Bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’ đã truyền cảm hứng cho độc giả làm người tốt nhất có thể
Độc giả nói rằng bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại Sư Lý Hồng Chí, đã truyền cảm hứng cho họ suy ngẫm nhiều hơn về sinh mệnh và vũ trụ cũng như làm người tốt nhất [có thể]. Độc giả đã rút ra kết luận tương tự như thế này thông qua những con đường khác nhau gắn liền với hoàn cảnh riêng biệt của họ.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần có nguồn gốc từ nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa. Vào năm 1992, Đại Sư Lý đã phổ truyền môn này ra công chúng ở Trung Quốc. Ông đã viết trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, “Những điều tôi giảng đã minh [bạch] phi thường, kết hợp với khoa học hiện đại và nhân thể học hiện đại mà giảng, hơn nữa điều giảng có tầng rất cao”.
Ông Gerald Davis, một kỹ sư chế tạo đã về hưu bán thời gian, cho biết ông thấy ấn tượng sâu sắc với ý tưởng về phân tử trong bài viết của Đại Sư Lý: “Chúng ta không chỉ là một bộ các phân tử cấu thành nên chúng ta. Các phân tử đó được tạo ra và an bài vì chúng ta để chúng ta có thể lĩnh hội tạo hóa của Sáng Thế Chủ để Ngài có thể cảm nhận lương tri.”
Lớn lên ở thành phố Denver, tiểu bang Colorado, người đàn ông 72 tuổi này đã được tiếp xúc với các tôn giáo khác nhau khi cha mẹ dẫn ông tới thăm các ngôi chùa, nhà thờ, và giáo đường Do Thái.
Bài viết của Đại Sư Lý đã thôi thúc ông suy ngẫm nhiều hơn về tín ngưỡng và vũ trụ: “Vì sao tôi có thể thưởng ngoạn vũ trụ? Đó đúng là một kỳ tích.” Ông chia sẻ ông đã ngắm các vì sao vào đêm trước buổi phỏng vấn này. “Tôi không thể lý giải làm sao tôi có thể thấy những thứ này, thấy một chòm sao như một chòm sao và biết rằng nó thật sự không có ở đó; [mà] nó ở trong những không gian khác.”
“Tôi cảm thấy an tâm khi biết rằng có một mục đích mỹ hảo khi tới nơi này và cuối cùng chúng ta sẽ tới thiên đường,” ông chia sẻ với The Epoch Times. “Tất cả những gì tôi có thể làm là cố gắng hết sức. Lĩnh hội mọi thứ huy hoàng về thế giới này — mọi thứ đều lộng lẫy — và cố gắng khiến cho một góc nhỏ của tôi trong vũ trụ trở nên mỹ hảo nhất có thể. Nếu tôi thật sự là một bộ cảm biến cho Chúa theo cách nào đó, và nếu thông qua việc cảm nhận của tôi bằng cách nào đó có thể khiến Ngài hiểu rõ về tạo vật của mình, thì tôi muốn làm người cảm nhận tốt nhất mà tôi có thể. Còn nếu tôi là một công cụ [thực thi] hành động hay mong muốn của Ngài bằng cách nào đó, thì tôi muốn làm công cụ tốt nhất mà tôi có thể làm.”
“Đó là những gì từ bài viết đã đi vào lời bình của tôi,” ông nói thêm. “Và những điều tôi muốn làm với sự giúp đỡ của Đại Sư Lý thông qua The Epoch Times, với những tìm kiếm của riêng tôi, là thấu hiểu và làm một người tốt hơn. Đó là tất cả những điều tôi [nên làm].”
‘Một thông điệp nhất quán từ đầu đến cuối’
Bà Wilson, một cô giáo dạy toán ở trường trung học đã về hưu cho hay, bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” là “cực kỳ hấp dẫn.” Bà đã gọi tác giả, Đại Sư Lý là “một bậc thánh nhân” và, là “một trong số rất ít những bậc thánh nhân chân chính.”
“The Epoch Times thật may mắn khi được in [bài viết] này cho mọi người đọc,” bà nói thêm. Bà không muốn tiết lộ tên đầy đủ của mình. Trong suốt sự nghiệp của mình, bà đã dạy khoảng 5,000 sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm Nam Hàn, Đài Loan, và Trung Quốc đại lục.
“[Đại Sư Lý] đang nói những chân lý phổ quát — không phải trong một cuốn sách dày 400 trang; mà trên một tờ giấy hai mặt của một tờ báo — với văn phong súc tích nhất. Mỗi từ ngữ đều có ý nghĩa gì đó, và đó là một thông điệp nhất quán từ đầu đến cuối”, bà chia sẻ với The Epoch Times.
Bà đã đọc thấy một thông điệp như thế: “Chúa sẽ thành công. Nhân loại có một cơ hội trở về với Ngài, về với Sáng Thế Chủ, nếu họ lựa chọn thiện lương.”
Còn có một thông điệp khác dành cho bà đó là: “Tất cả những loạn tượng đang phơi bày ra hiện nay đã được chư Thần an bài như vậy. Mục đích là khảo nghiệm các sinh mệnh [để quyết định] xem họ có xứng đáng được cứu độ hay không. Tôi thật sự nghĩ vậy.”
“Tất cả chúng ta đều được khảo nghiệm: sự kiên nhẫn, tình yêu thương, hay chúng ta yêu thương bao nhiêu. Và tình yêu thương không có nghĩa là, ‘Bạn tốt với tôi. Vì vậy, tôi sẽ tốt [với bạn].’ Tôi tin rằng phải có một tấm lòng bao dung nhất định trong tất cả những giá trị đó bởi vì sẽ nó đưa chúng ta lên một tầng thứ khác cao hơn tầng thứ chỉ làm người tốt.”
Một điều khác trong bài viết đã thu hút bà Wilson đó là nhân loại tự nguyện bảo trì thiện lương và làm người tử tế sẽ có thể dẫn tới sự sắp đặt vị trí sinh mệnh của họ. Do đó, bà nói rằng những người đọc bài viết của Đại Sư Lý sẽ “suy nghĩ xem họ có thể cải thiện bản thân như thế nào, dù là việc nhỏ [cũng được]” vì những cải thiện nho nhỏ sẽ như những gợn sóng cộng hưởng thành trạng thái phúc lạc trong tinh thần.
‘Làm một người tốt nhất có thể’
Bà Camile Kluge, 59 tuổi, một kỹ sư cơ khí ở tiểu bang New Jersey, cho biết bà rất hiểu cuộc giao tranh giữa thiện và ác được miêu tả trong bài viết. Bà nói cuộc giao tranh này được nhắc tới trong những lời dạy của Pháp Luân Công cũng như trong hầu hết các truyền thống tín ngưỡng khác và điều này là có thật.
Là một Cơ Đốc nhân, bà đã xem việc các con của mình ở độ tuổi 20 vẫn đi nhà thờ và thực hành tín ngưỡng là một thành tựu lớn của bà.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times