động hơn bất cứ thứ gì có thể thấy ở một chuyến tham quan vườn thú buồn tẻ.
Có một khu rừng ở đây
Sự thu hút và tình yêu với động vật là bản năng của con người, bắt nguồn từ những khu rừng cổ xưa được di truyền trong chúng ta, vang vọng qua các thời đại quá khứ khi con người trần truồng bước đi và không sợ hãi với những con thú. Niềm đam mê như trẻ thơ với vương quốc động vật có thể là dấu tích của thời kỳ con người thuở ban sơ, bước đi trong Vườn Địa Đàng với tư cách là vua của muôn loài. Phần lớn di sản đã thất lạc như tính ngây thơ được gợi nhớ và trân trọng trong văn học, đã giúp kết nối con người với các loài động vật thông qua những cuộc phiêu lưu được nhân tính hóa và giàu trí tưởng tượng.
“The Jungle Book” là cuốn sách đứng đầu trong nhóm sách có nội dung về sự hòa hợp con người với loài vật, cho phép độc giả nhớ lại sự hoang dã ly kỳ xung quanh cái nóng mùa hè và sự lãng mạn không thể kiềm chế của nơi hoang dã.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times