BÀI VIẾT CHUYÊN SÂU: Ngân sách Quốc phòng 886 tỷ USD – Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện tranh luận về các sửa đổi ‘chiến tranh văn hóa’
Đối với những ai đắm chìm trong các quy tắc vững chắc của thủ tục lập pháp, những người ưa thích các mưu đồ quốc hội, trò chơi quyền lực, và thay đổi liên minh, vốn đều đang bận rộn với ngân sách quốc phòng đang bắt buộc phải thông qua của quốc gia, thì Hạ viện Hoa Kỳ đang chuẩn bị một bộ phim mùa hè ly kỳ do Đảng Cộng Hòa sản xuất.
Còn đối với những người khác, hãy chuẩn bị cho một chuỗi tranh luận gay gắt tại Quốc hội liên quan đến hàng chục — có lẽ hàng trăm — các sửa đổi đầy tranh cãi về “chiến tranh văn hóa” gắn liền với đề xướng ngân sách quốc phòng trị giá 886.3 tỷ USD cho Năm Tài khóa 2024 trong các cuộc tranh luận tại Hạ viện có thể sẽ diễn ra gay gắt cho đến kỳ nghỉ tháng Tám.
Sáng hôm thứ Tư (12/07), trong một cuộc bỏ phiếu theo đảng phái với tỷ lệ 9 phiếu thuận – 4 phiếu chống, Ủy ban Quy tắc Hạ viện đã đồng ý gửi 290 đề xướng sửa đổi ngân sách quốc phòng, được đề cập ở đây là Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), tới Hạ viện để thông qua.
Lãnh đạo Đa số Hạ viện Steve Scalise (Cộng Hòa-Louisiana) nói với các phóng viên hôm 12/07 rằng những sửa đổi đó sẽ được đưa ra thảo luận bắt đầu từ tối hôm 13/07.
290 thay đổi NDAA được đề xướng này có thể chỉ là đợt đầu tiên được Ủy ban Quy tắc Hạ viện thông qua. 1,502 sửa đổi tiềm năng đã được trình bày khi ủy ban này triệu tập phiên điều trần bắt đầu vào buổi trưa hôm 11/07, bị hoãn lại trong sáu giờ và kết thúc sau nửa đêm trước khi tất cả các đề xướng đã được xem xét.
Dân biểu Tom Cole (Cộng Hòa-Oklahoma), Chủ tịch Ủy ban Quy tắc Hạ viện, nói với các phóng viên rằng ủy ban của ông sẽ kết thúc các phiên điều trần về sửa đổi NDAA trong tuần này, nhưng không thể nói liệu họ có triệu tập sau ngày 12/07 hay không.
“Chúng tôi vẫn chưa hoàn thành việc này, vì vậy tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi hoàn thành mới thôi,” ông nói.
Đoàn tàu tốc hành NDAA Express trật đường ray
Các Ủy ban Quân vụ của cả Hạ viện và Thượng viện gần như đồng thuận thông qua dự luật NDAA được đề xướng này, được đệ trình dưới dạng Dự luật Hạ viện 2670, tại ủy ban Hạ viện với tỷ lệ 58 phiếu thuận – 1 phiếu chống hôm 21-22/06 và tại ủy ban Thượng viện với tỷ lệ 24 phiếu thuận – 1 phiếu chống hôm 23/06.
Mặc dù cả hai kế hoạch chi tiêu quốc phòng đều đạt mức cao nhất là 886.3 tỷ USD mà chính phủ Biden yêu cầu hồi tháng Ba, nhưng có một số khác biệt giữa ngân sách quốc phòng do Hạ viện và Thượng viện đề xướng.
Chẳng hạn như, NDAA do Thượng viện đề xướng — Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã công bố toàn văn kế hoạch của mình hôm 12/07 để tranh luận tại Thượng viện vào tuần tới — không bao gồm gần hai chục sửa đổi được đề xướng trong NDAA của Hạ viện nhắm vào Thuyết Chủng tộc Trọng yếu (CRT); đa dạng, công bằng, hòa nhập (DEI); ghi điểm tài chính về môi trường, xã hội, và quản trị (ESG); tuyển binh là người chuyển giới và đồng tính; các buổi trình diễn diễn viên giả trang nữ tại các cơ sở quân sự; và, trong số các chính sách “thức tỉnh” khác trong mạng lưới rộng lớn của nhóm Freedom Caucus của Đảng Cộng Hòa, các quy định về khí nhà kính.
Ủy ban Hạ viện đã thông qua 11 sửa đổi liên quan đến CRT, DEI, và ESG, bao gồm một điều khoản cung cấp cho các bậc cha mẹ có con đang tại ngũ ở các trường thuộc Bộ Quốc phòng (DOD) một “Dự luật về Quyền của Cha Mẹ,” trong số 50 điều mà ủy ban đã phê chuẩn; hơn 1,000 sửa đổi đã được ủy ban này xem xét.
Ngoài ra, ủy ban Hạ viện đã thông qua bảy sửa đổi nhằm khắc phục “những thiệt hại” đã gây ra cho những người bị buộc rời quân ngũ vì từ chối chích ngừa; tăng cường hơn nữa quyền từ chối của quân nhân; và cấm Bộ Quốc phòng tài trợ cho nghiên cứu “tăng chức năng” đối với virus và vi khuẩn.
Thủ tục tiếp theo của NDAA trước khi trình bày tại Quốc hội là Ủy ban Quy tắc của Hạ viện, nơi từ ngữ được sắp xếp gọn gàng, và các sửa đổi — hiện có thể được tất cả các nhà lập pháp đệ trình, chứ không chỉ các thành viên ủy ban — được xem xét kỹ lưỡng.
Giữa việc thông qua với tỷ lệ bỏ phiếu 58 phiếu thuận – 1 phiếu chống hôm 22/06 của Ủy ban Quân Vụ Hạ viện và phiên điều trần hôm 11/07 trước Ủy ban Quy tắc, hơn 1,500 sửa đổi bổ sung đối với NDAA đã được đệ trình, tạo tiền đề cho một cuộc giằng co lập pháp giữa Hội nghị Đảng Cộng Hòa Hạ viện và 40 thành viên trong nhóm Freedom Caucus của một viện mà Đảng Cộng Hòa chỉ kiểm soát bốn ghế.
Vậy chuyện gì đang diễn ra
Danh sách đầu tiên của 290 sửa đổi NDAA được trình bày tại Hạ viện không nằm trong số những sửa đổi gây tranh cãi nhiều nhất trước Ủy ban Quy tắc Hạ viện. Những sửa đổi này bao gồm tăng cường phân bổ ngân sách cho đảo Guam, giải mật một số tài liệu về UFO, chăm sóc cựu chiến binh, cơ sở hạ tầng cơ sở, và phân bổ ngân sách quốc phòng để ngăn chặn dòng chảy fentanyl qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico.
Được thông qua nhưng không chính thức được ban hành với loạt sửa đổi đầu tiên này là các đề xướng bãi bỏ chính sách phá thai của Ngũ Giác Đài; tiếp tục xóa bỏ CRT, DEI, ESG, và các chính sách “thức tỉnh” khác; chấm dứt việc xét nghiệm cần sa cho các tân binh; rút khỏi NATO; chấm dứt trợ giúp quân sự/tài chính dành cho Ukraine; và ngăn chính phủ TT Biden gửi bom chùm đến Ukraine.
“Các chương trình ‘thức tỉnh’ … xâm nhập vào quân đội của chúng ta sẽ phải bị gỡ bỏ,” Dân biểu Mark Alford (Cộng Hòa-Missouri) nói với các phóng viên. “Chúng tôi sẽ loại bỏ rất nhiều chương trình như thế này. Chúng tôi đang cấm giảng dạy thuyết chủng tộc trọng yếu. Chúng tôi đang cấm các buổi trình diễn giả trang nữ (drag queen) tại các căn cứ quân sự. Chúng tôi cũng đang thiết lập ‘Dự luật về Quyền của Cha Mẹ’ để các bậc cha mẹ có thể xem xét các tài liệu được giảng dạy trong các trường học của Bộ Quốc phòng, và chúng tôi đang rộng mở con đường trở lại dành cho những người đã rời quân ngũ vì đã không tuân thủ lệnh bắt buộc chích vaccine COVID.
Dân biểu Elise Stefanik (Cộng hòa-New York), người bảo trợ cho sửa đổi ‘Dự luật về Quyền của Cha Mẹ’ của DOD cho biết, NDAA do Hạ viện đệ trình “ra đời sau khi các chính sách khuynh tả thức tỉnh thảm hại mà các thành viên Đảng Dân Chủ khuynh tả đã áp đặt một cách sai trái lên Bộ Quốc phòng cũng như những quân nhân tại ngũ của chúng ta.”
“Có nhiều điều khoản mà tôi đã ủng hộ và dẫn đầu — dù là tăng cường khả năng phòng thủ hỏa tiễn hay thông qua ‘Dự luật về Quyền của Cha Mẹ’ dành cho các thành viên tại ngũ của lưỡng đảng đối với các trường học của Bộ Quốc phòng — đều được đưa vào dự luật này,” bà cho hay. “Tôi tự hào vì luôn mang lại kết quả này cho những gia đình chăm chỉ, đặc biệt là cho các gia đình quân nhân trong địa hạt của tôi.”
Một số lo ngại cho rằng việc tập trung vào các vấn đề xã hội nóng bỏng có tính gây chia rẽ, có thể phá hỏng việc thông qua ngân sách quốc phòng thường niên trước khi năm tài khóa bắt đầu vào ngày 01/10 tới đây. NDAA là một trong số ít các dự luật phân bổ ngân sách được thông qua thường xuyên hàng năm và gần như được đồng thuận hoàn toàn.
Dân biểu Nancy Mace (Cộng Hòa-South Carolina) nói với các phóng viên rằng bà e ngại những người theo phái bảo tồn truyền thống tại Hạ viện đang chèn quá nhiều điều khoản bổ sung gây tranh cãi vào ngân sách quốc phòng, nhằm đạt được tất cả các phiếu bầu của Đảng Cộng Hòa mà họ cần để thông qua nghị trình của mình — dù sao thì điều này chắc chắn sẽ bị Thượng viện do Đảng Dân Chủ lãnh đạo phá vỡ.
“Thật là mỉa mai vì trong số quý vị có những người không mong muốn ‘các dự luật cây thông Noel’ nhưng lại ủng hộ ‘các dự luật cây thông Noel’,” bà nói, đề cập đến một dự luật có đính kèm nhiều sửa đổi bổ sung.
NDAA do Hạ viện đề xướng là “một dự luật tốt,” bà Mace nói. “Đạo luật này trợ giúp rất nhiều cho quân đội, vấn đề nhà ở, hay lực lượng quốc phòng của chúng ta. Đạo luật này chắc chắn giúp chúng ta gia tăng sức mạnh để chống lại Trung Quốc theo cách đó. Tôi hy vọng rằng các đồng sự của tôi ở cả hai đảng sẽ ủng hộ đạo luật này. Đạo luật này đã nhận được sự ủng hộ áp đảo của lưỡng đảng khi được Ủy ban Quân vụ Hạ viện đệ trình và tôi hy vọng chúng ta có thể làm điều tương tự tại Hạ viện.”
Ba nhóm sửa đổi trọng yếu
— Nạn phá thai
Thông qua Ủy ban Quy tắc Hạ viện sau khi đã không nỗ lực thực hiện trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện, những người theo phái bảo tồn truyền thống dùng các sửa đổi để tìm cách chấm dứt một chính sách theo sau phán quyết Roe [kiện Wade] của DOD vốn chi trả chi phí cho các quân nhân tại ngũ và người phụ thuộc của họ khi đi ra ngoài tiểu bang để phá thai nếu việc phá thai bị cấm hoặc hạn chế ở tiểu bang của họ.
Trong số các sửa đổi liên quan đến phá thai có một đề xướng của Dân biểu Ronny Jackson (Cộng Hòa-Texas) với hơn 60 người đồng ủng hộ việc cấm DOD “thanh toán hoặc hoàn trả các chi phí liên quan đến dịch vụ phá thai.”
Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida), người đã đệ trình “sáu nhóm sửa đổi,” đã đề xướng một quy định cấm quân nhân từ chối đóng quân tại một tiểu bang có các đạo luật mà họ không chấp nhận.
“Tôi biết đó là một [vấn đề] nhạy cảm và tôi biết mọi người có quan điểm rất khác biệt về việc phá thai,” ông nói nhưng lưu ý rằng ngày càng có nhiều báo cáo về việc các quân nhân nói rằng “rằng họ sẽ không đến một địa điểm cụ thể nào có nhiệm vụ quân sự vì họ không thích chính sách phá thai của tiểu bang đó.”
Ông Gaetz cho biết những sở thích này thậm chí còn ảnh hưởng đến quyết định trì hoãn trụ sở chỉ huy của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ từ Colorado đến Alabama.
“Bất kể mọi người cảm thấy thế nào về việc phá thai, và tôi nghĩ rằng những người có lý do hợp lý để có thể không đồng tình về chủ đề này, tôi không cho rằng chúng ta nên nói rằng các nhiệm vụ cụ thể ở các tiểu bang đỏ không nên được hoàn thành với các doanh trại và nhân sự dựa trên chính sách phá thai,” ông nói.
“Chúng ta nên tách biệt những vấn đề đó, tuy nhiên, thật không may, giờ đây các vấn đề này lại đang được hợp nhất. Tôi chỉ không nghĩ rằng phá thai nên là một yếu tố trong các quyết định cơ bản.”
Các thành viên Đảng Dân Chủ cũng đã đệ trình các sửa đổi nhằm củng cố chính sách của Bộ Quốc phòng, gồm một đề xướng của Dân biểu Mikie Sherrill (Dân Chủ-New Jersey), một cựu chiến binh Hải quân, sẽ hệ thống hóa chính sách nghỉ phép trong luật và ngăn cấm “hành động bất lợi đối với việc yêu cầu hoặc nghỉ phép có liên quan đến chăm sóc phá thai.”
— Nghị quyết về bom chùm
Một dự luật do các Dân biểu Jim McGovern (Dân Chủ-Massachusetts) và Sara Jacobs (Dân Chủ-California) đồng đệ trình sẽ ngăn chặn chính phủ ông Biden chuyển bom chùm sang Ukraine.
Đề xướng này ngày càng có nhiều người ở lưỡng đảng ủng hộ, trong đó có ông Gaetz. Ông đã ca ngợi sửa đổi này trước Ủy ban Quy tắc và ủng hộ lời kêu gọi của ông McGovern về “một văn bản pháp lý độc lập về vấn đề này” sẽ được tranh luận tại Hạ viện và Thượng viện.
“Những thứ này [bom chùm] rơi xuống và quý vị sẽ có những đứa trẻ bị mất tứ chi và không còn cha mẹ trên này đời nữa vì quyết định này, và thực tế là một quốc gia sẵn sàng sử dụng loại đạn này trong ranh giới của chính họ không tha thứ cho chúng ta về trách nhiệm đã đưa loại đạn này đến đó,” ông nói.
“Có những lý do thực tế khiến những vũ khí này bị cấm ở hơn 100 quốc gia,” ông McGovern đồng tình. “Tôi muốn ủng hộ hết mức có thể để giúp người Ukraine đẩy lùi người Nga, nhưng thật đáng buồn — và thật tệ — nếu chúng ta tiếp tục với điều này, Hoa Kỳ sẽ cùng với Nga và Syria trở thành những quốc gia bất hảo sử dụng những vũ khí bị cấm này.”
Ông McGovern cho biết Dân biểu Mike Rogers (Cộng Hòa-Alabama), Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, và thành viên cao cấp, tức là lãnh đạo Đảng Dân Chủ, Dân biểu Adam Smith (Dân Chủ-Washington) đều nói với ông rằng sửa đổi này đáng được thảo luận trên sàn.
“Vì vậy, rất đáng hy vọng,” ông nói, “chúng ta sẽ có một cơ hội tranh luận và bỏ phiếu.”
— Vấn đề Ukraine
Kỳ thực, có thể có vài chục sửa đổi liên quan đến sự trợ giúp của Hoa Kỳ dành cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga cuối cùng đã được thông qua tại Hạ viện.
Bản thân Dân biểu Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Georgia) đã đệ trình sáu sửa đổi được trình bày trước Ủy ban Quy tắc một cách nhanh chóng.
“Quyết định của Tổng thống Biden cấp vũ khí và viện trợ hàng tỷ dollar cho Ukraine đã đưa Hoa Kỳ vào một cuộc chiến tranh ủy nhiệm với Nga mà chúng ta không đủ khả năng chi trả và gây nguy hiểm cho mọi nỗ lực hòa bình, đồng thời tài trợ cho một cuộc chiến tranh bất tận ở hải ngoại,” bà nói. “Hoa Kỳ nên tìm kiếm một kết thúc hòa bình cho cuộc xung đột này. Điều đó sẽ cứu được nhiều sinh mạng.”
Bà vẫy một ảnh chụp màn hình tuyên bố sứ mệnh của DOD.
“Tuyên bố viết, ‘Chúng tôi là lực lượng bảo vệ của quý vị … Nhiệm vụ của chúng tôi là cung cấp lực lượng quân sự cần thiết để ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm an ninh quốc gia của chúng ta,’” bà nói. “Đó là hai điều, đó là nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng — ngăn chặn chiến tranh và bảo đảm an ninh quốc gia của chúng ta.”
“Việc tài trợ cho một cuộc chiến ở Ukraine,” bà nói tiếp, “không phải ai trong số đó và đây là lý do tại sao không nên tài trợ cho một cuộc chiến ở Ukraine. Điều đó không đáp ứng được nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng.”
Các sửa đổi được bà Greene đề xướng tìm cách loại bỏ khoản phân bổ NDAA trị giá 300 triệu USD cho Ukraine, cấm gửi bất kỳ hình thức trợ giúp nào cho Ukraine cho đến khi “tổng thống xác nhận với Quốc hội rằng đã đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến,” và bãi bỏ tài trợ cho một chấn thương đầu được đề xướng là ‘trung tâm xuất sắc’ ở Ukraine.
“Mặc dù tôi rất đồng cảm với những người từng bị chấn thương sọ não và cắt cụt chi, nhưng chúng ta có những cựu chiến binh Mỹ cũng từng bị chấn thương sọ não và cắt cụt chi. Chúng ta không nên dành thời gian và nguồn lực và đặt người dân Ukraine lên trên công dân Mỹ và cựu chiến binh Mỹ. Chúng ta chỉ nên giúp đỡ công dân Mỹ của chúng ta trước.”
Bà Greene cũng đệ trình các sửa đổi cấm Hoa Kỳ cung cấp chiến đấu cơ F-16 và hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine. “Cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Ukraine sẽ càng đẩy Hoa Kỳ vào cuộc chiến với Nga. Vũ khí của Hoa Kỳ được bắn vào lãnh thổ Nga là một thảm họa chưa từng có sẽ đẩy Hoa Kỳ vào Đệ tam Thế chiến và đầy thảm khốc đối với đất nước chúng ta,” bà nói.
Bà cho rằng Quốc hội có thể xem xét tài trợ cho Ukraine trong một dự luật bổ sung, nhưng không nên chi trả cho quốc phòng của Ukraine như thể đó là “tiểu bang thứ 51” trong ngân sách quốc phòng của quốc gia.
Ông Gaetz đã đệ trình hai bản sửa đổi sẽ trao khoản phân bổ NDAA trị giá 300 triệu USD cho Ukraine “phẩm giá của lá phiếu của chính họ” như một vấn đề riêng biệt với ngân sách quốc phòng của quốc gia, mà “không cần phải mang tài trợ cho Ukraine như một mỏ neo.”
Lưu ý rằng ngay cả các tướng thanh tra của Bộ Quốc phòng cũng không thể xác định chắc chắn liệu việc tài trợ cho Ukraine theo NDAA và các chương trình khác có tuân thủ luật liên bang hay không, ông cho biết sửa đổi khác liên quan đến Ukraine của ông yêu cầu “chứng nhận của Bộ trưởng Quốc phòng rằng chúng tôi đang tuân theo luật của chính mình khi cơ quan này giám sát đến cuối cùng đối với thiết bị này. Chúng tôi biết chúng tôi đã không làm đúng trong suốt thời gian qua. Tôi nghĩ rằng ít nhất chúng ta nên chứng nhận rằng chúng ta đang tuân thủ luật pháp khi chúng ta đưa vũ khí chiến tranh vào một khu vực đầy sát thương.”
Bản sửa đổi của Dân biểu Chip Roy (Cộng Hòa-Texas) sẽ thành lập một Tổng thanh tra Đặc biệt cho Văn phòng Trợ giúp Ukraine để giám sát sự viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine với các báo cáo hàng quý được đệ trình lên Quốc hội.
Phần bổ sung NDAA do Dân biểu Warren Davidson (Cộng Hòa-Ohio) đề xướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và chính phủ ông Biden trình bày trước Quốc hội một tuyên bố sứ mệnh rõ ràng về những gì Hoa Kỳ đang cố gắng đạt được ở Ukraine — và khi nào Hoa Kỳ sẽ biết mình đã đạt được điều đó.
“Tôi rất khó hiểu làm thế nào mà mọi người lại bỏ phiếu chỉ vì một xu [cho Ukraine]. Tôi đã bình chọn ‘không’ cho tất cả. Tôi không biết làm thế nào quý vị có thể phân bổ bất kỳ nguồn lực nào mà không biết nhiệm vụ là gì,” ông nói.
Ông Davidson cho biết nhiệm vụ này sẽ xác định các nguồn lực cần thiết. “Nguồn lực để thay đổi chế độ ở Nga, bao gồm tội ác chiến tranh, tòa án dành cho Vladimir Putin, hoàn toàn khác với mức độ nguồn lực để bảo đảm rằng chiến tranh không lan sang một quốc gia thành viên NATO,” ông nói.
Nhóm biên dịch tin tức Anh ngữ Epoch Times Tiếng Việt
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times