Báo cáo: Hoa Kỳ nên tăng cường mối liên kết với Tây Thái Bình Dương
Theo một báo cáo mới, Hoa Kỳ cần tăng cường mối bang giao với các Quốc gia Liên kết Tự do (FAS) – Palau, Quần đảo Marshall, và Micronesia — để hạn chế chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh ở khu vực Thái Bình Dương.
Viện Hòa bình Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh coi các quốc gia Thái Bình Dương là cơ hội “đầu tư ít mà hưởng lợi nhiều.”
Báo cáo cho biết: “Trung Quốc đã không tập trung vào FAS trong các nỗ lực xây dựng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương bằng mức độ mà họ đã tập trung vào các quốc gia Nam Thái Bình Dương, nhưng dù sao cũng đang sẵn sàng tận dụng bất kỳ sự xấu đi nào trong mối bang giao Mỹ-FAS.”
Viện cũng cho biết Bắc Kinh đang tìm cách khai triển lực lượng vượt ra ngoài “chuỗi đảo đầu tiên”, một loạt các đảo lớn bao gồm Nhật Bản, Đài Loan, và Philippines.
Viện cho biết: “Khi Bắc Kinh tìm cách phát triển một lực lượng hải quân viễn dương thực sự (một lực lượng có khả năng hoạt động trên toàn cầu), thì quyền ngăn chặn chiến lược của Hoa Kỳ trong các lãnh hải FAS và sự hiện diện ở hải ngoại của các cơ sở quốc phòng Hoa Kỳ trong và tiếp giáp với các vùng lãnh thổ FAS sẽ trở nên quan trọng hơn trong việc hạn chế lực lượng mở rộng của Trung Quốc và duy trì các hành lang hàng hải tự do và rộng mở ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.”
Báo cáo cũng lưu ý rằng FAS nhìn chung muốn tránh “ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc” trong khu vực, vốn làm ảnh hưởng đến các đối tác quốc tế truyền thống.
Ngược lại, các chính phủ của Quần đảo Solomon, Vanuatu, và Kiribati đã tăng cường bang giao với Bắc Kinh trong những tháng gần đây, đáng chú ý nhất là một hiệp ước an ninh được ký kết vào tháng Tư giữa Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare và ĐCSTQ.
Hiệp ước này sẽ cho phép các tàu hải quân, vũ khí, và binh sĩ Trung Quốc đóng quân trong khu vực, mở ra khả năng quân sự hóa tương tự như Biển Đông.
Tuy nhiên, các chính phủ trong FAS đã phải đối phó với các sự cố công khai về sự can thiệp của ngoại quốc có liên hệ với Bắc Kinh.
Vào đầu tháng Chín, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã truy tố hai công dân nhập tịch của Quần đảo Marshall vì điều hành một âm mưu rửa tiền và hối lộ trong nhiều năm — thông qua một tổ chức bất vụ lợi liên kết với Liên Hiệp Quốc — để hỗ trợ việc thành lập một quốc gia nhỏ trong đất nước Thái Bình Dương này.
Bắt đầu từ năm 2016, Cary Yan và Gina Zhou bị cáo buộc đã trả hàng chục ngàn dollar hối lộ cho các quan chức Quần đảo Marshall, bao gồm cả các thành viên thuộc cơ quan lập pháp của quốc gia Thái Bình Dương này, để đổi lầy việc ủng hộ cho một đạo luật được đề xướng nhằm tạo ra một khu vực bán tự trị trong quốc gia Thái Bình Dương này có tên là Đặc khu hành chính đảo san hô Rongelap.
Đặc khu hành chính này sẽ thay đổi đáng kể luật của Rongelap Atoll – vốn hợp nhất từ 61 hòn đảo nhỏ – được cho là thu hút đầu tư và du lịch thông qua các quy định về thuế và nhập cư thấp hơn.
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times