Chủ tịch NGO: Sức ảnh hưởng của Pháp Luân Công đối với việc khôi phục đức tin
Bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Đại Sư Lý Hồng Chí, đã khiến ông Victor Jossop suy ngẫm về vai trò của Pháp Luân Công trong việc khôi phục đức tin tại Trung Quốc cộng sản.
“Trung Quốc cộng sản hồi năm 1992 là [xã hội] như thế nào? Một chế độ độc tài Mao theo chủ nghĩa Marx tàn nhẫn, đàn áp tín ngưỡng, phá bỏ các giá trị Nho Giáo truyền thống, vốn đặt định ra phần lớn [nền tảng] của xã hội Trung Quốc”, ông Jessop, nhà đồng sáng lập và chủ tịch của tổ chức phi chính phủ New America Initiative (NAI), chia sẻ với The Epoch Times.
Ông Jessop, cũng làm công việc cố vấn tài chính, nói thêm rằng: “Đó là cuộc chiến với truyền thống, với sự thiện lương, và đức hạnh.”
Ông Jessop nói, trong những hoàn cảnh như thế, Đại Sư Lý đã phổ truyền Pháp Luân Công ra công chúng. Môn tu luyện tâm linh này, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bắt nguồn từ những truyền thống Trung Hoa cổ xưa, bao gồm việc đề cao đạo đức — dẫn đến giác ngộ tâm linh — bằng cách tuân theo ba nguyên lý cốt lõi: chân, thiện, và nhẫn.
Ngay khi được phổ truyền ở Trung Quốc, Pháp Luân Công đã nhanh chóng được công chúng biết đến trong những năm 1990, với ước tính số lượng người theo học là khoảng 70 triệu đến 100 triệu người, minh chứng cho một sự hồi sinh của giá trị đạo đức và các tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa.
“Lịch sử đã cho thấy rằng khi thời điểm chín muồi, có lẽ là khi các hoàn cảnh [xã hội] trở nên nghiêm trọng nhất, thì lịch sử sẽ sản sinh ra những cá nhân, những biến động … để ứng phó với một giai đoạn nhất định vào đúng thời điểm và bối cảnh,” ông bổ sung.
“Trong bối cảnh lịch sử đó, có một thời điểm. Và người đặc biệt đó [Đại Sư Lý], theo ngôn ngữ Do Thái-Cơ Đốc Giáo, chúng ta có thể nói rằng ông ấy là một nhà tiên tri,” ông Jessop cho hay.
Là một người phương Tây và lớn lên trong truyền thống Cơ Đốc Giáo, ông Jessop nói rằng tuy không phải tất cả các yếu tố trong vũ trụ quan của Pháp Luân Công đều tương đồng với [cách nghĩ của] ông, nhưng ông tin rằng môn tu luyện này nên được đánh giá bằng [những] tác động của nó tới mọi người.
“Có một đoạn trong Kinh Thánh viết rằng, ‘cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai,’ ông cho hay. “Điểm mấu chốt của tôi … là … bạn đã trở thành một người như thế nào … sau thông điệp này? Thông điệp đó đã tác động như thế nào đến nhân cách của bạn?
“Mỗi một học viên Pháp Luân Công, mà tôi đã có vinh dự được gặp … ở mọi nơi … đều là những người tốt … họ rất thành tín, họ rất có dũng khí”, ông nói thêm. “Tôi thấy những đức hạnh mà họ gìn giữ là những đức hạnh phổ quát.”
Gánh chịu đau khổ vì những điều tốt đẹp
Trước sự phổ biến của Pháp Luân Công, chế độ cộng sản Trung Quốc, vì lo sợ số lượng học viên đó sẽ đặt ra một mối đe dọa đến sự cai trị độc tài của Đảng, đã bắt đầu một chiến dịch quy mô lớn vào ngày 20/07/1999, nhằm xóa bỏ môn tu luyện này, một chiến dịch vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
Kể từ đó, hàng triệu [học viên] đã bị giam trong các nhà tù, trại lao động, và những cơ sở khác, với hàng trăm ngàn học viên bị tra tấn trong khi bị giam giữ, theo dữ liệu của Trung Tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Ông Jessop bày tỏ sự ngưỡng mộ tới những học viên Pháp Luân Công, những người đã đang phải đối mặt với sự đối xử tàn bạo bởi bàn tay của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Dũng khí và sự hy sinh mà những người đàn ông và phụ nữ này và gia đình của họ ở Trung Quốc đã đang phải chịu đựng. Ý tôi là, chẳng phải đó là sự hy sinh mà Kinh Thánh nói đến sao?” ông nói.
“Một trong những tiêu chí tôi dùng để xác định xem Chúa ở đâu là: Chúa ở nơi mà con người đang chịu đau khổ, vì những điều tốt đẹp, cho dù họ là ai,” ông nói thêm.
Việt Hà biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times