Báo cáo: Các tác nhân tôn giáo là chìa khóa kiến tạo hòa bình ở Ukraine và Nga
Báo cáo cho biết: “Bất chấp phải hoạt động bí mật, những tác nhân này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng những cầu nối và xoa dịu căng thẳng.”
Theo một báo cáo mới, các tác nhân tôn giáo có thể khuyến khích và định hình một cách căn bản các nỗ lực hòa bình giữa Ukraine và Nga nhưng đang các nhà hoạch định chính sách lại không để mắt tới.
Theo một báo cáo do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) công bố, mặc dù giới chiến lược của Mỹ và châu Âu tập trung mạnh mẽ vào các vấn đề không thuộc tôn giáo, nhưng tôn giáo lại đang trực tiếp cung cấp tin tức về các khía cạnh địa chính trị và quân sự của cuộc chiến ở Ukraine.
Báo cáo viết: “Cuộc xung đột ở Ukraine có nhiều lớp, và tôn giáo thâm nhập vào mọi cấp độ.”
“Nhìn chung, Hoa Kỳ và các đối tác quốc tế khác phải công nhận rằng các tổ chức và các viện tôn giáo rất có thể sẽ tiếp tục đóng một vai trò nổi bật trong các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, và nhân đạo của Ukraine.”
Tuy nhiên, báo cáo này cho thấy rằng “các quan điểm của giới thượng lưu” bao gồm quan điểm của “các nhà hoạch định chính sách chủ chốt của EU và Thụy Sĩ” đã “hạ thấp vai trò của tôn giáo và các tác nhân tôn giáo” đi rất nhiều trong các nỗ lực xây dựng hòa bình ở Ukraine.
Báo cáo cho biết, “Rõ ràng là các nhà hoạch định chính sách không xem xét các ảnh hưởng của tôn giáo hoặc dựa vào các tác nhân tôn giáo khi đưa ra các đánh giá thực tế.”
“Định kiến này có thể là một lỗ hổng lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Âu Châu khi giải quyết cuộc xung đột trên bình diện quốc tế.”
Tôn giáo là một ‘cuộc chiến tranh ủy nhiệm’ trong cuộc chiến này
Ông Andrii Kryshtal, một đồng tác giả của nghiên cứu, nói rằng các tác nhân tôn giáo ở Ukraine nổi tiếng vì đóng vai trò phản ứng hơn là ra lệnh trong việc xây dựng hòa bình.
Nói cách khác, các nhà lãnh đạo tôn giáo thường hành động mà “không có loạt hành động được xác định trước” để giải quyết các tình huống khi chúng phát sinh, trong khi các tác nhân quốc tế phản ứng chậm hơn với các tình huống mới nổi do họ tập trung vào việc đạt được các mục tiêu chiến lược đã định trước.
Ông Kryshtal, giám đốc dự án của Concilation Resources, một tổ chức xây dựng hòa bình, cho biết trong cuộc nói chuyện hôm 18/01 tại USIP: “Hoạt động xây dựng hòa bình tích cực chủ yếu dựa vào địa phương” với các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Ông Kryshtal lưu ý rằng Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine và Giáo hội Chính Thống Ukraine đều “vẫn có các giáo khu ở cả hai bên ranh giới của cuộc xung đột” và do đó họ có thể có động lực để giúp đỡ các nạn nhân của chiến tranh bất kể quốc tịch là gì.
Tuy nhiên, sự trải dài về mặt địa lý đó cũng tạo ra nhiều vấn đề khi các lực lượng chính trị ở Moscow và Kyiv đều đang tìm cách thu hút các nhà lãnh đạo tôn giáo phục vụ nhu cầu quyền lực mềm của nhà nước.
Ông Kryshtal nói: “Tôn giáo đã trở thành công cụ của các chủ thể chính trị khác nhau [sau ngày xâm lược].”
Vì vậy, các cuộc đối đầu đã xuất hiện giữa ba cộng đồng đức tin lớn nhất của Ukraine: Giáo hội Chính Thống Ukraine (UOC) của Tòa Thượng phụ Moscow, Giáo hội Chính Thống Ukraine, và Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine.
Bà Catherine Wanner, một giáo sư tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania, đã mô tả tình hình này là “một cuộc chiến ủy nhiệm trên một chiến trường tôn giáo tương tự cuộc chiến thực sự.”
Tuy nhiên, bà nói, nguồn lực của các nhà thờ trong việc đưa ra các nỗ lực xây dựng hòa bình vẫn còn rất lớn do hệ thống cấp bậc và các dịch vụ tiếp cận nhân đạo đã tồn tại từ trước của họ.
Bà Wanner nói: “Tôi không biết có nhiều văn phòng chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp những nguồn lực đó.”
Gia tăng chính trị hóa giữa các giáo hội
Báo cáo của USIP lưu ý rằng ngay cả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trước đây được xem là người không đặt nặng vấn đề tôn giáo, cũng đã bắt đầu sử dụng lối hùng biện ngày càng mang tính tôn giáo khi nói về cuộc xung đột.
Báo cáo cho biết: “Mặc dù ông Zelensky tỏ ra không mấy quan tâm đến việc thúc đẩy một câu chuyện chính trị mang nặng tính tôn giáo khi bắt đầu chính phủ của mình, nhưng những đề cập đến tôn giáo và việc bảo đảm ‘sự độc lập về tinh thần’ của Ukraine đã được đưa vào luận điệu của ông vào cuối năm 2022.”
Tương tự như vậy, ông Zelensky đang chịu áp lực ngày càng tăng từ chính phủ của ông về việc cấm UOC vì có mối quan hệ với Giáo hội Chính Thống Nga, một hành động mà ông cho rằng có thể cản trở khả năng của quốc gia này trong việc gia nhập Liên minh Âu Châu vì các vấn đề tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số hy vọng rằng các nhà lãnh đạo tôn giáo ở cấp địa phương có thể khuyến khích hòa bình và hàn gắn trong cộng đồng của họ.
Báo cáo này nói về các nỗ lực của giáo hội địa phương: “Bất chấp phải hoạt động bí mật, những tác nhân này đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng những cầu nối và xoa dịu căng thẳng.”
Thanh Nhã lược dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times