Bạn cần cải thiện trí tuệ cảm xúc của mình nếu thường xuyên nói bất kỳ nhóm từ nào trong bảy nhóm từ này
Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận thức và đánh giá chính xác cảm xúc của bản thân và của người khác. Những người có trí tuệ cảm xúc cao có khả năng nắm bắt và khơi gợi cảm xúc, hiểu được các tín hiệu phi ngôn ngữ và điều chỉnh cảm xúc của mình để xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn. Một nhà tâm lý học được đào tạo tại Harvard cho biết, bản thân đã tận mắt chứng kiến trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence, EI) là chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài trong nghề nghiệp và cá nhân.
Trí tuệ cảm xúc (EI) và chỉ số thông minh (IQ) là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng cũng như tiềm năng trưởng thành và phát triển của một cá nhân. Mặc dù ở một trình độ nhất định, chúng có liên quan với nhau, nhưng giữa chúng vẫn có sự khác biệt rõ ràng về ý nghĩa và phương thức đo lường.
Chỉ số thông minh của con người phần lớn là bẩm sinh, trong khi trí tuệ cảm xúc của con người có thể thay đổi rất nhiều thông qua trải nghiệm và rèn luyện (dù chủ động hay thụ động, cố ý hay vô ý), và hầu hết đều có được nhờ học tập.
Trí tuệ cảm xúc chủ yếu đo lường khả năng của một cá nhân trong việc quản lý cảm xúc, tự nhận thức, giao tiếp xã hội và thực hiện các mối quan hệ giữa các cá nhân. Trí tuệ cảm xúc bao gồm nhiều khía cạnh như tự nhận thức, tự điều chỉnh, nhận thức xã hội và quản lý mối quan hệ v.v. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường khá ổn định về mặt cảm xúc, có kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo tốt hơn, đồng thời giỏi lắng nghe, đồng cảm và giỏi giao tiếp trong các tương tác giữa các cá nhân. Họ có khả năng giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân và giải quyết vấn đề tốt hơn. Đồng thời, những người này cũng có nhiều khả năng thành công hơn trong vai trò lãnh đạo và làm việc nhóm.
Cô Cortney S. Warren là tiến sĩ, nhà tâm lý học đã được chứng nhận, tác giả của cuốn sách “Buông bỏ quá khứ của bạn.” Cô từng được đào tạo tại Đại học Harvard. Mới đây, Tiến sĩ Warren đã viết một bài nghiên cứu đăng trên trang web CNBC tóm tắt bảy câu mà người có IQ cao sẽ không hoặc rất ít khi nói.
Vậy làm thế nào để biết liệu bạn có cần rèn luyện những kỹ năng này hay không? Nếu bạn thường xuyên sử dụng bất kỳ nhóm từ nào trong bảy nhóm từ sau đây, trí tuệ cảm xúc của bạn có thể đang ở mức thấp và cần được cải thiện.
1. ‘Tôi không thay đổi. Đây chính là tôi’ (I’m not changing. This is who I am)
Trí tuệ cảm xúc là khả năng thay đổi thuận theo việc học hỏi và phát triển.
Những người có trí tuệ cảm xúc thấp có xu hướng cứng nhắc và sẽ chống lại những nỗ lực thay đổi hoặc phát triển. Việc có niềm tin mạnh mẽ là rất quan trọng, nhưng việc cởi mở với những khả năng mới cũng quan trọng không kém.
Cách nói chính xác nên là: “Tôi cần suy nghĩ nhiều hơn về những gì bạn đang nói. Tôi muốn cởi mở với những phản hồi được đưa ra cho tôi, ngay cả khi điều đó rất khó nghe.”
2. ‘Tôi không quan tâm bạn cảm thấy thế nào’ (I don’t care how you feel)
Sự coi thường trắng trợn cảm xúc của người khác là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc thấp.
Việc thiếu sự đồng cảm với người khác, đặc biệt là khi họ đang trải qua thời kỳ khó khăn, sẽ khiến việc phát triển các mối quan hệ hỗ trợ và cùng có lợi trở nên khó khăn.
Cách nói chính xác nên là: “Tôi rất tiếc về điều đó. Tôi có thể giúp gì cho bạn bây giờ không?”
3. ‘Tôi cảm thấy đây là lỗi của bạn’ (It’s your fault I’m feeling this way)
Những người có trí tuệ cảm xúc cao không đổ lỗi cho người ngoài về cảm xúc của bản thân. Họ hiểu rằng, cảm xúc của họ có liên quan đến cách họ nhìn nhận tình huống của mình trong nội tâm.
Cảm xúc của chúng ta không phải là trách nhiệm giải quyết của người khác. Đó là cơ hội để tìm hiểu về bản thân và đặt ra ranh giới.
Cách nói chính xác nên là: “Hiện tại tôi đang cảm thấy rất xúc động. Suy nghĩ của tôi về tình huống này là…”
4. ‘Bạn sai rồi’ (You’re just wrong)
Khi nhận được phản hồi, những người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ cố gắng tìm ra điểm khác biệt.
Thay vì rơi vào tình trạng cực đoan, họ tập trung nhiều hơn vào việc tìm hiểu trải nghiệm sống của người khác.
Cách nói chính xác nên là: “Ngay cả khi tôi nhìn vấn đề khác với bạn, tôi vẫn muốn nghe quan điểm của bạn. Bạn có thể giúp tôi hiểu tại sao bạn lại cảm thấy như vậy không?”
5. ‘Đừng điên nữa!’ (Stop being crazy!)
Có thể lắng nghe trải nghiệm của người khác mà không phản ứng thái quá, hoặc cho rằng đó là nhắm vào cá nhân là một dấu hiệu quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Phản ứng này có nghĩa là bạn có mức độ tự nhận thức và lòng tự tôn cao.
Cách nói chính xác nên là: “Tôi biết lúc này bạn đang thực sự bối rối. Mặc dù tôi biết bạn đang khó chịu với tôi, nhưng tôi nghĩ phản ứng của bạn có thể liên quan nhiều đến quá khứ của bạn hơn là những gì tôi đang làm bây giờ. Bạn có nghĩ như vậy không?”
6. ‘Tôi không thể tha thứ cho bạn’ (I can’t forgive you)
Những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Điều này khiến họ sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của người khác hơn so với một người thiếu cảm giác an toàn.
Cách nói chính xác nên là: “Thật khó để tôi tha thứ cho bạn lúc này. Nhưng tôi đang tích cực nỗ lực buông bỏ sự oán hận và tức giận này, vì tôi hy vọng chúng ta có thể khắc phục vấn đề này và tiến về phía trước.”
7. ‘Cảm xúc của bạn thật phi lý’ (Your feelings are irrational)
Những người có trí tuệ cảm xúc cao có thể xem xét cảm xúc của bản thân, nhảy thoát khỏi tự ngã để phân tích các khía cạnh hợp lý và phi lý trong suy nghĩ của họ.
Họ cũng rất giỏi trong việc thừa nhận cảm xúc của người khác, ngay cả khi họ không hiểu rõ người khác đang cảm thấy gì.